Với kích thước cơ thể khổng lồ cũng những vũ khí đáng sợ được trang bị, 2 kẻ ăn thịt này đã lao một cuộc chiến giành giật con mồi đẫm máu. Và sát thủ trên cạn lại tuột mất con mồi vào tay đối thủ nhưng cái kết cho kẻ chiến thắng cũng chẳng êm đẹp tý nào!

Nhắc tới những loài khủng long ăn thịt to lớn và hung dữ nhất thời cổ đại, chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đồng tình rằng khủng long bạo chúa T- rex là số 1. Với thân hình dài trung bình 12m, cao 4-6 m và nặng từ 7-9 tấn; T-rex gần như là kẻ ăn thịt vô địch trong thời đại khủng long. Ngoài ra, bạo chúa T-rex là loài có lực cắn lớn nhất trên cạn với cấu trúc răng nhọn chi chít và dày, đủ khiến xương con mồi vỡ ra thành từng mảnh.

Nhưng trước thời đại T-rex hàng chục triệu năm về trước, trên Trái Đất đã tồn tại 2 kẻ ăn thịt khổng lồ còn to lớn cả khủng long bạo chúa: “Spinosaurus và Carcharodontosaurus”. Chúng đã thống trị Trái Đất với sức mạnh và mức độ hung bạo không kém T-rex, là nỗi khiếp sợ đối với bất kỳ loài khủng long nào sinh sống cùng thời đại. 

Spinosaurus (có nghĩa là “Thằn lằn gai”) là một chi khủng long ăn thịt sinh sống tại Bắc Phi, sống vào thời kỳ Alba và Cenoman của kỷ Phấn trắng, khoảng 112 – 97 triệu năm trước. Nó được coi là loài viết lại lịch sử thời đại khủng long khi có thể sống cả trên cạn lẫn dưới nước. 

Với chiều dài ước tính từ 12,6 – 18 m và nặng từ 7 đến 20,9 tấn, chúng là loài lớn nhất được phát hiện, hơn rất nhiều so với khủng long bạo chúa. Hộp sọ Spinosaurus dài và hẹp giống hộp sọ cá sấu hiện đại, các gai khác biệt của Spinosaurus là phần kéo dài của các đốt sống, dài tới ít nhất 1,65 m và dường như có da nối chúng lại, tạo thành cấu trúc giống cánh buồm.

Spinosaurus có thể sinh sống cả ở dưới nước lẫn trên cạn. (Ảnh: Latitud Informativa)

Với những đặc điểm của khủng long bạo chúa T-Rex, cá sấu và cá voi có chi cổ đại, loài khủng long này hoàn toàn có thể thích nghi được với cuộc sống dưới nước. 

Điểm đáng sợ nhất không phải ở cấu tạo hàm răng mà là ở 2 chi trước rất khỏe được trang bị các móng cong dài, sắc nhọn như dao, chỉ cần một cái tát cũng có thể khiến khủng long bạo chúa phải ôm hận.

Tuy nhiên, đối thủ của Spinosaurus cũng không phải dạng vừa. Carcharodontosaurus là một loài khủng long ăn thịt sống cùng thời có kích thước gần như tương đương với Spinosaurus ( dài từ 12-13,5 m, nặng từ 5-15 tấn), còn lớn hơn cả Tyrannosaurus và Giganotosaurus. 

Phân tích xương hóa thạch của loài, các nhà khoa học phát hiện ra một đặc điểm nổi bật trong hệ hô hấp có túi khí. Túi khí này có chức năng đảm bảo dòng chảy oxy liên tục đi qua phổi giúp Carcharodontosaurus có thể đạt vận tốc cần thiết khi săn mồi và thời gian chạy lâu hơn. Các nhà khoa học cho rằng túi khí này giống với túi khí của chim nhưng chưa đủ để chứng minh được rằng chim hiện đại là hậu duệ của khủng long. 

Carcharodontosaurus có hệ thống túi khí giúp chúng săn đuổi con mồi với thời gian lâu hơn. (Ảnh: You tube)

Nhưng điểm nổi bật nhất ở Carcharodontosaurus chính là ở hàm răng. Răng của chúng có cấu trúc khía  đặc biệt giống như răng cá mập nên con mồi tuy không chết vì cú cắn nhưng sẽ chết vì mất máu quá nhiều. Đây thật sự là một vũ khí lợi hại giúp chúng trở thành loài khủng long nguy hiểm nhất được biết đến. 

Carcharodontosaurus là sát thủ trên cạn. (Ảnh: Dinosaurs with Joshua)

Môi trường sống của Spinosaurus gọi là khu vực “Châu thổ nguy hiểm” ở Bắc Phi, khu vực ngày nay phần lớn sa mạc nhưng trước đó nơi đây là đầm lầy rộng lớn với nhiều khủng long to lớn, trong đó có Carcharodontosaurus. Điều này dẫn đến việc sẽ không có đủ thức ăn và những trận chiến giữa 2 loài sinh vật khổng lồ này không thể tránh khỏi. 

Có thể nói đây là hai kẻ thù không đội trời chung và cân sức cân tài. Carcharodontosaurus được đánh giá là loài khủng long thông minh và ranh mãnh nhưng Spinosaurus với thể hình vượt trội hơn cũng như đôi chi trước khỏe và sắc nhọn đủ cho Carcharodontosaurus những cú tát trời giáng và khiến đối thủ chấp nhận thua cuộc. 

Nhưng kẻ chiến thắng cũng chẳng vẻ vang cho lắm. Điểm yếu chí tử của Spinosaurus chính là “cánh buồm” trên lưng chúng, bộ phận này không làm chức năng bảo vệ cơ thể nên khi bị Carcharodontosaurus cắn, phần cánh buồm này có thể bị thương rất nặng và máu sẽ không ngừng chảy (do cấu trúc răng của có khía của Carcharodontosaurus ). 

Có thể chính vì nguyên nhân gây nên cái chết cho kẻ ăn thịt khổng lồ đã viết lại lịch sử loài khủng long. 

Video:

Sơn Tùng