Tiểu mục “Cà phê toán cùng Đại Kỷ Nguyên” trong chuyên mục Khoa Học cung cấp cho độc giả những bài toán đố thú vị, hi vọng sẽ là một món ăn tinh thần bổ ích bên tách cà phê sáng giúp bộ não khởi động óc tư duy, sáng tạo trước một ngày làm việc đầy niềm vui.
Bài 1: Câu đố về tuổi của Hà
Hôm nay là ngày sinh nhật của Hà.
Một năm trước vào ngày sinh nhật của mình, cậu có 5 cây nến trên bánh sinh nhật và cậu đốt hết ngoại trừ đúng một cây.
Hôm nay cậu sẽ đốt cả 5 cây nến.
Hôm nay Hà kỷ niệm sinh nhật lần thứ mấy?
Lưu ý:
Cậu không kỷ niệm sinh nhật 5 tuổi vào hôm nay.
Bạn đã nghĩ ra câu trả lời? ….
Đáp án:
31
Giải thích:
Các cây nến biểu thị tuổi của Hà dưới dạng số nhị phân.
11110 = 1×24 + 1×23 + 1×22 + 1×21 + 0x20 = 16 + 8 + 4 + 2 + 0 = 30
11111 = 1×24 + 1×23 + 1×22 + 1×21 + 1×20 = 31
Bài 2:
Đề bài:
Có hai số tự nhiên ‘A’ và ‘B’. Chúng ta sẽ thực hiện 8 phép tính với hai số như sau:
Bước-1: A = B
Bước-2: A x A = B x A
Bước-3: A^2 – B^2 = AB – B^2
Bước-4: (A + B)( A – B) = B(A – B)
Bước-5: A + B = B
Bước-6: B + B = B
Bước-7: 2B = B
Bước- 8: 2 = 1
Câu hỏi:
Tại sao kết quả cuối cùng lại không đúng?
Bạn đã nghĩ ra câu trả lời? ….
Đáp án:
Bước 5 bị sai.
Giải thích:
Trong bước 5 chúng ta chia cả hai vế của phương trình cho (A-B). Bởi A = B do đó (A – B) = 0 và chúng ta không thể chia hai vế cho 0.
Bài 3:
Đề bài:
Nếu,
29 – 1 = 30
9 – 1 = 10
14 – 1 = 15
Dựa trên logic trên, liệu bạn có thể chứng minh rằng:
11 – 1 = 10 ?
Bạn đã nghĩ ra câu trả lời? ….
Đáp án:
XI – I = X
Giải thích:
Loại bỏ “I” (ký tự La Mã của số 1) từ vế trái, bạn sẽ có được con số ở vế phải:
29 – 1 = 30
XXIX – I = XXX (ký tự La Mã của số 30)
14 – 1 = 15
XIV – I = XV (ký tự La Mã của số 15)
9 – 1 =10
IX – I = X (ký tự La Mã của số 10)
Tương tự,
11 – 1 = 10
XI – I = X (ký tự La Mã của số 10)
Quý Khải