Việc Trung Quốc xả nước ở hồ chứa đã từng có tiền lệ làm ngập nghiêm trọng các vùng hạ lưu. Cũng vào thời gian này năm ngoái, trong đêm khuya, hồ chứa nước Thâm Quyến đã xả lũ. Chính quyền Trung Quốc ban đầu cho biết lượng nước xả ra khoảng 80 mét khối mỗi giây, không gây nguy hiểm cho khu vực hạ lưu, nhưng các phương tiện truyền thông đưa tin rằng ba giờ sau, lượng nước xả đã tăng lên 120 mét khối mỗi giây, cộng với mưa lớn khiến Hồng Kông bị ngập nặng.
Ngày 8/9/2023 Văn phòng Chỉ huy Phòng chống Lũ lụt, Hạn hán và Bão của thành phố Thâm Quyến đã phát đi thông báo cảnh báo về việc xả lũ, cho biết do mưa liên tục, mực nước hồ chứa Thâm Quyến đã gần đến mức cảnh báo, vì vậy quyết định xả lũ vào lúc 0 giờ 15 phút ngày /9.
Thông tấn xã Trung Ương của Đài Loan CNA cho biết, ông Vương Thường Hiệu (王常效), Giám đốc Phòng Phòng chống Thiên tai của Cục Quản lý Khẩn cấp Thâm Quyến, cho biết khu vực xung quanh hồ chứa đã có mưa lớn, mực nước tăng vượt mức cảnh báo nên quyết định xả lũ. Tuy nhiên, lượng xả ra khá nhỏ, chỉ 80 mét khối mỗi giây, theo ông Vương là “có thể sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến khu vực hạ lưu”.
Ông Vương cũng cho biết với các phương tiện truyền thông Trung Quốc rằng: “Sau khi hồ chứa Thâm Quyến xả lũ, nước sẽ chảy theo dòng sông Thâm Quyến và ra đến vịnh Thâm Quyến, rồi đổ ra biển”.
Tuy nhiên, sau đó trang tin nổi tiếng của Trung Quốc The Paper chuyển tiếp thông báo điều chỉnh của Văn phòng Chỉ huy Phòng chống Lũ lụt, Hạn hán và Bão của Thâm Quyến. Theo đó, sau 3 giờ xả lũ, Văn phòng đã phát đi thông báo khẩn cấp, quyết định từ 3 giờ 15 phút sáng ngày 8, lượng nước xả sẽ tăng lên thành 120 mét khối mỗi giây.
Sau đó, những hình ảnh thảm khốc về tình hình thiên tai được người Hồng Kông lần lượt đăng tải lên các mạng xã hội như Facebook và X cho thấy, tình trạng gần như tái hiện cảnh tượng ngập lụt ở vùng Bắc Kinh – Thiên Tân – Hà Bắc do xả lũ ở Tân khu Hùng An vào đầu tháng trước đó. Những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất như Trác Châu vẫn đang chờ phục hồi. Rõ ràng, tình hình không đơn giản như ông Vương Thường Hiệu đã nói, rằng nước sẽ chảy ra biển. Điều này đã dẫn đến sự bất mãn của người dân vì cảm thấy chính quyền chỉ lo bảo vệ Thâm Quyến mà bỏ rơi Hồng Kông.
看!!
— Inty热点新闻 (@__Inty__) September 7, 2023
香港发生在发生罕见的大规模水灾 pic.twitter.com/z1NSvkSg6X
Thời điểm đó, CNA đã nhận định, gần đây, việc xả lũ từ các hồ chứa ở Trung Quốc thường gây ra thảm họa. Vào đầu tháng 8 năm 2023, do ảnh hưởng của lưu thông bão Doksuri, mưa lớn bất ngờ đã đổ xuống Đông Bắc Trung Quốc, việc xả lũ để bảo vệ Tân khu Hùng An đã dẫn đến lũ lụt ở Bắc Kinh – Thiên Tân – Hà Bắc.
Sau đó, bão Sula đã tấn công, nhưng chính quyền Trung Quốc dường như vẫn chưa rút ra bài học. Hình ảnh ngập lụt ở các khu vực như La Định, Quảng Đông được lan truyền rộng rãi trên nền tảng X, CNA trích dẫn lời người dân địa phương cho biết nguyên nhân lại là do xả lũ từ hồ chứa, dẫn đến nhà ở và xe hơi bị ngập nước, khu vực thành phố trở thành biển nước.