Tấm bản đồ đáng kinh ngạc được cung cấp bởi NASA bên trên cho thấy Châu Nam Cực trong quá khứ xa xưa, khi chưa bị phủ băng. Chúng ta cần phải bắt đầu nhìn nhận lại Châu Nam Cực dưới một góc độ khác vì châu lục băng giá này có thể đã từng là nhà của một số nền văn minh xa xưa.
Châu Nam Cực từ lâu đã được nhìn nhận như một trong những nơi xa xôi hẻo lánh nhất trên Trái Đất do có khí hậu cực kỳ khắc nghiệt. Tuy nhiên, châu lục này không chỉ có toàn là băng tuyết. Bao phủ một vùng diện tích rộng 14 triệu km2, Châu Nam Cực là châu lục lớn thứ 5 trên thế giới, với kích thước gấp đôi Australia.
Thật khó tưởng tượng được rằng trong quá khứ xa xôi, Châu Nam Cực từng ở vị trí chếch hẳn lên phía Bắc, nghĩa là châu lục băng giá này không bị phủ băng trong quá khứ.
Một thực tế thú vị là, khoảng 170 triệu năm trước, Châu Nam Cực từng là một phần của siêu lục địa Gondwana. Siêu lục địa Gondwana bao hàm hầu hết các vùng đất ở Nam bán cầu ngày nay, bao gồm Châu Nam Cực, Nam Mỹ, Châu Phi, Madagascar, và Châu Đại Dương, cũng như Bán đảo Ả Rập và Tiểu lục địa Ấn Độ, vốn đã dịch chuyển hoàn toàn lên Bắc bán cầu ngày nay. Cho đến khoảng 25 triệu năm trước, Châu Nam Cực như chúng ta biết ngày nay, đã dần dần tách ra khỏi siêu lục địa Gondwana.
Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng Châu Nam Cực không phải luôn luôn giá lạnh, khô cằn và được bao phủ trong các dải băng. Trên thực tế, trong lịch sử lâu dài của châu lục này, khi nó còn nằm chếch hẳn lên phía bắc, Châu Nam Cực đã được tận hưởng một khí hậu nhiệt đới hoặc ôn đới, nghĩa là nó đã từng được bao phủ bởi rừng rậm, và là nơi cư trú của nhiều chủng loài sinh vật cổ đại khác nhau.
Câu chuyện đằng sau Châu Nam Cực còn trở nên ly kỳ hơn khi có một số dấu hiệu gợi lên giả thuyết cho rằng châu lục băng giá này đã từng là nơi cư trú của những nền văn minh cổ đại tồn tại từ trước khi lịch sử được ghi chép.
Năm 1929, các nhà nghiên cứu đã tình cờ phát hiện được một tấm bản đồ cổ; một tấm bản đồ đã vĩnh viễn thay đổi quan niệm của chúng ta về những nền văn minh cổ đại và khả năng của họ.
Tấm bản đồ Piri-Reis, được vẽ bởi một trong những đô đốc nổi tiếng nhất của hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ là một tấm bản đồ đã bị thất lạc trong nhiều thế kỷ. Được hoàn thành vào năm 1513, tấm bản đồ được tạo ra dựa trên thông tin dữ liệu từ những tấm bản đồ cổ hơn rất nhiều, được cho là có từ trước nhiều nền văn minh cổ đại. Một trong những chi tiết gây sốc nhất trên tấm bản đồ cổ này là chỗ miêu tả Châu Nam Cực trong trạng thái không bị phủ băng.
Tuy nhiên bản đồ Piri-reis không phải là tấm bản đồ duy nhất khắc họa Châu Nam Cực trong trạng thái không bị phủ băng; hóa ra có một số tấm bản đồ khác cũng đã miêu tả Châu Nam Cực trong trạng thái không bị phủ băng thậm chí trước khi châu lục này được phát hiện trong ‘thời hiện đại’ vào thế kỷ 19.
Xem thêm:
Bản đồ của NASA cho thấy hình ảnh Châu Nam Cực trong trạng thái không bị phủ băng
Một đoạn video hình họa (dưới cùng bài viết) được công bố bởi NASA đã hoàn toàn lột tả được hình ảnh Châu Nam Cực khi băng giá biến mất. Tấm bản đồ từ NASA đã cung cấp một cái nhìn thoáng qua những gì ẩn giấu bên dưới mảng băng lớn nhất Trái Đất này, hé lộ những đặc điểm đáng kinh ngạc sẽ vĩnh viễn thay đổi nhận thức của chúng ta về Châu Nam Cực.
Các số liệu làm bản đồ này đã được thu thập bởi các nhà nghiên cứu tại Cục Trắc địa Châu Nam Cực Anh quốc (British Antarctic Survey). Họ đã theo đuổi dự án này trong hơn hai thập kỷ, nghiên cứu xác định độ cao của bề mặt lục địa và độ dày của lớp băng sử dụng radar xuyên băng.
Tấm bản đồ với tên gọi BedMap2 là tấm bản đồ có nội dung cập nhập nhất bao gồm 15 triệu thông số đo lường bổ sung, vốn đã được thực hiện từ năm 2001. Tấm bản đồ này cung cấp một cái nhìn đáng kinh ngạc về châu lục băng giá và tất cả mọi thứ nằm bên dưới lớp băng dày.
Giả thuyết con người từng cư trú tại Châu Nam Cực
Khi bạn nhận ra rằng Châu Nam Cực không phải luôn luôn lạnh giá, khô cằn và ‘không mến khách’ như hiện nay, thì các giả thuyết có thể sẽ là bất tận.
Câu hỏi mà chúng ta chưa từng nghĩ đến là:
Liệu có khả năng Châu Nam Cực đã từng có thời tiết đủ ấm trong quá khứ để tạo điều kiện sinh sống cho một nền văn minh cổ đại? Câu trả lời, là CÓ.
Và nếu, trên thực tế từng có một nền văn minh cư trú và phát triển tại Châu Nam Cực trong quá khứ xa xưa, thì phải chăng ngày nay chúng ta nên phải tìm thấy bằng chứng về cuộc sống của họ tại đây? Theo nhiều nhà nghiên cứu, có nhiều công trình kiến trúc ở Châu Nam Cực, có những kim tự tháp và đầy đủ bằng chứng để ủng hộ giả thuyết về một nền văn minh từng tồn tại ở đây trong quá khứ xa xưa.
Tấm bản đồ mới được công bố bởi NASA hé lộ những đường thẳng và các vật thể giống với công trình kiến trúc được quan sát nhờ những tấm bản đồ mới. Tuy có nhiều người cho rằng đây chỉ đơn giản là các công trình tự nhiên, nhưng hàng triệu người trên khắp thế giới lại tin rằng có một khả năng chắc chắn những tấm bản đồ mới sẽ cung cấp bằng chứng quyết định về những công trình kiến trúc của ‘chủng người tồn tại từ trước trận Đại Hồng Thủy’ (Antediluvian) trên châu lục băng giá này.
Xem thêm:
Tuy nhiên, việc giới khảo cổ có công nhận giả thuyết này hay không lại là một câu hỏi hoàn toàn khác.
Còn bạn thì sao? Liệu có khả năng tồn tại những công trình kiến trúc cổ đại ngay dưới lớp băng dày của Châu Nam Cực? Liệu có khả năng những tấm bản đồ như BedMap 2 sẽ giúp chúng ta khám phá Châu Nam Cực, tìm kiếm bằng chứng của những nền văn minh cổ đại từng cư trú trên châu lục này? Liệu có khả năng những nền văn minh cổ đại đã từng phát triển hưng thịnh ở đây từ hàng nghìn năm về trước, khi Châu Nam Cực có một khí hậu hoàn toàn khác biệt? Hãy cho chúng tôi biết suy nghĩ của bạn trong phần bình luận bên dưới.
Video của NASA mô phỏng Châu Nam Cực lúc chưa bị băng tuyết bao phủ:
Tác giả: Ivan Petricevic, Ancient-code.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc tại đây.
Thạch Khánh biên dịch
Xem thêm: