Có thể nói mọi mặt, ngóc ngách của đời sống con người đều có sự len lỏi của khoa học. Tuy nhiên, theo năm tháng, khoa học đã chứng tỏ sự không toàn vẹn và có thể mang lại những ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống xã hội nhân loại.
Khoa học hiện đại có khởi nguồn từ văn minh phương Tây. Theo ý người phương Tây, mọi sự vật trong thế gian bất kỳ lớn hay nhỏ, thấy được hay không thấy được, hễ muốn biết thì phải biết cho đến nơi, cho đâu ra đó, chứ không được mập mờ, không được lộn xộn. Bởi vậy họ phải làm ra các cách để mà biết. Đối với một sự vật gì, họ khảo sát, nghiên cứu, rồi quán thông lại mà hình thành những nguyên tắc, định nghĩa, và những lý thuyết có hệ thống cao, có vẻ rất hợp lý logic. Phương pháp nghiên cứu như vậy, trong quá trình toàn cầu hóa, được đông đảo tri thức các nước sử dụng và trở thành phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học hiện đại ngày nay.
Ngày nay, khoa học đã ăn sâu vào đời sống nhân loại, hầu như mỗi một sự vật gì đều có một khoa học đi kèm. Không những thiên văn, địa lý, quang, điện, chính trị, pháp luật; cho đến những thứ tưởng lạc hậu như nuôi gà, trồng rau cũng có khoa học. Triết học ngày xưa đứng ngoài khoa học, bây giờ cũng dùng phương pháp khoa học để nghiên cứu triết học.
Khoa học được chia làm ba hệ thống lớn: khoa học Tự nhiên, khoa học Xã hội và khoa học Tâm linh. Từ những hệ thống đó lại phân thành vô số chuyên ngành nhỏ, và từ đó tiếp tục phân chia thành vô số chuyên ngành nhỏ hơn.
Đơn cử khoa Y học. Trong Y học lại gồm có nhiều khoa học khác nữa: Sinh lý học dạy về sự kết cấu và tác dụng của các cơ chế ảnh hưởng đến tâm tính con người; Giải phẫu học dạy về cấu trúc của xương, mạch máu, tim, gan, phổi…; Bệnh lý học dạy về các chứng bệnh; Dược vật học dạy về các vị thuốc…
Có thể nói mọi mặt, ngóc ngách của đời sống con người đều có sự len lỏi của khoa học. Con người bây giờ biết được sự vật gì đều là do khoa học. Để chứng minh một điều gì đó thì viện khoa học là thứ không thể chối cãi. Khoa học như đã thành một phần tính cách của con người.
Tuy nhiên, theo năm tháng, khoa học đã chứng tỏ sự không toàn vẹn, không hoàn hảo, và càng ngày càng mang lại những ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống xã hội nhân loại. Dưới đây là những sự hạn chế của khoa học hiện đại:
Sự hạn chế của định nghĩa, khái niệm
Một trong những sản phẩm quan trọng của khoa học hiện đại là các định nghĩa, khái niệm. Định nghĩa và khái niệm được đúc rút ra sau một quá trình nghiên cứu, suy luận nên tỉ lệ chính xác của nó là cao. Tuy nhiên đôi khi, định nghĩa, khái niệm cũng chỉ thể hiện được hiện tượng bề mặt của vật chất chứ không phản ánh được bản chất. Điều này lại vô tình gây cản trở cho các nghiên cứu mới. Bởi sẽ có một lượng rất lớn người công nhận định nghĩa, khái niệm cũ sẽ phủ nhận các kết luận của những nghiên cứu mới nếu các kết luận này cản trở hay phủ nhận định nghĩa, khái niệm cũ.
Một ví dụ điển hình đó là thuyết tương đối của nhà bác học Einstein.
Thuyết tương đối của Einstein có sức mạnh thần kỳ vĩ đại, không chỉ nghiên cứu và du hành trong không gian vũ trụ, mà các lĩnh vực máy tính, lưu trữ thông tin đều không thể tách rời thuyết tương đối.
Nhưng ngay từ khi thuyết tương đối ra đời, động chạm, đối lập với rất nhiều quan điểm vật lý học kinh điển truyền thống đang có vị trí thống trị, cho nên các thế lực và các quan niệm truyền thống đều cực lực ngăn cản. Đầu tiên là giới vật lý rồi đến triết học phê phán, phản đối ông, sau đó đến cả giới chính trị cũng phê phán ông một cách tàn nhẫn, bài xích và phản đối thuyết tương đối. Từ đó giới khoa học đều bị cuốn vào tấn công phê phán ông.
Sự tình càng ngày càng khốc liệt. Năm 1920, sự đối địch trên quy mô lớn bắt đầu. Sinh viên trường đại học Berlin trong giờ giảng dạy của Einstein bắt đầu rắp tâm nổi loạn khiến Einstein thực sự phẫn nộ, ông quyết định bỏ trường ra đi.
Khi đó ở Berlin còn ra đời tổ chức Weiland, chuyên môn viết bài, diễn giảng và mua chuộc các nhà khoa học công kích, nhục mạ Einstein. Philipp Von Lenard, nhà vật lý người Đức, người được giải Nobel vật lý năm 1905 công kích Einstein ác độc nhất. Còn tổ chức Weiland thì điên cuồng, còn đăng trên báo rằng “Muốn giết chết Einstein”.
Với chúng ta, Einstein là bác học có những cống hiến vĩ đại cho nhân loại, do đó ông cũng là một trong những nhân vật được yêu mến và kính trọng nhất, được coi là thiên tài trác việt hiếm có. Tuy nhiên để thuyết tương đối ra đời ông cũng nếm trải không ít cay đắng. Nguyên nhân chính là do những khái niệm, định nghĩa cũ đã ngăn cản phát hiện mới của ông.
Không giải quyết được vấn đề môi trường
Có thể nói, ô nhiễm môi trường luôn đồng hành với phát triển các dự án công nghiệp và khai thác khoáng sản. Từ khi bắt đầu khoan thăm dò và sử dụng xăng dầu, nhiều hóa chất đã được phát triển và làm ô nhiễm môi trường.
Ngày nay, các sản phẩm bằng nhựa đang rất phổ biến như hộp nhựa, túi nhựa và giấy bọc bằng nhựa (ni-lông) đều làm bằng hóa chất. Chúng rất khó hoặc hầu như không thể dễ dàng phân hủy. Chất thải của xăng, dầu, chất tẩy rửa đã làm ô nhiễm môi trường thiên nhiên bởi vì chúng không thể phân hủy một cách tự nhiên. Các sản phẩm làm từ hóa chất này đang làm ô nhiễm nghiêm trọng nước, đất và không khí.
Trong xã hội hiện nay, mọi thứ đều chú trọng vào năng suất và hiệu quả. Trong nông nghiệp, có nhiều giống cây trồng và thú nuôi được lai tạo. Chúng thường có vòng đời ngắn và lớn rất nhanh. Cây trồng và thú nuôi loại này đều được sản xuất hàng loạt. Đứng từ quan điểm truyền thống, chúng chắc chắn không hấp thụ đủ tinh hoa của trời đất. Nếu đem đi phân tích sẽ thấy chúng không chứa nhiều thành phần protein và năng lượng.
Như vậy do tác động của công nghiệp hóa mà môi trường và thực phẩm càng ngày càng thoái hóa, biến chất.
Các căn bệnh hiện đại xuất hiện
Một điều không thể phủ nhận là: Trong nền văn minh hiện nay, nhân loại đã và đang phải gánh chịu ngày càng nhiều những căn bệnh hiện đại.
Thiên nhiên rất khó thâu nạp, phân hủy và hấp thụ các sản phẩm nhân tạo. Những thứ này bắt đầu chất đống trong tự nhiên và không ngừng gây hại ra môi trường. Động vật và thực vật sau đó lại hấp thụ các hóa chất gây ô nhiễm. Ngoài ra, nhiều rừng cây và thảm thực vật cũng biến mất gây hại nghiêm trọng cho môi trường. Hậu quả là vô số các chủng loại động thực vật đang nhanh chóng biến mất khỏi trái đất với tốc độ chóng mặt. Các động vật lớn và con người mà có thể thích nghi với môi trường ô nhiễm lại không thể ngăn được sự biến đổi trên thân thể.
Chúng ta có thể hình dung được tác hại nghiêm trọng của các chất hóa học từ bên ngoài hấp thụ vào trong cơ thể và cũng có thể chắc chắn một điều rằng các chất hóa học vẫn được dùng hàng ngày về lâu dài sẽ gây hại cho môi trường và sức khỏe.
Suy thoái về chất lượng cuộc sống
Khoa học hiện đại không thể xác nhận sự tồn tại của các Giác Giả/Thần Phật. Dưới ảnh hưởng của khoa học hiện đại, rất nhiều người tin vào thuyết vô thần. Con người ngày nay không tin có thần, Phật, không tin có thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, nên không còn ước thúc bản thân theo các tiêu chuẩn đạo đức truyền thống. Dẫn tới các tiêu chuẩn đạo đức trượt dốc, lối sống của con người ngày càng rời xa bản chất nguyên thủy của mình.
Một số người cho rằng cuộc sống của chúng ta tốt hơn nhiều so với người thời xưa. Nhưng thật ra, người xưa sống rất an lạc. Họ hòa hợp với thiên nhiên, với núi rừng, sông biển, chim trời và mây trắng. Họ vô ưu vô lo, sống trong một cảnh giới không bị kìm hãm mà ở đó con người biết và thuận theo Thiên ý. Đây mới là hạnh phúc thực sự, là sự bình an lâu dài, sâu sắc và phong lưu.
Nam Minh