Vào những năm 1970, một bà nội trợ người Anh đã trở thành một nhà soạn nhạc và nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng. Bà nói âm nhạc của bà đã được truyền tải bởi những nhà soạn nhạc nổi tiếng quá cố.
Một số chuyên gia âm nhạc vào thời đó tin rằng đây là sự thật, vì các sáng tác của Rosemary Brown dường như có tầm vóc và phong cách của những nhà soạn nhạc đó. Nhà soạn nhạc người Hungary Franz Liszt (1811-1886) là người hay chỉ dẫn cho bà, nhưng bà cũng tuyên bố đã tiếp nhận được âm nhạc của Ludwig van Beethoven, Fryderyk Chopin, Claude Debussy, JS Bach (người bà cảm thấy đáng sợ), Franz Schubert…
Chân dung Franz Liszt, một vài tháng trước khi ông qua đời vào năm 1886. (Ảnh: Gaspard-Felix Tournachon, còn được gọi là Nadar)
Ngay cả những người chế giễu ý tưởng về các nhà soạn nhạc linh hồn, cũng thừa nhận rằng tác phẩm của Brown khá phi thường và có một thứ gì đó lạ thường đang diễn ra ở đây. H.A. Edwards đã viết về Brown trong “Cẩm nang của một người hoài nghi hướng dẫn sang thời đại mới”: “Tuy tôi đã chuẩn bị tinh thần để chấp nhận rằng bà Brown có thể đã… tạo ra các tác phẩm từ trong tiềm thức, nhưng tôi chắc chắn không tin vào các thế lực siêu nhiên”.
Ngay cả những người chế giễu ý tưởng về các nhà soạn nhạc linh hồn, cũng thừa nhận rằng tác phẩm của Brown khá phi thường và có một thứ gì đó lạ thường đang diễn ra ở đây.
Việc tạo ra các kiệt tác nghệ thuật xuất chúng từ tiềm thức là một ý tưởng thú vị, không hề quá kém cạnh so với việc được các nhà soạn nhạc quá cố chỉ dẫn. Người ta cho rằng Brown chỉ học dương cầm trong một vài năm , tuy nhiên theo Edwards, sau đó bà đã thừa nhận bản thân sinh trưởng trong gia đình có truyền thống âm nhạc và nghiễm nhiên được nuôi dạy thành một nhạc sĩ có thực lực.
Elene Gusch, Cử nhân âm nhạc, đã viết một bài báo có tựa đề “Âm nhạc của Rosemary Brown trong con mắt một nghệ sĩ dương cầm”. Trong đó, ông thảo luận về công trình âm nhạc đồ sộ và điêu luyện của bà Brown: “Ngay cả một nhà soạn nhạc rất có năng lực và được đào tạo chuyên nghiệp cũng khó có thể sáng tác ra tất cả những tác phẩm đó, đặc biệt là sáng tác nhanh như vậy.”
Nhấn vào đây để nghe album “Một Lễ gọi hồn Âm nhạc” (A Musical Séance) của Brown, được cung cấp bởi Gusch.
Nhấn vào đây để xem một số bản nhạc của Brown, được cung cấp bởi Gusch.
Nhạc sĩ nghĩ gì về các tác phẩm và tính chân thực của chúng
Nghệ sỹ dương cầm Peter Katin là một bậc thầy chơi nhạc của Chopin. Ông đã rất ấn tượng với các tác phẩm Brown nói Chopin đã truyền lại, nên ông đã ghi âm khá nhiều trong số chúng. Nhà soạn nhạc người Anh Humphrey Searle đã đăng một bài viết nhận xét về sự tương đồng giữa các tác phẩm sau này trong cuộc đời của Liszt và những tác phẩm Brown tuyên bố đã được ông truyền lại.
Một trong những tác phẩm được ca ngợi nhiều nhất của bà Brown là “Grübelei” (“Thiền”), được cho là đã được Liszt truyền đạt lại. Bà Brown thường phản đối khi được yêu cầu chứng minh khả năng “lên đồng” theo nhiều cách thức khác nhau. Bà cho rằng mình không thể kiểm soát được khả năng liên lạc với các nhà soạn nhạc, rằng bà chỉ là một trung gian thụ động. Không phải cứ nhấn nút là có thể gọi được họ.
Dưới đây là tác phẩm “Grübelei” của bà Rosemary Brown, được bà tuyên bố là do nhà soạn nhạc quá cố Franz Liszt truyền lại.
Bà cảnh báo BBC về điều này vào năm 1969 khi nhà sản xuất muốn ghi hình quá trình bà tiếp nhận âm nhạc. Tuy nhiên, bà đã thử và nói với Liszt khi các máy quay đang chạy, “Hãy cho con một bản nhạc ngoạn mục!” Liszt đã ngay lập tức nghĩ ra một đoạn nhạc kiệt xuất và quá phức tạp, bà không thể biểu diễn được. Bà đã viết nó ra và để một nghệ sĩ dương cầm ở đó chơi thử. Nghệ sĩ dương cầm nói rằng, theo lời kể của Gusch, “Bà Brown, tôi nghĩ rằng bà có một thứ đặc biệt ở đây. Đây là tác phẩm “Grübelei”.
Một bản cáo phó năm 2001 của bà Brown trên tờ The Guardian ghi chú lời nói của Searle về các tác phẩm âm nhạc mới của Liszt như sau: “Chúng ta phải biết ơn bà Brown vì đã cho chúng ta tiếp cận chúng”. Bản cáo phó cũng nói rằng, “Khá nhiều nghệ sĩ dương cầm xuất sắc cũng chơi các tác phẩm đầy cảm hứng của bà Brown, bao gồm Peter Katin, Philip Gammon, Howard Shelley, Cristina Ortiz, và John Lill”.
Nhà soạn nhạc Richard Rodney Bennett đang gặp rắc rối với tác phẩm của mình thì nhận được các lời khuyên hữu ích của Debussy thông qua bà Brown. Trong cuộc trao đổi với tạp chí Time, ông Bennett nói: “Nếu bà ta nói dối, bà ta hẳn phải là một tay siêu lừa, và chắc chắn đã được huấn luyện trong nhiều năm. Một số tác phẩm nghe thật tệ, nhưng một số lại rất tuyệt. Tôi không thể làm giả Beethoven”.
Gusch đã bày tỏ sự ấn tượng về tính chân thực sau khi so sánh nhiều bản nhạc của bà Brown với tác phẩm tương ứng của các nhà soạn nhạc quá cố. Lấy ví dụ, “Khúc nhạc sinh động kéczô và đoản khúc bagaten của Bethoven rất thích hợp với các bản nhạc ngắn hơn và dễ hơn đã được biết đến, và trong cảm tưởng của tôi, cái cảm giác về nguồn năng lượng thôi thúc và sự khoáng đạt là rất giống với Bethoven”.
Không phải tất cả các chuyên gia đều đồng ý. André Previn, khi đó là chỉ huy Dàn nhạc Giao hưởng Luân Đôn, không cảm thấy quá ấn tượng trước các sáng tác của bà Brown, theo tờ New York Times. Có người cho rằng, tuy chúng có các đặc điểm trong tác phẩm của những nhà soạn nhạc quá cố, nhưng chúng không phải những tuyệt tác thiên tài. Có lẽ bà Brown đã gia công lại các tác phẩm của họ khi còn sống và bắt chước theo phong cách đó?
Tại sao không xuất hiện các kiệt tác mới nổi bật?
Các tác phẩm có thể không quá trọng yếu đến mức kinh ngạc, nhưng chúng cũng không hề đơn giản, Gusch nhìn nhận. Chúng có các mức độ phức tạp khác nhau. Gusch viết: “Người ta có thể cho rằng, vì các phương pháp truyền tải là quá khó khăn, nên các tác phẩm trong bộ sưu tập này sẽ khá đơn giản. Không phải như vậy. Tuy chúng không phải là ‘các công trình đồ sộ với kỹ thuật điêu luyện’, nhưng có nhiều tác phẩm đòi hỏi kỹ năng dương cầm ở trình độ cao. Chúng ta có thể nhận thấy nhiều chuỗi nối tiếp từ bốn đến thậm chí năm hợp âm trên mỗi bàn tay, cũng như những đoạn nhạc đòi hỏi kỹ thuật bắt chéo tay”.
Liszt được cho là đã giải thích thông qua bà Brown rằng: “Âm nhạc được truyền tải [qua bà Brown] không nhằm mục đích vượt qua những cột mốc thành tựu trước đó. Mục đích là để truyền tải một cách đầy đủ các sắc thái âm nhạc của từng nhà soạn nhạc được nói đến. Vì vậy, mỗi nhạc sĩ đều nỗ lực chắt lọc ra cái tinh túy của bản thân họ [khi truyền tải cho bà Brown] thay vì cố gắng tạo ra các tác phẩm có trình độ kỹ thuật điệu luyện”.
Trong cuốn sách “Immortals at my Elbow” (tạm dịch: những người bất tử ở cạnh tôi) của mình, bà Brown cho biết: “Việc truyền tải bản nhạc chi tiết một cách rõ ràng mà không mắc lỗi trong quá trình, là một điều gần như không tưởng”.
Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Mục “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên sưu tầm những câu chuyện về các hiện tượng kỳ lạ kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Tác giả: Tara MacIsaac, Đại Kỷ Nguyên
Đọc bản gốc ở đây.
Thiện Lan biên dịch
Xem thêm: