Một bức tượng nhỏ bằng đất sét có niên đại 2 triệu năm tuổi đã được phát hiện khi các công nhân khoan giếng nước tại thành phố Nampa, Mỹ vào năm 1889.
Năm 1889, khi các công nhân khoan giếng nước gần thành phố Nampa, phía tây nam bang Idaho, Mỹ, họ đã phát hiện được một món đồ tạo tác nhỏ hình người.
Hiện vật này, được bọc cẩn thận trong lớp đất sét, là một bí ẩn thật sự đã làm kinh ngạc nhiều nhà khoa học trong rất nhiều năm.
“Hồ sơ ghi chép việc khoan giếng cho thấy … họ đã đào xuyên qua khoảng 15 m đất, tiếp đến 4,5 m đá bazan, rồi đến các lớp xen kẽ giữa đất sét và cát lún … cho đến độ sâu khoảng hơn 90 m thì máy bơm hút cát bắt đầu hút được vô số quả bóng bằng đất sét, một số trong chúng có đường kính hơn 5 cm, được bọc trong một lớp oxit sắt dày”, theo báo cáo của nhà địa chất học George Frederick Wright (1838-1921) từ Cục Lịch sử Tự nhiên Boston, trong cuốn sách “Origin and Antiquity of Man (1912) của ông.
Khi các công nhân tiếp cận lớp đất sét tại độ sâu khoảng hơn 90 m trong lỗ khoan, máy bơm chạy hơi nước của họ đột nhiên bắn ra một mảnh đất sét màu nâu – một bức tượng nhỏ hình người.
“Vật thể này dài gần 4 cm, và đặc biệt ấn tượng bởi nó tạo thành một hình người hoàn hảo. Bức tượng miêu tả một phụ nữ, với hình dáng cử chỉ và nét mặt khá sinh động. Theo đó, phương thức tạc tượng thuộc trường phái cổ điển”, Wright cho hay.
Ảnh chụp tượng Nampa từ nhiều phía. (Ảnh: Idaho State Historical Society)
Quan sát dưới kính hiển vi, GS F.W. Putnam từ Đại học Harvard nhận thấy các hạt thạch anh bên dưới cánh tay phải của bức tượng đã được gia cố bằng phân tử sắt.
Không chỉ vậy, bức tượng còn được bọc trong một lớp oxit sắt dày, có đặc điểm của mỏ quặng tại độ sâu khoảng 91 m. Địa tầng tại độ sâu này có niên đại khoảng 2 triệu năm tuổi. Nói cách khác, các vật thể được khai quật tại đây có niên đại bằng hoặc lớn hơn 2 triệu năm tuổi. Điều này cho thấy mức niên đại vô cùng lớn của hiện vật này, bằng chứng cho thấy nó không được sản xuất gần đây.
Ai đã tạo nên bức tượng kỳ dị này nếu không phải là chủng người hiện đại Homo sapiens?
“Ngoài họ người hiện đại Homo sapiens, không có họ người nào được biết đến có trình độ nghệ thuật đủ cao để tạo ra một bức tượng Nampa như vậy. Do đó bằng chứng này cho thấy loài người hiện đại [hoặc một loài người giống với loài người hiện đại] từng sống ở Mỹ vào Thế Plio-Pleistocene, tức cách đây khoảng 2 triệu năm”, theo cuốn “Lịch sử bị Che giấu của Loài Người (The Hidden History of the Human Race)” của nhà nghiên cứu Michael Cremo.
“Theo thuyết tiến hóa của Darwin, các bức tượng kiểu Nampa chỉ có thể được tạo ra bởi chủng người hiện đại, vốn chỉ xuất hiện khoảng 200.000 năm về trước (bản thân niên đại này cũng được đưa ra bởi thuyết tiến hóa). Và những bức tượng hình người với trình độ nghệ thuật tương đương mới chỉ xuất hiện từ Thời đại đồ đá cũ muộn ở Châu Âu, cách đây khoảng 20.000 đến 30.000 năm trước”, ông Cremo cho biết.
“Tuy nhiên, theo các văn bản cổ đại bằng tiếng Phạn ở Ấn Độ, con người đã xuất hiện ngay từ thời điểm bắt đầu sự sống trên Trái Đất. Có những bức họa miêu tả nam thần và nữ thần trong đền thờ Ấn Độ, mà theo các nguồn tham khảo cổ xưa, có tuổi thọ ngang bằng hoặc lớn hơn tượng Nampa”, ông Cremo cho hay.
Hiện vật này có từ thế Plio-Pleistocene – cách đây 2 triệu năm trước.
Nhiều nhà khoa học đã đến xem bức tượng đầy mâu thuẫn này và tiến hành nhiều thí nghiệm không lâu sau cuộc khám phá. Họ đồng tình rằng bức tượng này là thật và có nguồn gốc rất cổ xưa.
“Theo một chuyên gia, GS Albert A. Wright từ Đại học Oberlin, tượng Nampa không phải là sản phẩm của một đứa trẻ hay dân a-ma-tơ, mà được chế tác bởi một nghệ nhân thực thụ. Tuy rằng bị biến dạng khá nhiều theo thời gian, vẫn có thể nhận ra đặc điểm hình dáng rất đặc thù của tượng: cái đầu tròn, phần miệng và mắt khó nhận ra; vai rộng; cánh tay to ngắn; chân trái dài, chân phải bị gãy.
Ngoài ra có thể nhận thấy các hình khắc mờ mờ trên thân tượng, biểu thị cho trang phục hoặc đồ trang sức – xuất hiện chủ yếu trên phần ngực xung quanh cổ, cũng như trên cánh tay và cổ tay.
Theo Cremo, bức tượng Nampa đã mạnh mẽ thách thức thuyết tiến hóa của Darwin.
Hiện vật Nampa hiện được trưng bày tại Cục Lịch sử bang Idaho ở thành phố Boise.
Học thuyết tiến hóa từng được xem là học thuyết quan trọng của ngành Khoa học hiện đại nhằm lý giải nguồn gốc của loài người, bác bỏ đức tín về Thượng Đế tạo ra loài người của các Tôn giáo khác. Tuy nhiên theo thuyết tiến hóa con người chỉ mới xuất hiện khoảng 1 vạn năm trở lại, vậy những di tích niên đại lên đến triệu năm đó là do ai tạo nên?
Quý Khải
Xem thêm: