Tôm giàu chất dinh dưỡng như: đạm, phốtpho, acid béo, canxi, các chất khoáng, có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Tuy nhiên, những người đang mắc các bệnh dưới đây không nên ăn.

1. Đang bị ho

Bác sĩ Nguyễn Minh Đức, khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội) chia sẻ trên báo Zing rằng, tôm không nên dùng khi bị ho. Bởi hệ hô hấp dễ bị kích thích do vỏ của những loại hải sản. Đặc biệt, nhiều người còn bị dị ứng với protein trong tôm, cua, gây ra ho kích ứng.

2. Bị dị ứng

Lý giải về vấn đề dị ứng do hải sản, trong đó có tôm gây ra, BS Lê Thị Hải, nguyên Phó giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) chia sẻ trên báo Pháp Luật & Xã Hội rằng, “hải sản là nhóm thức ăn gây dị ứng nhiều nhất trong số các trường hợp bị dị ứng thực phẩm.

Dị ứng hải sản phần lớn xảy ra ở những người thiếu chất kháng histamin tự do. Khi ăn các hải sản như tôm, cá, bạch tuộc… histamin sẽ được phóng thích gây ra các biểu hiện dị ứng. 

Người lớn dị ứng thức ăn thường biểu hiện ở cả đường tiêu hóa, da. Còn ở trẻ nhỏ, đôi khi chỉ biểu hiện duy nhất ở đường tiêu hóa. Cho nên nhiều cha mẹ chủ quan, nhầm lẫn dị ứng với rối loạn tiêu hóa.

Biểu hiện dị ứng hải sản cũng rất đa dạng và xảy ra nhanh chóng sau ăn khoảng vài giờ, thậm chí vài phút. Tùy vào mức độ hay loại hải sản mà người bệnh ăn phải cũng như sự tiếp nhận của cơ địa mỗi người mà mức độ dị ứng khác nhau.

Nhẹ thì nổi mề đay từng vùng hoặc khắp người, ngứa, người nôn nao khó chịu, mấy giờ sau sẽ lặn. Nặng thì ngoài nổi ban và ngứa còn phù nề mặt, khó thở, nôn, đau quặn bụng, có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy… Thậm chí gây biến chứng phản vệ nguy hiểm như sốc, mạch đập nhanh. Nếu không được thải độc kịp thời có thể nguy hiểm tính mạng”.

3. Người có vấn đề về tuyến giáp

Trong tôm cũng như các hải sản khác chứa nhiều i-ốt có thể làm bệnh về tuyến giáp trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, nếu có vấn đề về tuyến giáp bạn nên hạn chế ăn tôm.

4. Đau mắt đỏ 

Nghiên cứu cho thấy tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn nếu ăn tôm, nhất là khi các độc tố trong vỏ tôm sẽ khiến bệnh mắt đỏ trầm trọng hơn rất nhiều.

5. Người có hàm lượng Cholesterol cao

Trong 100gr tôm có chứa tới 152mg cholesterol, vì thế với những ai có hàm lượng cholesterol cao, máu nhiễm mỡ hay có tiền sử các bệnh liên quan đến tim mạch thì không nên ăn nhiều tôm.

Lưu ý khi ăn tôm

– Cần rửa sạch, lấy bỏ phần ruột tôm trên sống lưng chúng.

– Không nên ăn đầu tôm.

– Nấu chín tôm mới ăn, tránh ăn tôm tái, sống.

– Ăn tôm với liều lượng vừa đủ để không bị rối loạn tiêu hóa. Theo các chuyên gia, người lớn chỉ nên ăn tối đa 100g tôm mỗi ngày, còn trẻ em dưới 4 tuổi chỉ nên ăn hạn chế ở mức 20-50g thịt tôm tùy từng lứa tuổi.

Video: 2 chữ đáng sợ nhất trên đời đã từng gây họa cho biết bao nhiêu người

videoinfo__video3.dkn.tv||1a5cd9384__

Từ Khóa: