30 bức ảnh sau cho thấy các nền văn hóa cổ xưa trên thế giới đã tiếp cận một số loại hình công nghệ tiên tiến. Họ có thể khai thác, vận chuyển và sắp đặt một cách hoàn hảo vị trí những khối đá khổng lồ có thể nặng đến cả trăm tấn.
Các địa điểm cổ đại được đề cập đến trong bài này là Ollantaytambo, Sacsayhuaman, Puma Punku, Abusir và Baalbek.
Gần như tại tất cả những khu vực nói trên, chúng ta đều phát hiện được các dấu hiệu chỉ ra sự tương đồng đáng kinh ngạc giữa chúng.
Làm thế nào những di chỉ cổ tại Ai Cập lại có nhiều điểm tương đồng một cách kì lạ với những di chỉ tại Nam Mỹ? Làm thế nào những bức tường đá khổng lồ Ollantaytambo lại có những điểm tương đồng đáng kinh ngạc với các bức tường cổ đại tại Ai Cập, vốn nằm cách đó nửa vòng Trái Đất?
Liệu điều này có nghĩa là những nền văn minh cổ xưa từng có các kĩ thuật xây dựng vô cùng tiên tiến?
Những người cổ đại ở Puma Punku từng dùng loại công nghệ nào từ 12.000 năm trước, để cho phép họ tạo ra những công trình kiến trúc ấn tượng đi ngược lại logic thông thường?
Bằng cách nào đó, những thợ xây nên các công trình như Puma Punku, Ollantaytambo, Sacsayhuaman và Abusir đã xoay sở với những khối đá khổng lồ nặng đến hơn 100 tấn mỗi khối.
Tất cả những cấu trúc này thể hiện những đặc điểm không thể tin được: Các góc được cắt gọt đến vuông vắn hoàn hảo, các đường cắt chính xác khiến chúng ta liên tưởng đến công cụ cắt laser thời hiện đại, và sự hoàn hảo ấy đến mức một tờ giấy cũng không thể chụi lọt vào giữa.
Một những ví dụ đáng kinh ngạc như vậy là di chỉ Sacsayhuaman ở Peru.
Chúng ta có những khối đá khổng lồ cũng hiện diện tại Baalbek, Liban. Theo các chuyên gia, lịch sử của di chỉ cổ đại này có thể cách đây gần 10.000 năm. Đây là một thành phố cổ được đặt theo tên vị Thần Ba’al. Truyền thuyết của người Phoenicia kể rằng Baalbek là nơi đầu tiên Thần Ba’al hạ xuống khi đến Trái Đất vào thời cổ đại.
Đường hầm đá Kotel nằm dưới Quảng trường Kotel tại Jerusalem, các nhà khảo cổ phát hiện một bộ cấu trúc bằng đá siêu nặng khác, là một phần của Đền thờ Jerusalem cổ xưa, nơi từng bị phá hủy vài lần trước đây. Khối đá lớn nhất nặng 570 tấn, nhưng có vài khối khác nặng trong khoảng 200 đến 500 tấn.
Nằm gần Cuzco hiện thuộc Peru, chúng ta có thể thấy một trong những di tích cổ xưa hoành tráng nhất trên hành tinh: Ollantaytambo. Tại đây, có thể tìm thấy bằng chứng về những công nghệ vô cùng tiên tiến từng được các nền văn minh cổ đại sử dụng từ hàng ngàn năm trước.
Loại công nghệ cổ đại nào có thể tạo nên các họa tiết bắt chéo hình thoi phức tạp trên khối đá Andexit này?
Cũng không thể bỏ quên di chỉ Puma Punku.
Khu phức hợp cổ xưa này chỉ nằm cách LA Paz 72 km về phía tây, trên dãy núi Andes. Puma Punku là một trong những địa điểm bí ấn nhất trên Trái Đất. Số lượng những khối cự thạch tại đây là gần như lớn nhất trên toàn cầu. Puma Punku có thể đánh đổ tất cả quan điểm truyền thống về văn minh cổ đại. Các khối đá được cắt gọt chính xác đến kinh ngạc, bề mặt được đánh bóng nhiều thế kỉ nay vẫn chưa có lời giải.
Nằm trong địa khu Abu Ghorab là một di chỉ khác – Abusir đầy bí ẩn với kỹ thuật xây dựng chưa có cách lý giải.
Làm cách nào người cổ đại tạo nên một đường tròn hoàn hảo, như được dùng máy khoan vậy?
Ngự Yên (Theo ancient-code)
Xem thêm: