Các loài côn trùng như bướm đêm, thiêu thân…bị thu hút bởi ánh sáng bởi yếu tố này làm rối loạn hệ thống định vị của chúng.
Đó là một khung cảnh quen thuộc, đặc biệt là vào mùa hè: bướm đêm và các loại côn trùng khác tụ tập xung quanh những đống lửa hay bóng đèn. Nhiều trong số chúng phải nhận cái chết thảm thương do bị cháy hoặc quá nóng.
Vì sao côn trùng có thể bị lừa lao vào chỗ chết với quy mô lớn như vậy? Đây là một câu hỏi không dễ tìm ra lời giải. Tuy nhiên, một số nhà côn trùng học cho rằng điều này khả năng cao có liên quan đến kĩ thuật định vị của chúng.
Theo đó, các loài côn trùng sống về đêm chủ yếu di chuyển dựa vào ánh sáng theo một phương pháp gọi là “Hướng ngang”. “[Hướng ngang] giống như cách chúng ta giữ ngôi sao phía bắc ở một vị trí nhất định để biết mình đang ở đâu,” Jeff Smith, người phụ trách bộ sưu tập bướm đêm tại Bảo tàng côn trùng học Bohart nói. Theo cách tương tự, người ta cho rằng loài bướm đêm giữ nguồn ánh sáng ở một vị trí nhất định liên quan đến cơ thể của chúng để hướng dẫn chúng định vị.
Trong quá khứ, những nguồn sáng thực sự rất ít nhưng sự gia tăng của ánh sáng điện 24/7 trong thế giới hiện đại của chúng ta khiến lũ côn trùng không kịp trở tay.
Thật vậy, ngày Thomas Edison được cấp bằng sáng chế bóng đèn – ngày 27 tháng 1 năm 1880, đã mở đường cho việc phân phối điện chiếu sáng toàn cầu — là một ngày đen tối trong lịch sử bướm đêm.
“Thay vì một mặt trăng như trước, chúng ta đã tạo ra hàng triệu mặt trăng nhân tạo”, Lynn Kimsey , giáo sư côn trùng học tại UC Davis cho biết.
Các yếu tố trong mắt bướm được điều chỉnh thành ánh sáng mờ nhạt, và hành động “giống như kính thiên văn thu nhỏ.” Vì vậy, khi chúng phải đối mặt với các nguồn sáng nhân tạo mạnh mẽ, nó có thể hoạt động như một chất siêu kích thích, khiến chúng không thể cưỡng lại việc lao về phía nguồn sáng ”, Kimsey nói.
Một giả thuyết phổ biến cho rằng chúng lao về phía có ánh sáng để tìm thức ăn nhưng các nhà khoa học không nghĩ như vậy.
“Bạn sẽ nghĩ rằng mục tiêu cho đêm sẽ là tìm kiếm thức ăn hoặc tìm bạn đời. Nhưng tôi đã có một con sâu bướm đậu trên hiên nhà của tôi trong ba ngày, và toàn bộ thời gian chỉ cần ngồi bên cạnh ánh sáng… Nếu một con bọ ngựa không ăn nó, hoặc một con ếch không ăn nó, tôi nghĩ nó sẽ ngồi tại đó hết phần đời còn lại. ” Jeff Smith cho biết.
Đáng tiếc khi lao đến chỗ nguồn sáng, một lượng lớn những con vật bé nhỏ này bị chết do nhiệt quá cao. Điều này khiến một số nhà sản xuất đã phát triển và ra mắt các thế hệ bóng đèn hơi natri vốn chỉ phát ra các dải sóng ánh sáng ít hấp dẫn côn trùng hơn và mát hơn nhiều so với các loại bóng đèn truyền thống.
Hoài Anh