Con người trong luân hồi đời đời kiếp kiếp, có lẽ đã từng làm chuyện xấu, kết ác duyên. Đời này gặp chuyện không vui, có ai đối xử tệ bạc với mình, mọi thống khổ đều gây ra bởi ác duyên đã kết từ quá khứ. Lấy đức báo oán, thiện hóa người khác, đây chính là tấm lòng bác đại không sợ hãi không tư lợi của người quân tử.

Phật gia có kể một câu chuyện như sau:

Một tiểu hòa thượng bất chấp mưa gió đến một gia đình giàu có để hóa duyên, và còn xin ở nhờ một đêm. Gia chủ không cho hòa thượng kia ở nhờ, thế là tiểu hòa thượng bèn ở dưới mái hiên của gia đình kia, nhẫn chịu đói chịu rét một đêm.

(Ảnh: Internet)
Vị tiểu hoà thường đứng dưới mưa cả đêm. (Ảnh: Internet)

Sáng sớm quản gia mở cửa, thấy một tiểu hòa thượng bị ướt mèm lạnh run cả lên, tiểu hòa thượng hỏi danh tính của gia chủ rồi đi.

Nhiều năm sau, tiểu hòa thượng trở thành trụ trì của ngôi chùa, tiểu thiếp của gia đình này đến chùa để tế bái. Vừa vào lễ đường, thì giật mình thấy trên cột nhà có tên của gia chủ nhà mình, cũng thấy rất hiếu kỳ, thế là hỏi một vị hòa thượng nguyên do. Hòa thượng nói: “Trụ trì chùa chúng tôi vì gia chủ của thí chủ đã từng không chịu bố thí tăng nhân, nên mới ghi lại tên”.

Tiểu thiếp phẫn nộ: “Trụ trì của các vị sao lại dám nhỏ mọn thế chứ”.

Hòa thượng nói: “Không hẳn, trụ trì của chúng tôi cho rằng không cho tăng nhân đồ ăn, thì ắt là có ác duyên đời trước chưa hết, nên ghi lại tên, để ngày ngày niệm Phật tụng kinh, cầu khẩn cho gia đình nhà thí chủ được cả nhà bình an cát tường, để hóa giải ác duyên”.

(Ảnh: Internet)
Từ đó vị tiểu hoà thượng vẫn luôn âm thầm niệm Phật tụng kinh để hoá giải ác duyên cho gia chủ, cho đến khi trở thành chủ trì. (Ảnh: Internet)

Nghe xong, người tiểu thiếp kia cảm động khôn nguôi, thế là gấp rút về nhà báo lại cho chủ nhân. Vị chủ nhân kia nghe xong thì rất hối hận, tự thân đến chùa cầu xin được dâng hương đáp tạ trụ trì, và còn đồng ý lo liệu tất cả hương hỏa cho chùa, đồ ăn cho chúng tăng thì gia đình ông cũng bao hết.

***

Trong lịch sử, Tử Cống từng hỏi Khổng Tử: “Có chữ nào có thể làm nguyên tắc theo ta suốt cuộc đời không?” Khổng Tử nói: “Thế thì đại khái là chứ ‘thứ’ (tha thứ)”, ý tức là khoan dung, cổ nhân chú trọng tu thân, lúc nào cũng phải chú ý xem xét bản thân mình, hơn nữa có thể dùng tâm khoan dung, bao dung người khác, không chỉ là đức của bản thân có thể gia tăng, mà còn có thể cảm hóa thiện hóa người khác.

(Ảnh: Internet)
Tử Cống hỏi Khổng tử và nhận lại được 2 chữ “tha thứ”. (Ảnh: Internet)

Nhan Hồi cũng từng nói một câu tương tự: “Người thiện với ta, ta cũng thiện, người không thiện với ta, ta cũng thiện”.

Ngày nay, một người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp chia sẻ rằng: “Bất hạnh và thống khổ dạy chúng ta quên đi thù hận, dạy chúng ta ôm giữ một tấm lòng biết ơn, dùng thiện đối đã người khác nhiều hơn, biết ơn đối với người gây hại cho chúng ta. Nhất là khi bị ủy khuất, oán hận, thậm chí đánh mắng, thì học cách bình tĩnh tỉnh táo, khoan dung, không oán không hận, trong khi khổ như bị xẻo tim khoan xương mà vứt bỏ nhân tâm. Là họ đã giúp chúng ta trở nên thành thục hơn, từng trải hơn và rộng lượng hơn”.

(Ảnh: Falun Art)
Bất hạnh và thống khổ dạy chúng ta đi thù hận mà lấy ‘thiện đãi người’. (Ảnh: Falun Art)

Đúng là thiện có thể hóa giải ác duyên, oan oan tương báo biết đến bao giờ?

Mã Lương biên soạn từ Minh Huệ Net

Xem thêm: