Nước cộng hòa Gabon ở Châu Phi được coi là một nguồn cung cấp quặng uranium phong phú. 42 năm trước, một công ty của Pháp đã nhập khẩu quặng uranium từ Oklo ở Gabon. Tuy nhiên, họ phát hiện thấy chỗ quặng này đã được chiết luyện.

Nó chứa 0,3% uranium-235, trong khi quặng uranium trong tự nhiên chứa đến 0,7% uranium-235.

Vậy 0,4% kia đã đi đâu?

Vị trí Gabon ở châu Phi và bên ngoài khu khai thác quặng
Vị trí Gabon ở châu Phi và bên ngoài khu khai thác quặng

Tại địa điểm tìm thấy quặng uranium nói trên, người ta phát hiện là một lò phản ứng hạt nhân ngầm vô cùng tiên tiến, vượt quá trình độ khoa học của chúng ta hiện nay.

Các nhà khoa học trên khắp thế giới đã rất kinh ngạc trước phát hiện này. Do vậy, họ đã đến để khảo sát trực tiếp.

Các nhà khoa học đến khảo sát khu mỏ
Các nhà khoa học đến khảo sát khu mỏ

Kiểm chứng cho thấy lò phản ứng hạt nhân này có niên đại 1,8 tỷ năm tuổi, và nó đã được vận hành khoảng nửa triệu năm.

Nhà khoa học người Pháp Perrin và những người khác đã kết luận rằng mẫu uranium từ mỏ quặng Oklo có cùng mức đồng vị phóng xạ giống như nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng tại các nhà máy điện hạt nhân hiện nay.

Những phát hiện trên đã được công bố tại hội thảo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế. Các nhà khoa học đã thảo luận xem tại sao chất thải nhiên liệu và dấu vết của sản phẩm phản ứng phân hạch lại xuất hiện trong nhiều khu vực khác nhau của mỏ quặng.

Lò phản ứng hạt nhân của mỏ quặng này dài vài dặm (1 dặm = 1,6km), và bất kỳ tác động nhiệt nào đến môi trường đều bị giới hạn trong bán kính khoảng 40m xung quanh.

Điều này quả thật khó tin với rất nhiều người. Ban đầu mỏ quặng này đã được dán nhãn là “xảy ra trong môi trường tự nhiên”.

Nhưng cho đến hiện nay, chưa phát hiện thấy một “lò phản ứng tự nhiên” nào khác trên Trái đất.

Tiến sĩ Glen Seaborg đã bác bỏ quan điểm này. Ông từng đoạt giải Nobel với công trình trong lĩnh vực tổng hợp các kim loại nặng, đồng thời là cựu giám đốc Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Hoa Kỳ.

TS Seaborg giải thích, cần phải có một loại nước cực kỳ tinh khiết trong quá trình phản ứng hạt nhân, vì chỉ một phần triệu chất gây ô nhiễm cũng là đủ để làm hỏng quá trình phản ứng, và khiến nó bị đình trệ.

Ông rất bối rối khi tuyên bố rằng loại nước đủ tinh khiết để vận hành lò phản ứng này không tồn tại trên Trái Đất, do đó nó phải được sản xuất ra.

Điều này dẫn đến câu hỏi, rằng phải chăng đây là lò phản ứng nhân tạo?

Hơn nữa, một số chuyên gia tuyên bố rằng mỏ quặng uranium trong lò phản ứng Gabon chưa bao giờ chứa đủ U-235 để một quá trình phản ứng tự nhiên có thể xảy ra.

Quá trình phân rã phóng xạ của U-235 sẽ rất chậm ngay cả khi các khối quặng mới được bắt đầu hình thành, quá chậm đến nỗi phản ứng hạt nhân không thể xảy ra.

Nhưng có một quá trình phản ứng đã thực sự xảy ra tại đây!

Các nhà khoa học hiện nay rất hứng thú với Oklo, vì chất thải ô nhiễm vẫn còn sót lại gần nơi nó được tạo ra một vài tỷ năm về trước.

Họ hy vọng có thể áp dụng các phát hiện ở Oklo cho các phương pháp xử lý chất thải phóng xạ hiện nay.

Có lẽ trong tương lai sẽ có thêm nhiều bằng chứng được đưa ra ánh sáng về lò phản ứng hạt nhân cỡ lớn này, lò phản ứng duy nhất thuộc loại này trên trái đất.

Một nền văn minh tồn tại khoảng 2 tỷ năm về trước, một nền văn minh tiên tiến hơn chúng ta!

Des Ford, Vison Times
Biên dịch: Quý Khải; Biên tập: Phan A

Xem thêm:
Phải chăng người cổ đại đã nhìn thấy khủng long? Sừng khủng long có niên đại 33.500 năm
Ai Cập cổ đại từng được chiếu sáng bằng điện?
Tôn giáo và khoa học: Từ Bruno, Galileo đến người ngoài hành tinh