Những chiếc áo lông ngỗng vừa nhẹ vừa ấm hẳn là một món quà đầy ý nghĩa những dịp đông về. Nhưng bạn có biết, có một ngành công nghiệp tàn nhẫn đằng sau chúng mà các hãng quần áo không bao giờ muốn người mua biết đến?

80% lông ngỗng được sử dụng để sản xuất quần áo rét hay gối ngủ đến từ Trung Quốc. Và tại nước này, một số nhà bảo vệ động vật đã tận mắt được chứng kiến cách mà lông ngỗng được thu hoạch: vặt sống.

Những công nhân Trung Quốc sẽ giữ chắc con ngỗng trên đùi, rồi liên tục vặt toàn bộ phần lông vũ của nó, để lại phần da rỉ máu và đau đớn – trong khi những con ngỗng khác chứng kiến quá trình đó đang tê liệt vì hoảng sợ.

Vặt lông sống: Sự thật đằng sau ngành công nghiệp lông ngỗng tưởng chừng vô hại
(Ảnh: Theo Peta.org)

Nỗi đau bị vặt lông cũng chẳng khác gì việc con người chúng ta bị nhổ mất một nhúm tóc cả“, tiến sĩ Laurie Siperstein-Cook thuộc tổ chức bảo trợ động vật Sacramento SPCA cho hay.

Vặt lông sống: Sự thật đằng sau ngành công nghiệp lông ngỗng tưởng chừng vô hại
(Ảnh: Theo Peta.org)

Để ngăn không cho những con ngỗng chạy trốn vì đau đớn, đôi khi các công nhân sẽ dẫm lên hai cánh và cổ chúng. Hầu hết những con ngỗng sẽ bị vặt lông vài lần trong đời, trước khi bị đưa vào lò mổ. Cách làm này trái ngược hẳn với việc thu hoạch lông truyền thống từ những con ngỗng bị giết mổ. Điều đó sẽ giúp cho sản lượng lông vũ thu hoạch được từ mỗi con ngỗng tăng lên.

Vặt lông sống: Sự thật đằng sau ngành công nghiệp lông ngỗng tưởng chừng vô hại
(Ảnh: Theo Peta.org)

Người ta sẽ chỉ thu được khoảng 60 gam lông vũ và lông tơ trong một lần vặt lông ngỗng. Trong khi đó, có những trang trại sản xuất tới 15 tấn lông ngỗng một năm, tương đương với 250.000 lượt vặt lông sống.

Thực trạng này từng được đưa ra ánh sáng vào năm 2012 bởi tổ chức bảo vệ động vật PETA và đã gây ra một làn sóng phẫn nộ từ phía người tiêu dùng. Chính vì thế, nhiều hãng quần áo, chăn ga gối đệm đã phải hợp sức lại để trấn an dư luận, cũng như đưa ra lời đảm bảo cho sản phẩm của mình. Đó chính là nguyên nhân ra đời những cái nhãn ‘có trách nhiệm’ hay những chiếc mác ‘không sử dụng lông vặt sống’.

Vặt lông sống: Sự thật đằng sau ngành công nghiệp lông ngỗng tưởng chừng vô hại
(Ảnh: Theo Peta.org)

Tuy nhiên, liệu những cái mác đó có là thật? Mới đây, khi các nhà bảo vệ động vật của PETA quay trở lại Trung Quốc và thực hiện các cuộc điều tra, họ đã phát hiện một sự thật không mấy dễ chịu: “Việc vặt lông được thực hiện bí mật, chúng tôi sẽ không vặt công khai“, một đại diện nhà máy chia sẻ. Những chủ trang trại đều thừa nhận việc vặt lông sống, và thậm chí, một tay buôn còn khoe khoang về khả năng lừa phỉnh người tiêu dùng.

Video điều tra của PETA về thực trạng vặt sống lông ngỗng:

.

Các hãng quần áo thừa hiểu rằng nếu người tiêu dùng biết được về thực trạng vặt lông sống thì sản phẩm của họ sẽ khó mà bán được. Chính vì vậy, họ chọn giải pháp giấu diếm và lừa phỉnh người mua. Họ sẽ luôn ‘đảm bảo’ rằng lông ngỗng họ sử dụng không phải là lông vặt sống. Từ đó, một số tổ chức ‘kiểm định’ cũng được dựng nên để khiến người tiêu dùng an lòng.

Vặt lông sống: Sự thật đằng sau ngành công nghiệp lông ngỗng tưởng chừng vô hại
(Ảnh: Theo Peta.org)

Tất nhiên, chúng ta sẽ chẳng thể nào biết được nguồn gốc thật sự của lông ngỗng bên trong chiếc áo khoác của bản thân mình. Nhưng đừng ghét bỏ chiếc áo đó! Thay vì thế, hãy quý trọng và suy nghĩ kỹ hơn trước khi vứt bỏ nó, vì biết đâu nó lại được tạo ra từ sự đau đớn của rất nhiều sinh mệnh.

Theo Peta.org
Quang Minh tổng hợp

Xem thêm: