Trong khi nhiều nhà khoa học củng cố niềm tin của họ vào học thuyết duy vật và phủ nhận sự tồn tại của thế giới tâm linh, Thần Phật, linh hồn, thì lại có rất nhiều nhà khoa học khác không ngần ngại khi bị nói là mê tín, đã tìm hiểu và chứng minh thế giới vô hình có tồn tại.

Khi khoa học hiện đại khám phá ra điều kỳ diệu của vật lý nguyên tử và vật lý lượng tử, giúp con người “thấy” được những hiện tượng hay sự vật chưa từng thấy bằng mắt thường trước đó, nhiều người đã tự hỏi linh hồn có thực sự tồn tại hay không và có khi nào quan điểm duy vật về vũ trụ là sai lầm. Thế kỷ 21 với sự ra đời của vật lý lượng tử đã mang con người đến rất gần với khám phá ra thế giới vô hình mà con người vẫn hoài nghi bao lâu nay.

Vật lý lượng tử phát hiện ra “cõi bên dưới", hi vọng tìm thấy sự tồn tại của linh hồn.
Bác sĩ Duncan MacDougall và thí nghiệm xác minh sự tồn tại của linh hồn vào năm 1901. (Ảnh: wikimedia)

Thí nghiệm 21g và điện tử quang hợp

Từ đầu thế kỷ 20, một thí nghiệm khoa học đã được thực hiện để xác minh sự tồn tại của linh hồn là công trình do bác sĩ Duncan MacDougall, một bác sĩ phẫu thuật ở bang Massachusetts (Mỹ) tiến hành vào năm 1901. Ông chỉ đơn giản là đo khối lượng mất đi ở cơ thể người trước và sau thời điểm tử vong. MacDougall phát hiện ra những người đó trung bình đều bị giảm 21g trọng lượng cơ thể sau khi chết. Từ đó ông đưa ra kết luận rằng khối lượng bị mất ở cơ thể người vào thời điểm chết chính là linh hồn con người. Tuy nhiên, khoa học hiện đại đã giải thích hiện tượng sụt giảm trọng lượng này bằng các yếu tố sinh lý như đổ mồ hôi.

Vật lý lượng tử phát hiện ra “cõi bên dưới", hi vọng tìm thấy sự tồn tại của linh hồn.
Bác sĩ Ducan và bài báo công bố nghiên cứu của mình. (Ảnh: wordpress.com)

Một nhân vật cũng khá tiếng tăm trong lĩnh vực nghiên cứu hiện đại về linh hồn là nhà vật lý người Nga Konstantin Korotkov. Ông đã sử dụng phương pháp chụp ảnh Kirlian, một kỹ thuật ảnh điện sinh học, được ứng dụng khá rộng rãi trong các nghiên cứu về bản chất của linh hồn. Trên thực tế, ông đã sửa đổi phương pháp trên theo cách tương tự và tạo ra một phiên bản khá tân tiến mà ông gọi là điện tử quang hợp (electrophotonics). Theo Korotkov, người ta có thể sử dụng kỹ thuật này để chụp ảnh linh hồn con người và hào quang xung quanh cơ thể người khi một người nào đó qua đời. Thật không may, hầu hết mọi người đã bác bỏ ý tưởng đó và thậm chí coi kỹ thuật này là lừa bịp. Tuy nhiên, Korotkov khẳng định có hơn 300 bác sĩ đã sử dụng thành công kỹ thuật của ông để phân tích sức khỏe bệnh nhân.

Vật lý lượng tử phát hiện ra “cõi bên dưới", hi vọng tìm thấy sự tồn tại của linh hồn.
Tiến sĩ vật lý người Nga Konstantin Korotkov. (Ảnh: ET)

Vật lý lượng tử và linh hồn

Trong thế kỷ này, lĩnh vực khoa học có thể thu hút được nhiều sự quan tâm và suy đoán của con người về sự tồn tại của linh hồn chính là vật lý lượng tử. Có nhiều nhà vật lý tin rằng thế giới chúng ta đang ở chỉ là phần nhỏ bé của một bức tranh tổng thể lớn hơn rất nhiều. Khi một người chết đi, linh hồn họ rời khỏi thế giới vật chất này để du nhập vào một không gian khác trong vũ trụ mà con người chưa từng khám phá.

Theo lý thuyết vật lý lượng tử, để giải thích hiện tượng ý thức, linh hồn con người tồn trữ trong các vi ống nhỏ (microtubes) nằm sâu bên trong các tế bào não. Theo tiến sĩ Stuart Hameroff, giáo sư danh dự của khoa gây mê và tâm lý học đến từ Hoa Kỳ và ông Roger Penrose, nhà vật lý toán học của Đại học Oxford đến từ Anh Quốc: thông tin bên trong các vi ống chỉ hòa tan với vũ trụ khi con người qua đời. Nếu họ được cứu sống trở lại, thì thông tin lượng tử này sẽ quay trở lại những vi ống ban đầu. Tuy nhiên, nếu họ không hồi phục và chết luôn, thông tin lượng tử sẽ được giải phóng từ vi ống ra ngoài, đồng thời hiện hữu bên ngoài cơ thể người trong vũ trụ như một linh hồn vô định .

Nhiều nhà khoa học tin rằng linh hồn cũng sở hữu các đặc điểm giống như bất kỳ thực thể nào khác, mặc dù họ vẫn chưa tìm ra được mối liên hệ nào giữa linh hồn và vật chất.

Tiến sĩ Christian Hellwig thuộc Viện hóa lý sinh Max Planck (Institute for Biophysical Chemistry) ở Gottingen, Đức chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với Express: “Những suy nghĩ, ý muốn, ý thức và cảm xúc của chúng ta mang các đặc điểm của linh hồn. Hiện chưa có bất kỳ sự tương tác trực tiếp nào giữa các lực cơ bản của khoa học tự nhiên mà chúng ta đã biết, chẳng hạn như trọng lực, từ trường … với dạng linh hồn này”.

Vật lý lượng tử phát hiện ra “cõi bên dưới", hi vọng tìm thấy sự tồn tại của linh hồn.
Linh hồn cũng có những thuộc tính như các thực thể khác, nhưng chúng không tương tác với các chất trong thế giới vật chất mà loài người từng biết. (Ảnh: pixabay)

Ông cũng nhận xét các tính chất của linh hồn giống với các hiện tượng không thể giải thích được trong thế giới lượng tử.

Thuyết lượng tử chia thế giới quan thành hai phần – “một phần bên trên” nơi mà toán học có thể được sử dụng để giải thích hiện tượng vật lý, và “một phần bên dưới”, nơi mà dường như không thể áp dụng toán học hiện đại hay bất cứ tri thức nào của con người để lý giải các hiện tượng. Và nhiều nhà vật lý lượng tử đã đưa ra giả thuyết linh hồn có thể tồn tại ở “phần bên dưới”.

Quan điểm lượng tử về sự tồn tại của linh hồn cũng góp phần giải quyết một vấn đề lớn khác – vấn đề đạo đức. Xã hội ngày càng phát triển nhiều máy móc hiện đại, cơ khí hoá, càng làm con người tự biện minh cho những hành vi trái đạo đức của bản thân họ bằng cách không ngần ngại tuyên bố rằng: “ gien di truyền đã khiến tôi làm điều đó”, “cách tôi được nuôi dưỡng đã gây ra điều này” v.v., Nhưng khi khoa học thậm chí thừa nhận khả năng linh hồn thực sự tồn tại, khẳng định hành động phi đạo đức như vậy có thể có tác động lâu dài đối với linh hồn sẽ thiết lập cho xã hội một khuôn khổ đạo đức bền vững cần thiết.

Những “định luật” lạc hậu

Khoa học đã và đang tiếp tục khai sáng tâm trí con người cùng những định nghĩa mới hơn về những hiện tượng có thể giải thích được. Tuy nhiên, hiện nay có một điều đáng sợ là các thí nghiệm khoa học từ chối xem xét những sự vật hay hiện tượng không nằm trong phạm trù đã được khám phá. Đây là phương pháp nghiên cứu phản khoa học. Chúng ta cần nghiên cứu vượt ra ngoài những gì đã được định nghĩa và không nên run rẩy sợ hãi khi phát hiện ra các định lý toán học trước đây là sai hoặc có thể được kết luận logic hơn. Sau đó, khi có cái nhìn lạc quan hơn, chúng ta có thể khám phá ra những kiến ​​thức chưa ai biết và giúp khoa học trở nên hấp dẫn trở lại.

Có thể “những nghiên cứu” như vậy sẽ không nhận được giải thưởng hay sự công nhận nào. Nhưng chắc chắn đây sẽ là bước khởi đầu mạo hiểm mang lại những khám phá khoa học cấp tiến và cảm giác phiêu lưu trên hành trình tìm kiếm chân lý.

Video hay:

videoinfo__video3.dkn.tv||c05bb6070__

Theo visiontimes.com
Phương Lâm biên dịch

Từ Khóa: