Giáng Long Thập Bát Chưởng, Độc Cô Cửu Kiếm, Đả Cẩu Bổng Pháp… là những bộ môn võ học mà không phải cao thủ nào cũng muốn đối mặt.

Tiếp theo phần 1

7. Đả Cẩu Bổng Pháp

Đả cầu bổng pháp là một trong những tuyệt chiêu trấn phái của Cái Bang (dùng côn). Song hành cùng đó là “Hàng long thập bát chưởng”. Đả cẩu bổng pháp là bộ bổng pháp (côn, gậy) chỉ có bang chủ đời trước đích thân truyền thụ cho bang chủ đời sau, là một loại Côn pháp chí cao. Từ lâu côn pháp này đã nổi danh nhưng song đến đời Hồng Thất Công, bang chủ thứ 18 của Cái Bang, thì mới thật sự uy trấn giang hồ.

(Ảnh: Internet)
Hồng Thất Công là bang chủ thứ 18 của Cái Bang. Ông có võ công rất cao siêu, tại Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất, ông là một trong “Thiên hạ ngũ tuyệt”, xưng tụng là “Bắc Cái”. 2 môn võ nổi tiếng của Hồng Thất Công là Giáng Long thập bát chưởng và Đả Cẩu Bổng Pháp. (Ảnh: Internet)

Và đến đời Hoàng Dung – con gái của Đông Tà Hoàng Dược Sư thì được biết đến rộng rãi. Bộ chưởng pháp này dùng nhu thắng cương bao đời, nên Bang chủ Cái Bang nhờ nó mà nổi danh giang hồ những cao thủ về bộ Côn pháp này có thể kể đến như: Hồng Thất Công, Hoàng Dung, Tống Nguyên Ân (trưởng lão đời thứ 12 của Cái Bang)…

(Ảnh: Internet)
Đả cầu bổng pháp là một trong những tuyệt chiêu trấn phái của Cái Bang. Tống Nguyên Ân – Trưởng lão đời thứ 12 của Cái Bang đang cầm trên tay đả cẩu bổng. (Ảnh: Internet)

Đả Cẩu Bổng Pháp có tổng cộng 36 chiêu, mỗi chiêu có nhiều thức biến hóa khác nhau tạo thành vô số chiêu thức tinh diệu.

(Ảnh: Internet)
Hoàng Dung là con gái duy nhất của đảo chủ đảo Đào Hoa, Đông Tà Hoàng Dược Sư và Phùng Hằng. Môn võ công nổi tiếng của nàng là Đả cẩu bổng pháp. (Ảnh: Internet)

Đả Cẩu Bổng Pháp được thi triển theo đường lối “Tứ lạng bạt thiên cân” (Bốn lạng bạt ngàn cân), võ công được áp dụng theo 8 chữ khẩu quyết: buộc, đập, trói, đâm, khều, dẫn, khoá, xoay.

8. Độc Cô Cửu Kiếm

Độc cô cửu kiếm được coi là triết lý đặc sắc của Đạo gia đề cao việc sử dụng kiếm thuật một cách linh hoạt theo phương châm “dĩ vô chiêu thắng hữu chiêu” (không có chiêu số mà thắng chiêu số). Độc cô cửu kiếm được tạo ra bởi Độc cô cầu bại, nhân vật chưa bao giờ xuất hiện thật sự trong các tiểu thuyết của Kim Dung, mà chỉ xuất hiện qua các huyền thoại bởi lời kể của các nhân vật khác về một cao thủ có võ công đạt mức lư hỏa thuần thanh, đặc biệt là trình độ kiếm thuật cao siêu không ai địch nổi.

(Ảnh: Internet)
Độc Cô Cửu Kiếm là một bí kíp kiếm thuật tối thượng xuất hiện trong bộ Tiếu ngạo giang hồ, bắt nguồn từ nhân vật không xuất hiện mang tên Độc Cô Cầu Bại. (Ảnh: Internet)

Ông ta tung hoành giang hồ suốt một đời mà không từng bị thất bại, không tìm được đối thủ của mình. Ông ta cô độc cho đến chết mà chỉ mong được một lần bại trận bởi đối thủ nên có tên là Độc cô cầu bại.

Nhân vật Độc cô Cầu bại xuất hiện qua lời kể của Phong Thanh Dương trong tiểu thuyết Tiếu ngạo giang hồ và trong tiểu thuyết Thần điêu hiệp lữ khi con thần điêu (người bạn còn sống sót của Độc cô Cầu bại) đưa Dương Quá đến mộ Độc cô cầu bại và qua đó học được triết lý kiếm thuật của Độc cô.

(Ảnh: Internet)
Trong cuộc Hoa Sơn luận kiếm lần thứ ba, với võ công trác tuyệt, Dương Quá được tôn là Tây Cuồng – một trong “Thiên hạ ngũ tuyệt”. (Ảnh: Internet)

https://www.youtube.com/watch?v=Lv0tVTKtl18

9. Giáng Long Thập Bát Chưởng

Theo Kim Dung, bộ chưởng pháp này là võ công chí cương của thiên hạ, là 1 trong 2 tuyệt kỹ của Cái Bang, được truyền lại qua bao đời Bang chủ. Theo truyện Thiên long bát bộ, trước thời Hồng Thất Công một nhân vật nữa làm cho Giáng long thập bát chưởng đi vào huyền thoại là Tiêu Phong, một nhân tài kiệt xuất của Cái Bang.

(Ảnh: Internet)
Kiều Phong (Tiêu Phong) là một nhân vật anh hùng xuất chúng nhất trong tiểu thuyết Kim Dung. (Ảnh: Internet)

Với tấm lòng hào hiệp, chính nghĩa, không chịu khuất phục cường địch, Tiêu Phong cùng với Giáng long thập bát chưởng là nỗi khiếp sợ của tà môn ngoại đạo.

(Ảnh: Internet)
Giáng long thập bát chưởng có khả năng hàng long phục hổ, do đó chỉ phù hợp với nam giới, mà phải là người kiêu dũng, chính trực, như chính bản thân môn võ công này. (Ảnh: Internet)
Giáng Long Thập Bát Chưởng. (Ảnh: Internet)
Cùng với Đả cẩu bổng pháp, Hàng long thập bát chưởng được biết đến như là môn võ trấn phái của Cái bang. (Ảnh: Internet)

Giáng Long Thập Bát Chưởng mới đầu có 28 chiêu thức, sau này Tiêu Phong nhận thấy vẫn còn thiếu uy lực, lại có nhiều chiêu lập lại nên đã bổ sung, sửa chữa, rút gọn lại, tạo thành Giáng long thập bát chưởng với uy lực thậm chí còn mạnh mẽ hơn bội phần.

4 bí kíp võ công bá đạo bậc nhất giới kiếm hiệp

Hàng Long Thập Bát Chưởng này là môn võ chí dương và cương mãnh tuyệt luân phù hợp với người chính trực và kiêu dũng. Cao thủ luyện thành tuyệt học này có được sức mạnh “Hàng Long Phục Hổ” và nội công vô cùng thâm hậu. Ngoài ra, người sở hữu tuyệt kỹ này còn có thể hòa hợp với các võ học khác, đạt đến đẳng cấp thượng thừa.

Bí kíp võ học này về sau chỉ còn truyền lại được 12 chiêu thức, các đời bang chủ sau tu luyện nhưng không ai đạt được thành tựu cao. Hàng Long Thập Bát Chưởng cũng theo đó mà thất truyền cũng với sự suy vi của Cái Bang.

10. Nhất Dương Chỉ

Đây được xem như là võ công tuyệt kỹ của Đại Lý Đoàn Gia. Nhất Dương Chỉ là bộ chỉ pháp được truyền dạy trong hoàng tộc Đại Lý.

Đoàn Trí Hưng (Nam Đế): Kết thúc Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất, Đoàn Trí Hưng trở thành một trong Thiên hạ ngũ tuyệt hiệu là Nam đế, ông có võ công rất cao, nổi tiếng với tuyệt kỹ gia truyền Nhất dương chỉ. (Ảnh: Internet)
Đoàn Trí Hưng (Nam Đế): Kết thúc Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất, Đoàn Trí Hưng trở thành một trong Thiên hạ ngũ tuyệt hiệu là Nam đế, ông có võ công rất cao, nổi tiếng với tuyệt kỹ gia truyền Nhất dương chỉ. (Ảnh: Internet)

Nhất Dương Chỉ là chiêu thức dùng ngón tay để đánh. Người sử dụng Nhất Dương Chỉ dồn nội lực vào ngón tay trỏ rồi bắn ra.

Đoàn Dự đang sử dụng tuyệt kỹ 'Nhất dương chỉ' nhà họ Lý. (Ảnh: Internet)
Đoàn Dự đang sử dụng tuyệt kỹ ‘Nhất dương chỉ’. (Ảnh: Internet)

Ngoài ra còn có Đoàn Chính Thuần, Đoàn Trí Hưng, Võ Tam Thông, Võ Đôn Nho và Võ Tu Văn (2 người con trai của Võ Tam Thông) cũng đều biết sử dụng Nhất Dương Chỉ.

(Ảnh: Internet)
Nhất Dương Chỉ của Đoàn Nam Đế. (Ảnh: Internet)

Trong Anh Hùng Xạ Điêu, Đoàn Trí Hưng là người đã sử dụng Nhất Dương Chỉ để cứu sống Hoàng Dung sau khi nàng bị bang chủ Bang Thiết Chưởng là Cừu Thiên Nhận đánh trúng, nhờ có khẩu quyết của Cửu Âm chân kinh mà không bị tổn hao công lực.

11. Lăng Ba Vi Bộ

Trong Thiên Long Bát Bộ, có anh chàng Đoàn Dự, thế tử nước Đại Lý, chỉ học văn, không thèm học võ để nối nghiệp dòng họ Đoàn với môn Nhất Dương Chỉ lừng danh thiên hạ. Rồi, vui bước giang hồ, Đoàn Dự lạc vào hang động, cấm địa của Vô Lượng phái và vì mê nhan sắc của pho tượng ngọc chàng đã học được môn Lăng Ba Vi Bộ lấy ý từ bài Lạc- Thần- Phú.

(Ảnh: Internet)

Lăng ba nhón gót

Chẳng nhiễm bụi trần

Chuyển mình lấp loáng

Mặt tựa hoa Xuân,

Miệng cười chúm chím

Lặng lẽ xuất thần

Nhìn người yểu điệu

Quên ngủ quên ăn

(Ảnh: Internet)
Trong Thiên Long Bát Bộ, Đoàn Dự Sau khi vái lạy bức tượng “Thần Tiên tỷ tỷ” 1000 cái, anh bất ngờ lấy được bí kíp Bắc Minh thần công và Lăng ba vi bộ. (Ảnh: Internet)

Đây là một bộ pháp tức là cách thức di chuyển thần kỳ chiếu theo 64 quẻ trong Kinh Dịch. Có thể nói đây là môn phi hành hoàn toàn nằm trong thế thủ chẳng hại đến ai mà lại tránh được kẻ hung ác võ công cao cường hơn mình, muốn giết mình. Thật là một môn võ công rất lợi ích khi mình muốn tranh đấu trong ôn hoà, môt môn võ chí nhu.

Theo Kim Dung tiên sinh, không phải ai cũng có thể luyện thành công môn tuyệt kỹ này, bởi phương pháp quá khó, lại vô cùng rối rắm. Một người dù võ công cao siêu đến đâu, nếu chỉ cậy vào nội lực, vào võ nghệ, thì sẽ không bao giờ luyện được “Lăng ba vi bộ”. Lăng Ba Vi Bộ là một môn võ công để cho những người đã có bản lãnh vào hạng thượng thừa rèn luyện.

Đoàn Dự thi triển Lăng Ba Vi Bộ thu phục Ngạc Lão Tam:

12. Kim Cương Phục Ma Quyển

Kim Cương Phục Ma Quyển là tuyệt kỹ hàng đầu của Thiếu Lâm, nằm trong Kim Cương Kinh, chiêu thức tựa như kim cương xuất thế, hàng phục quần ma. Chiêu thức này khi được vận dụng có thể gây ra tổn thương lớn đối với nhiều kẻ địch xung quanh.

3 vị Thần tăng thiếu lâm giao đấu với Trương Vô Kỵ và Chu Chỉ Nhược.
3 vị Thần tăng thiếu lâm giao đấu với Trương Vô Kỵ và Chu Chỉ Nhược.

Ba vị cao tăng canh giữ giếng ngục giam giữ Tạ Tốn là những người sử dụng thành thạo tuyệt chiêu này. Trương Vô Kỵ đã 2 lần muốn giải cứu nghĩa phụ của mình nhưng không thành. Đến lần thứ 3, nhờ có sự hỗ trợ của Chu Chỉ Nhược, Vô Kỵ đã thành công.

Đáng tiếc, Chu Chỉ Nhược thừa cơ ám toán Tạ Tốn, về sau ba tăng cùng Trương Vô Kỵ giằng co, sắp đến lúc lưỡng bại câu thương, áo vàng nữ tử xuất hiện, hóa giải nguy cơ, sau đó ba tăng nói Trương Vô Kỵ không thể phá trận, mà ba tăng cũng đấu bất bại Trương Vô Kỵ.

Ánh Trăng tổng hợp

Xem thêm: