Súng máy, với đặc điểm tốc độ xả đạn cực nhanh và uy lực mạnh, thì việc triển khai quân đội tập trung theo đội hình Phalanx chính là bia đạn lý tưởng và không có chiến thuật nào theo kiểu Phalanx có thể trụ lại trước uy lực khủng khiếp của súng máy.

Phalanx là một đội hình quân sự số đông hình chữ nhật, thường được tập hợp hoàn toàn từ bộ binh nặng được vũ trang giáo, kích, khiên,… những binh sĩ đi hàng đầu một tay sẽ giương cao ngọn giáo sắc bén để tạo nên bức tường không thể thâm nhập, tay còn lại mang khiên bên ngực trái để bảo vệ tim và phần bên phải của binh sĩ bên cạnh. Các binh sĩ xếp sát nhau và di chuyển cùng nhau, trở thành một khối thống nhất cực kỳ vững chắc.

Đội hình Phalanx (Ảnh: khoahoc.tv)

Với đội hình dành cho bộ binh trang bị nặng và sử dụng vũ khí dài như thương, giáo, các chiến binh xếp sát và di chuyển cùng nhau, trở thành một khối thống nhất cực kỳ vững chắc. Kẻ thù không thể tấn công họ trực tiếp cũng như không thể phóng lao từ xa do hệ thống khiên rất chắc chắn.

Một trận đánh dùng chiến thuật Phalanx:

Chiến tranh thời cận đại

Đến thời cận đại, với sự xuất hiện của súng đạn, chiến thuật kiểu Phalanx vẫn được sử dụng. Trong các trận đánh trong nội chiến Mỹ, chiến tranh Nga – Pháp 1812, trận đánh Waterloo,… các bộ binh vẫn dàn thành các đội hình xếp sít nhau, hướng súng và lưỡi lê về phía trước. Hai đội quân tiến sát vào nhau và tiến hành cuộc đấu súng. Nhưng đến đây, súng đạn bắt đầu cho thấy đội hình Phalanx dần trở nên lỗi thời, tuy các khẩu súng thời kỳ này còn rất lạc hậu, để khai hỏa được cần mất rất nhiều thời gian thông nòng, nạp đạn,… nhưng con số thương vong đã lên cao khủng khiếp cho cả hai bên tham chiến.

Chiến thuật chiến đấu theo đội hình kiểu Phalanx vẫn được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh cận đại. Ảnh: Trận Waterloo các binh sĩ Anh xếp thành đội hình Phalanx chống lại cuộc tấn công của quân Pháp (Ảnh: wiki)

Trong các trận đánh của Naponeon, ông đã có ý thức sử dụng pháo binh như là một thứ vũ khí làm thay đổi cục diện chiến tranh. Tuy nhiên cũng như súng trường, các khẩu pháo thời kỳ này còn hết sức lạc hậu, thời gian để một viên đạn bắn ra là quá chậm và lực sát thương không cao, nên vẫn không làm thay đổi hẳn phương thức chiến tranh, chiến thuật chiến đấu theo đội hình kiểu Phalanx vẫn được sử dụng rộng rãi.

Chiến thuật Phalanx vẫn tiếp tục được sử dụng trong nội chiến Hoa Kỳ (1861 – 1864), có thể vũ khí thời này đã được nâng cấp đáng kể nên thương vong của hai bên tham chiến là rất lớn. Cho đến nay đây vẫn là cuộc chiến tranh đẫm máu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, dẫn đến cái chết của khoảng 750.000 binh sĩ và một số lượng thương vong dân sự không xác định.

Nội chiến Hoa Kỳ (1861 – 1864) (Ảnh: wiki)

Sử gia John Huddleston ước tính số người chết chiếm 10% toàn bộ số nam giới miền Bắc từ 20 đến 45 tuổi, và 30% đàn ông da trắng miền Nam trong độ tuổi từ 18-40. Rất nhiều trận với số thương vong lên tới hàng vạn người chết chỉ trong một vài ngày, đặc biệt trong 3 ngày tử thần trong trận Gettysburg thương vong của cả hai bên đã lên cao đến mức khoảng 46.000 đến 51.000 người, một con số khủng khiếp.

Súng máy ra đời

Từ thế kỷ 16 đã xuất hiện những mẫu súng liên thanh đầu tiên, trong đó có một số mẫu do Leonardo da Vinci thiết kế. Ban đầu chúng gồm nhiều nòng súng được ghép song song với nhau. Đến cuối thế kỷ 16 nó nhanh chóng rơi vào quên lãng do quá cồng kềnh và tốn nhiều thời gian nạp đạn.

Súng máy do Leonardo da Vinci vẽ (Ảnh: wiki)

Nhờ sự xuất hiện của đạn có vỏ kim loại sản xuất hàng loạt đã tạo điều kiện cho việc chế tạo súng máy. Năm 1862 xuất hiện mẫu súng máy đầu tiên và cũng là mẫu phổ biến nhất do Richard Jordan Gatling (1818-1903), người Mỹ, sáng chế. Đây là dạng súng nòng quay có thể đạt nhịp bắn 600 phát một phút với 10 nòng súng và động cơ điện đi kèm.

Song do mới ra đời, súng máy Gatling vẫn còn nhiều hạn chế như vẫn phải tiến hành các thao tác cơ bản khi sử dụng như nạp đạn, lên cò bấm,… nên súng máy Gatling cũng không được sản xuất đại trà.

Khẩu súng máy thật sự đầu tiên do Hiram Stevens Maxim, người Anh gốc Mỹ, sáng chế năm 1884, vận hành nhờ lực giật hậu và lần đầu được sử dụng tại cuộc Chiến tranh Nam Phi giữa Đế quốc Anh và người Boer trong khoảng 1899-1902.

Sự ra đời của súng máy hiện đại đã tạo ra bước ngoặt về phương thức chiến tranh (Ảnh: khoahoc.tv)

Năm 1892 John Browning, người Mỹ, đã sáng chế ra súng máy hoạt động nhờ khí thuốc đầu tiên.

Súng máy hạng nhẹ (trung liên) lần đầu tiên ra đời năm 1902 do Madsen sáng chế. Khẩu súng này được trang bị cho quân đội nhiều nước từ đầu thế kỷ 20 và trong Thế chiến thứ I.

Ngay từ khi ra đời, súng máy đã khẳng định được vai trò của mình trên chiến trường, trong Thế chiến thứ I, theo ước tính đến 92% số thương vong là do súng máy gây nên.

Trong các trận đánh, súng máy đã gây thương vong khủng khiếp cho bên tấn công và đây là lí do chính khiến chiến tranh thế giới I rơi vào kiểu chiến tranh chiến hào.

Do sức mạnh khủng khiếp của súng máy từ đội hình kiểu Phalanx đã phải chuyển sang kiểu tản khai, quân đội trải rộng để tấn công (Ảnh:tapchimattran.vn)

Súng máy với đặc điểm tốc độ xả đạn cực nhanh và uy lực mạnh, thì việc triển khai quân đội tập trung theo đội hình Phalanx chính là bia đạn lý tưởng và chắc chắn không có chiến thuật nào theo kiểu Phalanx có thể trụ lại trước cơn mưa đạn khủng khiếp của súng máy. Đến đây, đội hình Phalanx huyền thoại tồn tại trong bao nhiêu thế kỷ đã hoàn toàn trở nên lỗi thời.

Sau này, để tấn công một cứ điểm nào đó, các đội quân đều được tổ chức theo đội hình “tản khai”, tức là quân lính được tổ chức tấn công trải ra trong một phạm vi chiến tuyến rất rộng để giảm bớt tính sát thương của đạn pháo và súng máy.

Nam Minh