Các nhà khoa học cho rằng vũ trụ được tạo ra để cho sự sinh tồn và hạnh phúc của nhân loại.

Nhà vật lý Freeman Dyson từng nói: “Cứ như thể là vũ trụ biết con người chúng ta sẽ xuất hiện vậy”.

Liệu có khả năng vũ trụ này được đặc biệt tạo ra cho chúng ta?

Liệu những quy luật vật lý được tinh chỉnh để hỗ trợ chúng ta chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, hay chúng là một dấu hiệu cho thấy một sức mạnh cao hơn đã tạo ra thế giới này cho nhiều dạng thức của sự sống?

Ảnh: Riddles Of The Universe

Ngày càng có nhiều các nhà khoa học cho rằng Vũ trụ này xuất hiện như thể nó được thiết kế đặc biệt cho sự tồn tại và hạnh phúc của con người. Hiện tượng này, vốn đã thu hút được rất nhiều sự chú ý từ giới khoa học, được gọi là nguyên lý vị nhân (anthropic principle), anthropos trong tiếng Hy Lạp nghĩa là “con người.”

Có nhiều phiên bản khác nhau của nguyên lý này.

Nhà vật lý Don Page đã tóm lược các hình thức khác nhau của nguyên lý vị nhân được đưa ra qua các năm:

-Nguyên lý vị nhân yếu: “Những gì chúng ta quan sát được từ vũ trụ bị giới hạn bởi yêu cầu cho sự tồn tại của chúng ta trong vai trò người quan sát.”

-Nguyên lý vị nhân trung bình: “Ít nhất ở một thế giới… trong rất nhiều thế giới trong vũ trụ, sự sống phải xuất hiện”.

-Nguyên lý vị nhân mạnh: “Vũ trụ phải hội đủ các tính chất điều kiện cho sự sống phát triển tại một vài thời điểm nào đó bên trong”.

-Nguyên lý vị nhân cuối cùng: “Trí tuệ phải phát triển bên trong vũ trụ và sẽ không bao giờ mất đi”.

“Nguyên lý vị nhân đề cập đến khám phá gần đây về một mối liên hệ ấn tượng giữa các quy luật vật lý khách quan của giới tự nhiên và sự tồn tại của sự sống.

Trước đây người ta cho rằng hai lĩnh vực này (sinh học và vật lý học) không có nhiều điểm chung. Một người có thể cho rằng các quy luật sinh học là có liên hệ đến sự tồn tại của sự sống, nhưng chắc chắn không liên quan gì đến các ngành khoa học vật chất (bao gồm thiên văn học, hóa học, khoa học Trái Đất, vật lý học). Hiểu một cách đơn giản, các quy luật vật lý vẫn tồn tại, cho dù sự sống có tồn tại hay không. Trong một thế giới không tồn tại sự sống (thật khó để hình dung), các quy luật vật lý vẫn tồn tại, chi phối và khống chế các vật thể “chết, không sống”. Nhưng bây giờ luận điểm này hiện đã được chứng minh là sai.

Phải chăng vũ trụ được tạo ra cho chúng ta?. Ảnh: Messagetoeagle

Thật vậy, những khám phá khoa học gần đây đã chỉ ra rằng bản thân sự tồn tại của các sinh vật sống có mối liên hệ chặt chẽ với các quy luật của vật lý học, thiên văn học và vũ trụ học,” Giáo sư Nathan Azier viết trong bài báo có tựa đề “ Nguyên lý vị nhân”.

Có một số nhà vật lý ủng hộ lý thuyết này, nhưng đồng thời cũng có những người tin rằng nguyên lý vị nhân chỉ đơn thuần được xây dựng dựa trên một loạt các sự kiện trùng hợp ngẫu nhiên trong vũ trụ.

Vera Kistiakowashy, một nhà vật lý tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) từng tuyên bố rằng cấu trúc tinh xảo vi diệu của vũ trụ là một dấu hiệu hé mở sự tồn tại của một lực lượng siêu nhiên.

“Cái trật tự tinh xảo vi diệu được khám phá ra nhờ vốn hiểu biết khoa học của chúng ta về thế giới vật chất đã mặc định sự tồn tại của một đấng siêu nhiên, của các nhân tố không thể giải thích được, của một đấng sáng tạo” Kistiakowsky cho hay.

John Polkinghorne, một nhà vật lý hạt đã bỏ việc tại đại học Cambridge danh giá để trở thành một linh mục của Giáo hội Anh, cho rằng vũ trụ không chỉ là một thế giới cũ kỹ mà chúng ta lầm tưởng đã nắm vững trong lòng bàn tay, mà nó khá đặc biệt và được tinh thỉnh thích hợp cho sự sống, bởi nó là sản vật của Đấng Sáng tạo và Ngài muốn nó như vậy.

Như chúng ta đã biết sự sống không thể tồn tại trên địa cầu nếu thiếu vắng nguồn nhiệt lượng và ánh sáng từ ngôi sao chủ mặt trời, vốn là nguồn cung năng lượng chính cho Trái Đất. Năng lượng mặt trời có thể là một ví dụ điển hình của nguyên lý vị nhân, một số nhà khoa học cho hay.

Viễn cảnh Trái Đất nếu không có Mặt Trời. Ảnh: greenreport.it

Nếu lực hạt nhân chỉ yếu hơn vài phần trăm, thì một proton không thể kết hợp với một neutron để tạo thành một deuteron. Nếu trường hợp này xảy ra, sẽ không có deuteron nào được hình thành bên trong mặt trời, do đó sẽ không sản sinh năng lượng mặt trời. Kết quả là, mặt trời sẽ không chiếu sáng (“không cháy”), mà chỉ đơn giản là một khối cầu khí ga trơ ì, lạnh giá ngăn cản việc hình thành sự sống trên địa cầu.

Liệu những quy luật vật lý được tinh chỉnh để hỗ trợ chúng ta chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, hay chúng là một dấu hiệu cho thấy một sức mạnh cao hơn đã tạo ra thế giới này cho nhiều dạng thức của sự sống? Ảnh: ĐKN

Ngược lại ở một thái cực khác, nếu lực hạt nhân chỉ mạnh hơn vài phần trăm, thì mỗi từng proton sẽ nhanh chóng kết hợp với các proton khác, dẫn tới một vụ nổ. Nếu trường hợp này xảy ra, mặt trời sẽ sớm phát nổ (phát nổ và bị tiêu hủy) và do đó cũng ngừng “cháy”, do vậy cũng ngăn cản việc hình thành sự sống trên địa cầu.

Một điều thật phi thường là cường độ lực hạt nhân lại vừa khéo nằm đúng trong khoảng phạm vi hẹp mà tại đó hai viễn cảnh thảm họa trên sẽ không xảy ra”, giáo sư Nathan Azier cho biết.

Điều tương tự cũng áp dụng với nước, vốn là nhân tố cần thiết cho sự phát triển của sự sống, dù rằng không phải là yếu tố tiên quyết để sự sống tồn tại.

Các nhà khoa học hiện nay biết rằng một khoảng thời gian ngắn sau khi được tạo ra, cả 3 hành tinh (trái đất, sao Kim và sao Hỏa) đã có một lượng lớn nước trên bề mặt.

“Các rãnh cắt sâu có thể được quan sát trên bề mặt sao Hỏa ngày nay là các vết xói mòn được hình thành từ rất lâu trong quá khứ nhờ dòng nước nguyên thủy dồi dào, chảy nhanh trên bề mặt sao Hỏa.

Tương tự, sao Kim cũng từng được bao phủ bởi những đại dương rông lớn, sâu với lượng nước sâu lên đến 3 km trên toàn bộ bề mặt.

Tuy nhiên, theo thời gian, tất cả nước trên bề mặt sao Hỏa và sao Kim đã biến mất. Vậy bằng cách nào trái đất đã có thể thoát khỏi số phận tương tự? Câu trả lời rất đơn giản: Trái đất kỳ thực đã thoát khỏi thảm họa này hoàn toàn nhờ “sự ngẫu nhiên!”

Trái đất cách mặt trời đủ xa để lượng nước trên bề mặt không bị bay hơi hay phân hủy, như điều đã xảy đến với sao Kim. Ngoài ra, trái đất cũng đồng thời cách mặt trời đủ gần để giữ cho mức nhiệt độ đủ cao, từ đó ngăn chặn các đại dương đóng băng vĩnh cửu, như trường hợp xảy đến với sao Hỏa,” giáo sư Nathan Azier giải thích trong bài báo của mình.

Từ trái sang phải: Mặt Trời, Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa. (Ảnh: Pinterest)
Cảnh tượng bề mặt trên 3 hành tinh Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa (lần lượt theo thứ tự gần Mặt Trời nhất). Sao Kim nóng bức do nước bốc hơi, Sao Hỏa lạnh giá nhưng khô cằn. Chỉ có Trái Đất là ở vị trí thích hợp để nuôi dưỡng sự sống. Ảnh: futurism

Trên thực tế, có rất nhiều ví dụ trong tự nhiên có thể hé mở cho chúng ta sự tồn tại của Đấng Tạo Hóa, Đấng Sáng tạo, hay nhà thiết kế vũ trụ. Lấy ví dụ như Isaac Newton, ông là người đưa ra các định luật bất biến tính toán sự chuyển động của các hành tinh và ngôi sao (3 định luật chuyển động và định luật vạn vật hấp dẫn). Ông tin rằng sự tinh mỹ của những công thức này hẳn là minh chứng cho một Thần tích, cũng chính là đã chỉ ra sự tồn tại của Thần. Ông nói:

“Từ trật tự kỳ diệu của các thiên hệ, chúng ta không thể không thừa nhận những điều này chắc chắn được tạo nên bởi những sinh mệnh cao cấp toàn trí toàn năng. Tất cả vạn sự vạn vật dù là vô cơ hay hữu cơ trong vũ trụ đều là từ trí huệ toàn năng của những vị Chân Thần vĩnh sinh tạo nên. Người bao quát hết thảy, đại trí đại huệ; Người hiện hữu trong đại thiên thế giới sắp xếp có trật tự, bao la vô tận, tất cả đều theo chỉ ý của Ngài mà sáng tạo vạn vật, vận hành vạn vật, rồi đem sinh mệnh, hơi thở, vạn vật cấp cho con người; cuộc sống, động tác, tồn lưu của chúng ta, đều thuộc về Người. Vạn vật trong vũ trụ, tất nhiên là có một vị Thần toàn năng đang điều khiển và khống chế hết thảy. Ở dùng kính viễn vọng để tìm đến nơi tận cùng, tôi đã nhìn thấy dấu vết của Thần”.

Issac Newton. (Ảnh: Wikipedia)\

Hưng Thành