Thiết kế của con tem năm thỏ 2023 có huyền cơ thâm sâu, đoái hiện dự ngôn kinh người! “Ngũ Công Kinh” tiết lộ: Dịch bệnh sẽ còn tiếp tục hai năm nữa, Đức Phật Di Lặc sẽ đến nhân gian làm vua?
Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!
Thời gian trôi qua thật nhanh, chớp mắt lại một năm nữa trôi qua, năm con hổ đa tai đa nạn cuối cùng cũng đi qua. Mọi người đều nói tân niên tân khí tượng, năm con thỏ tiếp theo, liệu chú Thỏ Ngọc đáng yêu có thể mang bình an đến cho mọi người?
Có người nói, bình an hay không bình an, chỉ cần nhìn vào con thỏ này.
Thỏ và Hổ tiên tri?
Đây chính là “Thỏ dự ngôn” gần đây đã gây chú ý vì vẻ ngoài xấu xí, sau đó trở nên nổi tiếng khắp toàn mạng, là nhân vật chính của bộ tem năm con thỏ do Bưu chính Trung Quốc phát hành vào ngày 5 tháng Giêng.
Theo các bản tin, vào ngày phát hành tem ra công chúng, Bưu chính Trung Quốc tại hiện trường buổi họp báo đã tung ra một con thỏ búp bê có kiểu dáng giống con tem, trông như thế này:
Kết quả là con búp bê bị các phụ huynh phàn nàn tập thể vì quá đáng sợ, cho rằng nó trông giống “ma quỷ” và xui xẻo, nên hôm sau không thể không gỡ xuống. Sự việc được lan truyền trên mạng, thu hút rất nhiều người theo dõi. Cư dân mạng cho rằng, chú thỏ xanh này quả thực xấu xí, không chỉ xấu xí mà còn có yêu khí, yêu ma quỷ quái. Có người nói nó sẽ dọa trẻ con đến phát khóc, cũng có người nói nó giống một con chuột lớn, mặt xanh và có răng nanh, các người hãy trả lại Thỏ Ngọc cho tôi!
Nhà thiết kế tem, Hoàng Vĩnh Ngọc, 99 tuổi, không còn lựa chọn nào khác ngoài việc trả lời, rằng mục đích vẽ con thỏ này là “làm cho mọi người vui vẻ và chúc mừng năm mới”. Chú thỏ tay phải chấp bút, tay trái cầm thư, là chú thỏ tinh thông. Tên của con tem là “Quý Mão kí phúc”, là hy vọng mọi người thông qua con tem có thể cảm thụ sự phóng khoáng, vui vẻ và hạnh phúc.
Nhưng cư dân mạng nói rằng, họ không cảm thụ được hạnh phúc và vui vẻ từ đó. Bởi vì một cách giải thích khác bắt đầu được tấn tốc lan truyền: ‘tay phải chấp bút’, chấp là bút của phán quan (ở địa ngục); ‘tay trái cầm thư’, cầm là sổ sinh tử. Con thỏ đầu có 3 chữ lớn [120], chính là số điện thoại khẩn cấp của xe cứu thương. Tổng hợp tất cả lại thành một câu: “Lão Diêm Vương đến bắt người.” Con thỏ này từ địa ngục chui ra để đưa tin chăng?
Trong những năm bình thường, mọi người có thể sẽ cười lớn, nghe xong liền quên. Nhưng ngay trước và sau khi tem được phát hành, số lượng bệnh nhân Covid bắt đầu tăng theo cấp số nhân, số người chết không ngừng tăng lên, đến lò hỏa táng lấy được một cỗ quan tài bìa cứng đều phải dùng tới đặc quyền. Suốt thời gian đó, nhân tâm khủng hoảng, vì vậy lời dự ngôn này càng lan càng rộng.
Có người lại đào được bộ tem năm con hổ vừa qua. Trong bức tranh năm con hổ, những con hổ của người ta hoặc uy phong lẫm liệt, hoặc khả ái hỉ khánh, nhưng con hổ trong tem 2022 Trung Quốc thì gầy và nhỏ, đuôi cụp xuống, môi mím chặt, vẻ mặt u sầu. Đặc biệt là ánh mắt ai oán, rất biểu cảm, cảm giác bi thương lan tỏa khắp nơi. Một số cư dân mạng nói đùa, vua của trăm thú, uy phong đi đâu rồi? Thân cốt này, tinh thần này, đừng nói đến nắm đấm to như bao cát của Võ Tòng, e rằng đại lang (con hổ) này sẽ bị đánh gục nếu Võ Tòng tùy tay ném ra hai cái bánh. Giới truyền thông sau một loạt chỉ trích, gọi nó là con mèo ốm.
Điều đáng suy nghĩ là Bưu chính Trung Quốc giới thiệu rằng ngụ ý của lão hổ ốm yếu này là “quốc vận thịnh vượng”. Sau khi năm Dần qua đi, mọi người quay đầu nhìn lại, không khỏi kinh ngạc, đây lại là một con tem có thể nói dự ngôn. Vận quốc ra sao vào năm 2022, nhìn vào con hổ này liền biết.
“Thôi Bối Đồ” – Hổ đầu nhân ngộ hổ đầu niên
Một số cư dân mạng giải thích, rằng sau khi “đả hổ” (tên gọi chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập) trong mười năm, sợ rằng những lão hổ khí số đã kiệt tận nên như vậy, phải không? Bạn thấy đấy, lão hổ cực đại – Giang Trạch Dân tuổi hổ, chẳng phải ông ta không thể thoát khỏi năm 2022 sao? Nó đã được viết ra rõ ràng trong “Thôi Bối Đồ”.
“Thôi Bối Đồ” được coi là cuốn sách dự ngôn đầu tiên của Trung Quốc. Tương truyền, đó là dự ngôn của Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cương, hai bậc thầy Dịch học triều Đường, phụng mệnh Đường Thái Tông làm ra. Trong sách có tổng cộng 60 quẻ, mỗi quẻ đều có sự phối hợp giữa hình ảnh và lời giải thích, dự ngôn một sự kiện trọng đại nào đó trong lịch sử. Mặc dù tất cả các dự ngôn này đều rất khó hiểu, nhưng trong số những dự ngôn đã được giải khai, người ta phát hiện “Thôi Bối Đồ” hầu như không có chỗ nào sai sót, mà thập phần tinh chuẩn.
Ví dụ, mọi người đều biết triều Tống có gian tướng Tần Cối, một kẻ chuyên quyền đã hại chết Nhạc Phi. Thôi Bối Đồ trong hình ảnh thứ 22 đã điểm ra danh tự của Tần Cối một cách phi thường chuẩn xác: “Nhất mộc hội chi nhị bát nguyệt 一木會支二八月”. “Mộc hội 木會” chính là chữ “Cối 檜”, “nhị bát nguyệt 二八月” giải ra là gì? Tháng 2 (二月) là xuân 春 qua một nửa, tháng 8 (八月) là thu 秋 qua một nửa. Một nửa xuân 春 một nửa thu 秋, hợp lại với nhau thì chính là thành chữ Tần 秦.
Dự ngôn liên quan đến Võ Tắc Thiên lại càng chuẩn xác. Trong hình ảnh thứ ba của Thôi Bối Đồ, không chỉ Võ Tắc Thiên tiến cung hai lần “Nhất triều trọng nhập đế vương cung”, mà sau này còn xưng đế “Ốc ốc thần kê thục thị hùng”, rồi tàn sát con cháu của Lý Đường “Di chi bát tận căn do tại”. Những sự kiện lớn trong cuộc đời Võ Tắc Thiên đều được điểm ra, thậm chí cái tên “Chiếu” mà Võ Tắc Thiên cố gắng tạo cho mình, cũng được dùng bốn chữ “nhật nguyệt đương không” để điểm xuất ra một cách chuẩn xác.
Lịch sử đã trôi qua bao nhiêu năm, đại bộ phận những dự ngôn của “Thôi Bối Đồ” đều đã được giải khai. Trong số những dự ngôn còn chưa được giải khai có hình ảnh thứ 50, Quý Sửu. Hình ảnh thứ 50 là một con hổ nằm trên bãi cỏ. Hổ là chúa sơn lâm, nằm trên bãi cỏ thì chẳng phải là “hổ lạc bình địa”, sắp bị chó bắt nạt. Có vẻ như trong sự kiện lịch sử này, một số người có quyền có thế sắp mất quyền thế. Vậy câu văn giải thuyết đã nói gì?
Hình ảnh thứ 50
Sấm viết:
Thủy hỏa tương chiến Thời cùng tắc biến
Trinh hạ khởi nguyên Thú quý nhân tiện
Tụng viết:
Hổ đầu nhân ngộ hổ đầu niên Bạch mễ doanh thương bất trị tiền
Sài lang kết đội nhai trung tẩu Bát tận phong vân thủy kiến thiên
Kim Thánh Thán, một đại sư bình luận văn học nổi tiếng thời nhà Thanh, đã bình chú rằng dự ngôn này là “năm Dần gặp đại loạn” và “hạ dân vô sinh tức chi nhật”, chính là nói, vào năm hổ sẽ có một đại tai nạn, những người dân thường sẽ phải chịu tai ương. Đối chiếu với tình huống vào năm 2022 ở Trung Quốc, quý vị cảm thấy nó có phù hợp không?
Trong số đó, câu “Hổ đầu nhân gặp hổ đầu niên” được lan truyền rộng rãi trên mạng, nó đối ứng với cái chết của Giang Trạch Dân. Từ “ngộ” trong Trung văn có ý nghĩa là gặp phải sự tình bất hảo, ví như nói gặp phải nguy vận, “hổ đầu nhân” có thể hiểu là “đầu nhân” thuộc tuổi hổ. Trong số 5 lãnh đạo ĐCSTQ, cũng chính là những “đầu nhân”, chỉ có Giang Trạch Dân là tuổi hổ. Câu này căn bản có thể được giải đọc là, Giang Trạch Dân lãnh đạo ĐCSTQ, người tuổi hổ, gặp nguy vận trong năm hổ.
Vậy điều gì sẽ phát sinh sau khi Giang Trạch Dân chết? Câu tiếp theo trong dự ngôn là “Bạch mễ doanh thương bất trị tiền”. Tại sao gạo trắng lại vô giá trị? Không còn ai ăn ư. Tất cả những người đó đã đi đâu? Là họ đã “chạy” ra nước ngoài, hay là trốn vào lòng đất, hay bị người ngoài hành tinh bắt cóc? Hay là, như dự ngôn của chú thỏ xanh trong tem bưu chính năm nay, đã bị Diêm Vương bắt đi rồi? Chúng tôi không biết, chỉ có thể nói, hy vọng dự ngôn không chuẩn.
Nói về điều này, có một bạn đã nói, làm thế nào để biết điều này đối ứng với năm Dần 2022? Bạn thấy câu “thú quý nhân tiện” (thú quý người hèn), và “sài lang kết đội nhai trung tẩu” (chó sói kết đội đi trên phố), dường như không nói về xã hội văn minh hiện tại của chúng ta. Nhưng một số người nói, không, điều này vừa khớp ứng với thời đại chúng ta hiện tại.
Quý vị thấy đấy, hiện tại nhiều người nuôi thú cưng. Những người nuôi mèo tự gọi mình là miêu nô, và những người nuôi chó tự gọi mình là quan xúc cứt. Trước đây, nếu nói người ta là cẩu nô, thì đó tuyệt đối là một từ xúc phạm, nhưng hiện tại không như vậy. Bởi vì hiện tại, đối với rất nhiều người mà nói, chó mèo là chủ nhân, người mới là nô tài, đã đảo lộn vai trò. Không tin quý vị lên mạng tìm từ “Cẩu nô tài 狗奴才”, quý vị sẽ có thể thấy các thẩm mỹ viện thú cưng cẩu nô tài, salon cẩu nô tài, nhật ký cẩu nô tài, còn có nhà văn đứng lên bảo vệ quyền của chó, nói rằng chửi người ta là “cẩu nô tài” là sự sỉ nhục loài chó, đủ thứ đủ loại gì gì cũng có. Khi mà nhân tâm cam tâm tình nguyện làm nô tài cho động vật, thì “thú” chẳng phải là “quý” hơn người sao?
Thế còn “sài lang kết đội nhai trung tẩu”? Thay chữ “sài 豺” bằng “chiến 戰” thì đã hiểu chưa? Xu hướng lưu hành phổ biến hiện nay là, chúng ta không chỉ muốn làm những “chiến lang” (sói chiến), mà còn không tiếc công sức bồi dưỡng văn hóa “lang tính” – văn hóa sói. Trào lưu mạnh mẽ của “văn hóa sói” bắt đầu từ các doanh nghiệp lớn, hiện tại nó đã thâm nhập vào hầu hết mọi phương diện của xã hội. Nếu mọi người từ trên xuống dưới trong toàn xã hội đều nỗ lực bồi dưỡng cho mình “văn hóa sói”, thì chẳng phải là đầy phố là “sài lang kết đội nhai trung tẩu” (sài lang kết đội đi trên phố) ư?
Vì vậy mà, thú quý hơn người, niên đại mà hổ lang thành thịnh, nói không chừng chính là hiện giờ. Nhưng may mắn thay, mặc dù có thể có đại nạn, nhưng câu cuối cùng của dự ngôn vẫn chỉ hướng tới ánh sáng – “Bát tận phong vân thủy kiến thiên” (Sau khi gió mây tan, chúng ta sẽ thấy bầu trời).
Hy vọng cũng được đưa ra trong sấm ngôn, đó là “Trinh hạ khởi Nguyên 貞下起元”. “Trinh hạ khởi Nguyên” là một thành ngữ, xuất phát từ Kinh Dịch. Trong Kinh Dịch, bốn ký tự “Nguyên Hanh Lợi Trinh 元亨利貞” tương ứng tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Trong số đó, Nguyên tượng trưng cho mùa xuân và Trinh tượng trưng cho mùa đông. “Trinh hạ khởi Nguyên” biểu thị một đại chu kỳ tuần hoàn sắp kết thúc, thiên vũ và nhân gian hết thảy đều sẽ trọng tân khởi thủy. Nói cụ thể chính là ngày đông tàn sắp là quá khứ, ngày xuân tươi đẹp đang đến.
Dịch bệnh trong dự ngôn “Ngũ Công Kinh”
Vậy mùa xuân khi nào sẽ đến? Chúng ta hãy xem một cuốn sách dự ngôn khác, “Ngũ Công Kinh” nói gì.
“Ngũ Công Kinh” là một cuốn sách dự ngôn được lưu truyền vào cuối thời nhà Đường. Có nhiều dị bản khác nhau được lưu truyền đến nay, nhưng hầu hết đều giống nhau, đều nói về dự ngôn của Ngũ Công Bồ Tát trên núi Thiên Thai, tin rằng vào thời kỳ mạt kiếp sẽ phát sinh một đại tai nạn mang tính hủy diệt. Tuy nhiên, trong đại tai nạn, thánh nhân “minh vương” sẽ xuất thế, “cải hoán càn khôn”, dẫn dắt mọi người tiến nhập vào thái bình thịnh thế hoàn toàn mới và mỹ hảo.
Đại tai nạn này là một trận đại dịch, những người mắc bệnh đều “triêu bệnh mà chết”, thập phần hung hiểm. Dịch bệnh “Tí Sửu chi niên giang biên khởi, tử giả vạn vạn khiếm quan tài” – Chính là nói vào năm Tí, Sửu, dịch bệnh sẽ từ một nơi nào đó bên sông lan tràn ra khắp nơi, người chết vô số, quan tài cũng không mua được. Thời kỳ đỉnh cao của dịch vẫn còn chưa tới. “Dần Mão Thìn niên bát cửu nguyệt, biến địa tử nhân bất kham ngôn; Mễ thục ngũ cốc vô nhân cật, ti miên y đoạn vô nhân xuyên.” – Chính là nói, đến tháng 8 tháng 9 năm Thìn (năm 2024) dịch mới dừng lại. Mà cho đến lúc đó, người còn sống chẳng còn bao nhiêu.
Chúng ta hãy xem khi nào virus corona mới (covid-19) bắt đầu lây lan? Chính là vào mùa xuân năm Canh Tý 2020. Nó lây lan từ đâu? Từ Vũ Hán bên sông Trường Giang. Virus có hung dữ không? Phi thường hung dữ. Các lò hỏa táng có hàng dài người xếp hàng, các cửa hàng bán quan tài hết hàng. Đến năm 2021, dịch bệnh đã qua chưa? Chưa, mặc dù phong tỏa nghiêm ngặt nhưng dịch bệnh vẫn tiếp diễn. Khi năm Nhâm Dần 2022 sắp qua đi, dịch bệnh lại bắt đầu lan rộng, động lực ngày càng mạnh mẽ. Những sự thật này, cho đến nay, có thể nói là đều phù hợp với lời dự ngôn.
Nếu dự ngôn thực sự ứng nghiệm, vậy hai năm tới mọi người đều phải rất cẩn thận. Vì trong dự ngôn nói rằng, sau khi kiếp nạn qua đi, “bất luận bần phú, thiên hạ nhân dân thập phần diệt cửu phần”. Thuyết pháp mười lưu một không chỉ có trong “Ngũ Công Kinh”, mà tựa hồ như trong cách sách dự ngôn khác đều có thuyết pháp tương tự. Sách dự ngôn Đạo gia “Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh” nói “Tử thập phần di nhất dã”; “Thiểm Tây Thái Bạch Sơn Lưu Bá Ông Bia Ký” dự ngôn “Bần giả nhất vạn lưu nhất thiên; phú giả nhất vạn lưu nhị tam”; Sách “Cách Am Di Lục” của Hàn Quốc nói “triêu sinh mộ tử, thập hô dư nhất”. Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có dự ngôn tương tự: “Mười phần chết bảy còn ba, chết hai còn một mới ra thái bình”.
Vậy chúng phải phải làm thế nào để trở thành 10% may mắn đó? Trong dự ngôn cũng không phải là không có chỉ điểm. “Thiên sứ quỷ vương diệt ác nhân, …. ác giả tu tử tế, thiện giả tương an bình”, “Tu hành hướng thiện, phương kiến thái bình”. Nói tóm lại, chính là cần tu thiện, mà thứ lương dược này, cần phải làm càng sớm càng tốt, chứ đợi đến lúc họa nạn đến rồi thì đã muộn – “Thiện giả tu đắc tu công đức, cấp tảo mạc đẳng họa triền thân.”
Nếu có thể sống sót sau thảm họa này, tương lai sẽ rất mỹ hảo. Khi ấy, “Thái bình thế giới hảo phong quang, Di Lặc tọa triều đường”. “Quốc thái dân an khang, thượng hạ phong nhiêu quốc phú cường, xuân hạ thu đông giai cát tường.” Nói như vậy, phải chăng Đức Phật Di Lặc sẽ đích thân xuống nhân gian làm vua?
Điều thú vị là, trong dự ngôn nói đến một vị thánh nhân và minh vương “tạo triều đường”. “Thánh nhân đăng vị phi thường hảo”, “Bất dụng nhất thốn thiết, đoan nhiên tọa triều đình”. Chính là nói, thánh nhân từ bi thiện lương, dùng phương thức hòa bình để đăng cơ lập vương vị, không động đến binh khí (bất dụng nhất thốn thiết – không dùng đến một tấc sắt). Khi minh vương xuất thế, liền cải triều hoán đại: “Hậu xuất minh vương thanh đế quân, sơn hà quang thái hoán triều đình”. Vị minh vương này không phải là vị “thánh minh thiên tử”, mà là thần thông quảng đại: “Minh vương xuất thời đăng bảo điện, vạn lý thần thông hiện”. Tuy nhiên thánh nhân và minh vương trước đó dường như ở hải ngoại, bởi vì phải đi “hải thượng tầm tung tích”.
Đức Phật Di Lặc, Thánh nhân và minh vương ở đây có phải là ba thân phận của cùng một vị vương chủ không, chúng ta hiện tại chưa biết. Có lẽ thời gian sẽ nói cho chúng ta biết đáp án. Nhưng dù thế nào đi nữa, trong năm mới, hy vọng rằng mọi người đều có thể tránh được tai họa, gặp nạn hóa lành, bước vào một tương lai mỹ hảo dưới sự thống trị của thánh nhân, minh vương và Di Lặc.
- Trọn bộ Bí ẩn chưa được giải đáp
Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch