Rất nhiều nhà khoa học góp phần thiết lập nên những lý thuyết và định luật khoa học được chấp nhận rộng rãi, đã cảnh báo các nhà khoa học tương lai rằng không nên bị hạn chế vào những công trình của họ. Họ cũng nhấn mạnh rằng có nhiều phát hiện vĩ đại nhất từng bị chế nhạo lúc ban đầu vì chúng đối lập với các quan điểm thiên kiến trước đó.

Tiếp theo 9 luận điểm của những nhà khoa học lỗi lạc trong phần 1:

10. Khoa học bao quát cả sự bí ẩn

“Tôi yêu khoa học, và tôi cảm thấy đau lòng khi biết rằng rất nhiều người sợ hãi chủ đề này hoặc cảm thấy việc chọn lựa khoa học nghĩa là bạn không thể chọn tình thương, nghệ thuật, hay cảm giác được kính sợ thiên nhiên. Khoa học không có mục đích xóa đi các bí ẩn trong đầu, mà là để tái phát minh và truyền lại sức sống cho nó”.

—Robert Sapolsky, trong cuốn sách “Tại sao ngựa vằn không bị u xơ”

Robert Sapolsky là một nhà sinh học và thần kinh học. Ông được biết đến với công trình về lĩnh vực các căn bệnh do stress.


Robert Sapolsky (P. S. Burton/Bill Branson for the National Institutes of Health Record)

11. Einstein bàn luận về ‘chân lý khách quan’

Các khái niệm vật lý là các phát minh tự do của tâm trí con người, và không hề, bất kể có vẻ ra sao, được quyết định một cách đặc thù bởi thế giới bên ngoài. Trong nỗ lực nhằm thấu hiểu thực tại, chúng ta có vẻ hơi giống với một con người đang cố gắng thấu hiểu cơ chế của một chiếc đồng hồ kín. Anh ta có thể nhìn thấy mặt đồng hồ và các tay kim đang chuyển động, thậm chí có thể nghe thấy cả tiếng tích tắc, nhưng anh ta không cách nào có thể mở cái vỏ đồng hồ [để xem cơ cấu bên trong]. Nếu anh ta thông minh anh ta sẽ có thể hình dung một vài bức tranh về cơ chế đằng sau của tất cả những gì anh đang quan sát, nhưng anh sẽ không bao giờ có thể chắc chắn bức tranh của anh là phương án duy nhất để lý giải cho các quan sát của mình.

Anh ta sẽ không bao giờ có thể so sánh bức tranh của anh với cơ cấu thực sự [của chiếc đồng hồ] và thậm chí không thể tưởng tượng được tiềm năng hay ý nghĩa của một phép so sánh như vậy. Nhưng anh tin chắc rằng, khi kiến thức của bản thân được trau dồi, bức tranh về thực tại của anh sẽ trở nên đơn giản và đơn giản hơn nữa, và sẽ có thể giải thích một phạm vi rộng lớn và rộng lớn hơn nữa các ấn tượng từ giác quan của mình. Anh cũng có thể tin vào sự tồn tại của một giới hạn kiến thức tối ưu và cái giới hạn đó sẽ được tiếp cận bởi tâm trí con người. Anh có thể gọi cái giới hạn tối ưu này là chân lý khách quan.

—Albert Einstein và Leopold Infeld, trong cuốn sách đồng tác giả “Sự tiến hóa của vật lý”.

Einstein1921_by_F_Schmutzer_2Albert Einstein trong một buổi giảng dạy ở Vienna vào năm 1921 (tuổi: 42). (Ảnh: Ferdinand Schmutzer)

12. Các nhà khoa học đeo những mặt nạ khác nhau trên sân khấu thế giới

Chủ nghĩa suy diễn trong các tài liệu toán học và phương pháp lập luận quy nạp trong các tài liệu khoa học chỉ đơn giản là cái cách chúng ta trình diễn trước công chúng khi tấm màn được kéo lên. Cái ảo giác trên sân khấu sẽ bị đánh đổ nếu chúng ta đặt câu hỏi điều gì thật sự đang diễn ra đằng sau sân khấu. Ngoài đời thực, việc phát hiện và chứng minh hầu như luôn luôn là hai quá trình khác biệt.

—Peter Brian Medawar, trong cuốn “Yếu tố quy nạp và trực giác trong lập luận khoa học”

Peter Brian Medawar (1915–1987) là một nhà miễn dịch học. Ông được trao giải Nobel sinh lý học hoặc y học năm 1960 cùng với Ngài Frank Macfarlane Burnet “vì việc phát hiện ra cách thức thúc đẩy khả năng khoan dung miễn dịch”, theo trang web của giải thưởng Nobel.


Peter Brian Medawar vào năm 1960. (Ảnh: Wikimedia)

13. Khoa học không tuyên bố sự chắc chắn; “sự khách quan” trong khoa học đều có mang tính cảm xúc

Một sai lầm phổ biến được đưa ra trong hầu hết các chỉ trích chống đối khoa học ngày nay là: khoa học tuyên bố sự chắc chắn, tính chất không thể đánh đổ và khách quan hoàn toàn với cảm xúc. Sẽ đúng hơn nếu nói rằng khoa học dựa trên sự kinh ngạc, sự thám hiểm và hy vọng.

—Cyril Hinshelwood, được trích dẫn trong bài cáo phó Hinshelwood của E. J. Bowen, xuất bản năm 1967 trên tạp chí Hóa học của Anh.

Cyril Hinshelwood (1897–1967) là một nhà hóa lý. Ông được trao giải Nobel hóa học cùng với Nikolay Nikolaevich Semenov vào năm 1956 cho nghiên cứu về cơ chế của các phản ứng hóa học.


Cyril Hinshelwood. (Ảnh: Tổ chức Nobel)

14. Điều gì tồn tại, tồn tại

Một người nên tìm kiếm những điều tồn tại [khách quan], chứ không phải điều mà họ nghĩ trong đầu.

—Albert Einstein, trích dẫn trong cuốn sách “Einstein, Tiểu sử của một con người” của Peter Michelmore.

15. Sai lầm tai hại của Khoa học

Không có gì tai hại đến sự phát triển của tâm trí con người hơn việc giả định rằng: quan điểm của chúng ta về khoa học là tối hậu; rằng không có bí ẩn nào trong tự nhiên; rằng các thành tựu của chúng ta là toàn diện, và rằng không có thế giới mới nào cần chúng ta đến khám phá.

—Ngài Humphry Davy, trích trong cuốn ‘Humphry Davy: Khoa học và quyền lực’ của David Knight

Ngài Humphry Davy là một nhà hóa học và một nhà phát minh. Ông đã phát hiện ra nguyên tố hóa học Natri, Kali, và Canxi nhờ phương pháp điện phân, và phát hiện ra rằng Clo, trước từng được cho là có chứa thành phần khí oxy, thực ra là một nguyên tố hóa học. Ông cũng phát minh ra loại đèn Davy, một loại đèn an toàn sử dụng trong các mỏ than đá.

Ngài Humphry Davy (từ Bách khoa toàn thư tiểu sử Khoa học và Công nghệ của tác giả I. Asimov)

16. Khái niệm linh hồn sẽ không được giải thích bằng khoa học

Tôi cho rằng bí ẩn của loài người đã bị hạ thấp rất nhiều do chủ nghĩa giản lược trong khoa học, khi sử dụng các luận điệu trong ‘chủ nghĩa duy vật hứa hẹn’ để giải thích cho hầu như tất cả khía cạnh của thế giới tâm linh dưới các mô thức hoạt động thần kinh. Niềm tin này phải được xếp vào phân loại mê tín. […] Chúng ta phải nhận ra rằng chúng ta là những sinh mệnh tâm linh có linh hồn tồn tại trong một thế giới tâm linh, đồng thời cũng là một sinh mệnh vật chất với cơ thể và não bộ tồn tại trong một thế giới vật chất.

— Ngài John C. Eccles, trong cuốn sách ‘Sự tiến hóa của não bộ: Sự tạo thành của cái tôi’

Ngài John Carew Eccles, một nhà sinh lý học thần kinh, đã đoạt giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học năm 1963 cùng Alan Lloyd Hodgkin và Andrew Fielding Huxley với công trình của ông trong lĩnh vực dẫn truyền xinap hóa học.


(Ảnh: Shutterstock)

17. Các hiểu biết hiện nay có thể trở nên lỗi thời, cũng giống như rất nhiều các hiểu biết trước đó

Mỗi thí nghiệm sẽ xóa sổ một số kiến thức về hệ thống được thu thập từ các thí nghiệm trước đó.

—Werner Heisenberg, trong cuốn sách ‘Các nguyên lỳ của lý thuyết lượng tử’, được phiên dịch bởi Carl Eckart và F. C. Hoyt.

Werner Heisenberg là một nhà vật lý lý thuyết. Ông được trao giải Nobel Vật lý vào năm 1932 “vì đã sáng lập ra thuyết cơ học lượng tử, mà ứng dụng của nó, không kể những cái khác, đã dẫn tới việc phát hiện ra các dạng thức đa định hình của nguyên tố hydro”, theo trang web của giải thưởng Nobel.

Werner Karl Heisenberg khoảng năm 1927. (Ảnh Wikimedia)

Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Mục “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên sưu tầm những câu chuyện về các hiện tượng kỳ lạ kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định.

Tác giả:  Tara MacIsaac, Đại Kỷ Nguyên Anh ngữ
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch

Xem thêm: