Nhiều thí nghiệm được tiến hành đã chứng minh cây cối biết nhường nhịn, và giao tiếp với nhau y hệt con người

Trong giới sinh học có một hiện tượng rất thú vị gọi là “Sự e thẹn của vòm lá” (canopy shyness). Hiện tượng này xảy ra khi các vòm lá cây cao nhất mọc nhịp nhàng với nhau. Chúng tạo ra một hiệu ứng thị giác rất ấn tượng khi quan sát từ mặt đất; các đường biên rõ rệt trông giống các dòng sông bình hòa uốn lượn trên không trung.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của “Sự e thẹn của vòm lá”:

cây cối biết nhường nhin, giao tiếp giống con người
Ảnh: Dag Peak. San Martin, Buenos Aires.
cây cối biết nhường nhin, giao tiếp giống con người
Ảnh: Dag Peak. San Martin, Buenos Aires.
cây cối biết nhường nhin, giao tiếp giống con người
Ảnh: Dag Peak. San Martin, Buenos Aires.
cây cối biết nhường nhin, giao tiếp giống con người
Ảnh: Dag Peak. San Martin, Buenos Aires.
cây cối biết nhường nhin, giao tiếp giống con người
Ảnh: Dag Peak. San Martin, Buenos Aires.
cây cối biết nhường nhin, giao tiếp giống con người
Ảnh: Dag Peak. San Martin, Buenos Aires.

Cứ như thể là chúng biết nhường nhịn nhau vậy?

Cây cối cũng biết giao tiếp với nhau

Đã bao giờ bạn tự hỏi liệu những cái cây cũng biết giao tiếp như chúng ta, từ đó hình thành nên một quần thể xã hội cây, tương tự như quần thể xã hội con người?

Có nhiều thử nghiệm cho thấy cây cối cũng biết giao tiếp với nhau, y hệt con người. Suzanne Simard là giáo sư về sinh thái rừng từ ĐH British Columbia (Canada). Khi các loài cây trao đổi chất carbon cho nhau, bà đã sử dụng carbon phóng xạ để kiểm nghiệm sự giao tiếp giữa chúng. Theo kết quả thu được, cây Bạch Dương và cây Linh Sam đã có những “chiến dịch” trao đổi chất đôi bên cùng có lợi.

Video Việt sub:

videoinfo__video3.dkn.tv||__

Thực vật cũng có tri giác

Cleve Backster là một chuyên gia phát hiện nói dối kỳ cựu của CIA. Công việc của Backster là dùng máy phát hiện nói dối để tìm ra các tên tội phạm tiềm ẩn. Ông đã có một phát hiện thú vị về thế giới thực vật.

Mọi chuyện bắt đầu vào một ngày đẹp trời năm 1966. Hôm đó Backster rất hứng khởi, nên đã nối một máy dò nói dối vào những chiếc lá của cây huyết dụ, sau đó tưới nước cho cây. Ban đầu, mục đích của ông chỉ là muốn xem xem sau bao lâu thì cái cây mới giảm điện trở và gia tăng tính dẫn điện, một thí nghiệm vật lý đơn thuần. Nhưng điều không ngờ là, đường cong biểu thị phản ứng của cây huyết dụ mà máy dò nói dối vẽ ra trùng khớp với đường cong biểu thị tâm trạng vui vẻ của con người. Dường như nó rất vui khi được cho uống nước.

cây cối biết nhường nhin, giao tiếp giống con người
Cleve Backster tại phòng thí nghiệm của ông ở San Diego. Ảnh: Cleve Backster

Backster muốn biết liệu thực vật có thể biểu lộ ra một loại phản ứng nào khác hay không. Theo kinh nghiệm, ông biết rằng nỗi lo sợ, được kích phát bởi một nhân tố đe dọa từ bên ngoài, là một phản ứng vô cùng mạnh mẽ của con người. Ông bèn thiết lập một thí nghiệm. Ông để hai cái cây hoa lan gần nhau, nối máy dò vào một cái cây, rồi bảo một người dẫm đạp lên một cái cây, trước “sự chứng kiến” của cái cây này. Sau đó bảo 5 người đi vào phòng, trong đó người đã dẫm đạp cây kia đứng ở phía cuối. Đối với 4 người “lạ mặt” đầu tiên, cái cây tỏ vẻ thờ ơ, bằng chứng là biểu đồ từ máy dò nói dối hiển lộ ra một đồ thị tương đối bằng phẳng. Nhưng khi thủ phạm dẫm đạp cây kia vừa lộ diện, thì cứ như thể nhận ra được hiểm họa tiềm tàng, cây hoa lan vội vàng biểu lộ sự sợ hãi, bằng chứng là biểu đồ từ máy dò nói dối hiển lộ ra một đồ thị lên xuống không ổn định, tương ứng với trạng thái cảm xúc mạnh, hơn nữa còn ăn khớp với cảm xúc sợ hãi cao độ.

Phải chăng cái cây đã “nhìn thấy” tên thủ phạm nên “cảm thấy rất sợ hãi”?

Rốt cục thì cái cây không có mắt để nhìn thấy và bộ não để cảm thấy, nên phát hiện này đã làm chấn kinh Backster cũng như giới khoa học đường thời khi luận án của ông được công bố.

cây cối biết nhường nhin, giao tiếp giống con người
Ảnh: Cleve Backster

Không chỉ vậy, cái cây dường như còn sở hữu những giác quan thứ 6, khi đọc được suy nghĩ của người khác (thần giao cách cảm), như trong một thí nghiệm khác của Backster. Lần này, ông xuất ra một suy nghĩ sẽ dùng bật lửa để đốt lá cây. Ngay khi vừa có ý định này, thậm chí trước khi ông có bất cứ hành động cụ thể nào , thì ngay lập tức máy dò nói dối đã vẽ nên một đường cong. Đường cong này giống với khi một người đang vô cùng sợ hãi. Bằng cách nào đó, dường như cái cây đã biết được ý định của ông.

Nếu khi đốt cái cây mà ông do dự hay ngập ngừng, phản ứng được ghi nhận bởi máy dò nói dối là không rõ ràng. Và nếu ông giả vờ đốt chiếc lá, cái cây gần như sẽ không có phản ứng gì. Cái cây thậm chí còn có thể phân biệt được ý định của ông là thật hay là giả. Ông đã lặp lại những thí nghiệm này rất nhiều lần. Đối mặt với kết quả thí nghiệm trên, Backster gần như đã chạy ra ngoài đường và thét lên rằng:

“Thực vật cũng có cảm tình! Thực vật cũng có cảm tình!”

Với phát hiện đáng kinh ngạc này, cách nhìn nhận của ông về giới thực vật đã thay đổi mãi mãi.

Bên cạnh đó, những cái cây còn biết được ai nói dối, ai từng làm điều xấu, và biểu lộ cảm xúc thương xót khi những sinh vật xung quanh chúng (động thực vật, vi khuẩn) bị tiêu diệt.

Quý Khải