Tháng 6/2015, các nhà thiên văn học đã nhìn thấy một khối cầu khí nóng trong vũ trụ cách tinh cầu chúng ta hàng tỉ năm ánh sáng. Năng lượng mà nó phát phóng ra lớn gấp hàng trăm tỷ so với mặt trời phát ra!
Trung tâm của thể cầu khí này là một vật thể chỉ rộng khoảng 16 km, nó được đặt tên là ASAS-SN-15lh, nó sáng hơn bất kỳ siêu tân tinh nào trước đây, sáng hơn mặt trời 57 tỷ lần, hơn nữa sáng hơn so với toàn bộ hệ ngân hà 50 lần.
Thậm chí đến NASA cũng không biết rõ nguồn gốc của nó từ đâu đến nhưng họ khẳng định rằng quy mô của nó là khổng lồ nhất từ trước đến nay.
Khối cầu khí này không thể nhìn thấy bằng mắt thường, bởi vì nó cách xa trái đất chúng ta khoảng 3.8 tỷ năm ánh sáng. Các nhà khoa học đã sử dụng hệ thống máy tìm kiếm và phát hiện siêu tân tinh tự động hoá (All Sky Automated Survey for Supernovae/ASAS-SN/ “assassin”) mới nhìn thấy nó. Dưới sự chỉ đạo của trường Đại học bang Ohio, họ đã sử dụng đến các loại kính thiên văn nhỏ khác trên toàn thế giới để khám phá vật thể này.
Giáo sư thiên văn học tại Đại học bang Ohio ông Todd Thompson cho biết, đây có thể là một hành tinh điện từ rất hiếm (millisecond magnetar), một loại ngôi sao chuyển đổi nhanh và mật độ cực cao có từ trường rất mạnh.
Để được sáng như vậy hành tinh điện từ này bắt buộc phải chuyển động 1000 lần/ giây, sau đó dùng hiệu suất 100% mới chuyển đổi năng lượng đó thành ánh sáng.
Kính viễn vọng không gian Hubble vào cuối năm nay có thể cung cấp cho chúng ta một số câu trả lời, nó cho phép chúng ta nhìn thấy các thiên hà chủ yếu xung quanh vật thể này. Nếu như nó nằm tại trung tâm của một đại tinh hệ, vậy thì nó có thể không phải là một hành tinh từ tính,mà có lẽ là một hiện tượng không thường thấy xung quanh lỗ đen vũ trụ.
My My
Xem thêm: