Trong quá trình đào giếng khoan ở Trung Quốc cổ đại và nước Nga cận đại, người ta đã ghi nhận được các hiện tượng bí ẩn hé mở sự tồn tại của các thế giới khác.

Từ xưa đến nay có rất nhiều công trình khoan giếng, phần lớn để lấy nước ngầm bên dưới dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Không gian dưới đáy giếng thường khá chật hẹp, có phần bí bách, tù túng. Chẳng thế mà từ thời xưa, dân gian vẫn lưu truyền câu nói “Ếch ngồi đáy giếng”, sử dụng cái giếng theo nghĩa bóng để ám chỉ những người có vốn hiểu biết hạn chế do chưa tiếp xúc nhiều với thế giới rộng lớn xung quanh, mà chỉ bó buộc trong một môi trường sống khá nhỏ.

Ếch ngồi đáy giếng (Ảnh minh họa)

Nhưng nói đi cũng cần nói lại, chẳng gì tuyệt đối, bởi luôn có ngoại lệ. “Thế giới” phía dưới đáy giếng đó có thật sự luôn là một không gian nhỏ hẹp với một chút nước hay không, hay vẫn có một số điều bí ẩn nào khác? Trên thực tế, những điều được ghi chép lại từ các tư liệu thư tịch cổ xưa, cũng như những gì được giới khoa học khám phá trong thời gian gần đây sẽ không khỏi khiến chúng ta mười phần kinh ngạc về cái gọi là “thế giới dưới lòng đất” – một khái niệm luôn được coi là khoa học thuần túy viễn tưởng – và cửa vào nơi đó … chính là những cái “giếng khoan”.

Người thợ thời Đường vô tình lạc vào thế giới huyền bí dưới đáy giếng tên gọi “Thiên Quế Sơn Cung”

Trong cổ thư “Bác Dị Chí” thời nhà Đường có ghi chép lại một chuyện như sau. Vào năm đầu tiên của Đại Đường Thần Long (năm 705 sau Công nguyên), ở Phòng Châu, huyện Trúc Sơn có một phú ông tên là Âm Ẩn Khách. Một lần nọ, Ấn Khách đã cho mời thợ đến phía sau trang viên nhà mình đào một cái giếng.

Người thợ khổ công mất hai năm ròng đào giếng, đã đào được hơn một ngàn thước, nhưng vẫn không đào ra chút nước nào, vậy nên cứ tiếp tục đào hơn một tháng nữa. Một ngày nọ, người thợ nghe thấy tiếng kêu của gà, chó, vịt phát ra đâu đó từ trong lòng giếng khoan. Cảm thấy kỳ lạ, anh tiếp tục đào xuống vài thước liền thấy xuất hiện một hang đá, người thợ men theo miệng hang mà đi vào trong.

Bên kia miệng hang là một thế giới khác (Ảnh: Flickr)

Phía cuối hang đá, người thợ phát hiện thấy có một đỉnh núi, lập tức ông len theo miệng hang mà đi xuống núi. Được một đoạn, ông đứng thẳng người dậy để quan sát xung quanh, thì mới biết bản thân đã đặt chân đến một thế giới hoàn toàn khác, một không gian vô cùng kỳ lạ.

Đỉnh núi kia cao hơn vạn trượng, nham thạch đều có màu xanh ngọc bích hoặc màu lưu ly. Mỗi thung lũng đều có cung điện lấp lánh ánh vàng bạc, vô cùng nguy nga tráng lệ.

Người thợ đến trước một cung điện, ngẩng đầu lên liền nhìn thấy một tấm biển treo trên cửa có đề bốn chữ “Thiên Quế Sơn Cung” màu vàng. Đúng lúc này, từ bên trong có hai người chạy ra nhìn ông rất đỗi kinh ngạc. Bởi lẽ người thợ là phàm nhân, trên người vẫn còn mang trọc khí (khí đục) của hồng trần, thế nhưng lại có thể tiến vào Thiên Cung, vì vậy khiến cho người trong Thiên Cung không khỏi kinh ngạc. Không lâu sau, có một người mặc đồ đỏ đi tới, lệnh cho mọi người nhường đường để người thợ tiến vào tham quan một nơi gọi là “Thê Thiên Quốc”, trước khi đưa ông trở về.

Tham quan “Thê Thiên Quốc”

Những người gác cửa được lệnh của người trong cung điện bèn đưa người thợ đi tham quan khắp nơi. Dưới chân núi có một đô thành được xây dựng hoàn toàn bằng các loại đá quý như vàng bạc, bảo ngọc, trên cửa thành có ba từ được khảm ngọc, là “Thê Thiên Quốc”.

Thấy vậy, người thợ cảm thấy khó hiểu, nên hỏi những người hướng dẫn ông: “Thê Thiên Quốc là gì?”

Họ đáp: “Phàm là người vừa mới thành tiên đều được đưa đến Thê Thiên Quốc này. Ở đây tiếp tục tu hành thêm bảy mươi vạn ngày, mới có thể lên Thiên Cung, vào Ngọc Kinh điện nơi Thiên Đế ở. Ngoài ra còn có thể đến nơi các vị thần tiên khác như Bồng Lai Tiên Đảo, Côn Luân Tiên Sơn, hoặc đến Cô Xạ Sơn – nơi trú ngụ của các tiên nữ. Phải qua quá trình này mới có thể nhậm chức tại Thiên Cung, nhận Phù Mệnh và Quan Ấn. Đến lúc đó là có thể tự do tự tại phi hành rồi”.

đào giếng vượt thời không đến thiên đàng và địa ngục
Họa phẩm “Đào Nguyên Tiên Cảnh Đồ (Cảnh cõi tiên Đào Nguyên)” thời nhà Minh, miêu tả cảnh núi non chốn đào nguyên có những vị tiên đang ngôi nghe đàn cổ cầm. (Ảnh: Epoch Times)

Du lãm trên Tiên Quốc nửa ngày, ở trần gian đã qua gần trăm năm

Người thợ lại hỏi: “Nếu đã là Tiên Quốc, thì tại sao lại nằm bên dưới Đại Đường của chúng ta?”

Họ trả lời rằng: “Nơi đây chỉ là hạ giới của Tiên Quốc, phía trên giang sơn của các người vẫn còn một Tiên Quốc khác giống hệt nơi này, cũng được gọi là Thê Tiên Quốc giống nơi đây”.

Ngừng một lúc, họ nói tiếp: “Bây giờ ngài có thể trở về rồi”.

Mặc dù người thợ chỉ ở Thê Tiên Quốc trong chốc lát, nhưng trần gian đã trải qua mấy chục năm, nếu dựa theo đường cũ thì tuyệt đối không thể quay trở về, nên họ đã mở khóa Thông Thiên Quan để đưa ông trở về.

Không gian khác nhau, thời gian chuyển khác nhau. Người thợ chỉ du lãm ở Tiên Quốc nửa ngày thế nhưng trần gian đã trôi qua gần trăm năm (Ảnh: Tin tức giải trí)

Sau khi trở về phàm gian, người thợ này bèn đi tìm đến nhà của Âm Ẩn Khách. Người nhà Ấn Khách đón tiếp, rồi bảo ông rằng, từ thời Ấn Khách đến nay đã qua ba bốn thế hệ rồi. Cảm thấy khó tin, người thợ nhắc đến chuyện ông đào giếng giúp nhà Âm Ẩn Khách, nhưng dường như không còn ai biết đến việc này. Không ngờ người thợ chỉ du lãm ở Tiên Quốc nửa ngày thế nhưng trần gian đã trôi qua gần trăm năm, khi đó đã đến thời của Đường Đức Tông Trinh Nguyên năm thứ 7 (năm 791). Từ đó về sau, người thợ chuyên tâm tu hành, không còn lưu lại trên trần gian, cũng không ai biết ông đã đi đâu.

Đây là một ghi chép điển hình trong lịch sử có liên quan đến thế giới dưới lòng đất. Trong cổ tịch có ghi chép lại sự kiện này, một người thợ thời nhà Đường đã vô tình đi lạc vào thế giới Tiên Quốc thông qua lối vào dưới lòng đất, đây quả là phúc phận của ông. Nhưng không chỉ vậy, thời cận đại ngày nay, các nhà khoa học cũng từng ghi nhận được một trường hợp tương tự, khi tiếp cận được một thế giới khác trong lòng đất thông qua một giếng khoan. Họ thậm chí còn ghi lại được âm thanh rất chân thực. Đây là một tin tức rất chấn động giới khoa học thời đó.

Liên Xô khoan giếng sâu, ghi âm được “những tiếng thét kinh hãi nơi Địa Ngục”.

Vào thời chiến tranh lạnh trong thế kỷ trước, Liên Xô và các nước Âu Mỹ là hai thế lực đối địch về mọi mặt. Không chỉ chạy đua vũ trang, sự cạnh tranh còn nổ ra ở rất nhiều lĩnh vực khác. Không chỉ chạy đua lên trên bầu trời và ra ngoài không gian trong phát triển công nghệ du hành vũ trụ, hai phe còn tập trung nguồn lực để “chạy đua xuống lòng đất”, với những dự án khoan giếng siêu sâu, xem ai đào được sâu hơn vào bên trong lớp vỏ trái đất. Đó là một khoảng thời gian rất nhộn nhịp.

Năm 1970, Liên Xô tiến hành 16 dự án khoan giếng siêu sâu ở bán đảo Kola. Năm 1983, đội khoan giếng siêu sâu của Liên Xô bắt đầu khởi động máy khoan và đến năm 1993 đã đạt đến độ sâu 12.262 mét, một thành quả ấn tượng sau 10 năm không ngừng nỗ lực khoan đào.

Để xác định quy luật chuyển động của lớp nham thạch trong vỏ trái đất, giới khoa học đã sử dụng kỹ thuật gửi tín hiệu âm thanh và ghi âm tiếng vọng lại. Khi thiết bị khoan đến 12.000 mét, micrô của nhà khoa học bắt đầu ghi lại được những âm thanh bi thảm, được mệnh danh là “âm thanh chốn Địa Ngục”. Vụ việc này đã làm chấn động giới khoa học và ngay cả giới chính trị của Nga.

đào giếng vượt thời không đến thiên đàng và địa ngục
Liên Xô khoan giếng sâu đến 12.262 mét. (Ảnh: Andre Belozeroff/Wikimedia Commons)

Video:

videoinfo__video3.dkn.tv||__

Các nhà địa chất học người Nga lên tiếng về “âm thanh chốn Địa Ngục”

Sau khi đoạn ghi âm này được công bố, nhật báo Ammenusastia đã tiến hành đưa tin về sự việc này. Lúc bấy giờ, người phụ trách dự án này là nhà địa chất học nổi tiếng của Liên Xô – Dmitry Azzakov.

Tiến sĩ Dmitry Azzakov cho biết, bởi vì muốn ghi âm lại ẩm thanh chuyển động của lớp nham thạch trong vỏ trái đất nên đội khoan đã đưa micrô xuống đáy giếng sâu.Tuy nhiên không ai ngờ âm thanh thu được lại là những tiếng thét thảm khốc, ghê rợn rất giống với con người.

“Đó là những âm thanh phát ra khi con người ta phải chịu đựng nỗi thống khổ cực đại. Lúc đầu tiên chúng tôi cho rằng đó là tiếng nhiễu phát ra từ thiết bị khoan giếng của chúng tôi. Nhưng sau khi chúng tôi tinh chỉnh các thiết bị một lần nữa để ghi âm lại thì khi đó mới khẳng định được rằng những tiếng la hét đó không phải chỉ của “một người”, mà là của hàng triệu người”. Tiến sĩ Dmitry Azzakov chia sẻ. Là một người vốn dĩ không tin vào sự tồn tại của Thiên Đường và Địa Ngục, tuy nhiên sự thật diễn ra hiển hiện trước mắt khiến ông không thể không tin rằng Địa Ngục là có thật.

Nhà kinh tế học người Nga đặt một câu hỏi, ai là người đã la hét dưới lòng đất sâu vạn trượng?

Đài truyền hình PEH của Nga đã tiến hành phỏng vấn nhà kinh tế học Sergey Semenishchev, bởi lúc đó ông cũng là thành viên tham gia nhóm khoan giếng sâu. Khi trả lời phỏng vấn, ông đã nói: “Nhiệt độ dưới lòng đất vô cùng cao nên không một sinh vật sống nào có thể tồn tại. Vậy rốt cuộc là ai đang kêu gào? Chúng tôi đều biết rằng thứ có thể phát ra âm thanh như vậy chỉ có thể là một loài sinh vật nào đó, có thể giống với con người chúng ta, một sinh vật có da thịt”. Nhưng dưới lòng đất sâu vạn trượng thì có ai có thể tồn tại ở đó để kêu gào?

Đối với hiện tượng siêu nhiên này, các nhà khoa học Nga khó có thể đứng trên góc độ khoa học để đưa ra lời giải thích. Họ chỉ có thể đứng trên góc độ tôn giáo, tín ngưỡng để có một chút lý giải, bởi vì hiện tượng này rất giống với Địa Ngục trong miêu tả của “Thánh Kinh”.

Cả hai câu chuyện trên, một phát sinh vào thời cổ đại, một phát sinh trong thời hiện tại, mặc dù thời gian cách nhau quá xa, nhưng đều dùng cùng một phương thức để nói với chúng ta rằng, ngoài thế giới mà con người đang sinh tồn, rất có thể còn tồn tại rất nhiều thế giới khác.

Bạn có từng nghe đến thuyết đa vũ trụ (hay thuyết vũ trụ song song), được đề cập từ sớm bởi nhà bác học Isaac Newton vào năm 1704, và được nhiều nhà khoa học ủng hộ, trong đó phải kể đến nhà vật lý từng đoạt giải Nobel Steven Weinberg?

đào giếng vượt thời không đến thiên đàng và địa ngục
(Ảnh: Isaac Newton)
đào giếng vượt thời không đến thiên đàng và địa ngục
Minh họa vũ trụ song song. (Ảnh: ĐKN)

Thuyết này cho rằng có rất nhiều vũ trụ khác tồn tại cùng với vũ trụ chúng ta. Nhiều luận cứ khoa học cho thấy thuyết này rất có cơ sở. Nếu được xác thực, nó sẽ cung cấp lời giải thích cho các thế giới nghe có vẻ huyễn tượng, không thật từng được đề cập đến trong các cổ thư, hay những hiện tượng siêu thường bí ẩn chưa rõ căn nguyên mà chưa thể truy ra nguồn phát xuất trong thế giới vật chất này như cõi âm hay âm gian, bởi rất có thể chúng bắt nguồn từ một thế giới khác, vũ trụ khác, một nơi có khái niệm thời gian và không gian độc lập, khác biệt.

Mai Thanh, Quý Khải