Phép dưỡng sinh của người xưa vô cùng phong phú, cho từng đối tượng lại có nguyên tắc riêng. Phụ nữ mang bầu thường là giai đoạn đặc biệt trong đời người, vì vậy mà cũng có yêu cầu khác.
Đông y cho rằng thời kỳ phụ nữ mang bầu, âm huyết của tạng phủ, kinh lạc sẽ hạ chú Xung Nhâm để dưỡng bào thai. Do đó, toàn bộ cơ thể xuất hiện đặc điểm “huyết dịch bất túc, khí dễ thiên thịnh” (huyết dịch không đầy đủ, khí dễ thiên thịnh), mà còn có cách nói “sản tiền một bồn hỏa”, tức người phụ nữ đang mang bầu thường có thể trạng nhiệt. Mới đầu mang thai, do huyết tụ phía dưới, mạch Xung khí thịnh, can khí thượng nghịch, vị khí bất giáng, ắt xuất hiện hiện tượng ẩm thực thiên lệch (chỉ thích ăn một số loại), lợm giọng buồn nôn, sáng dậy váng đầu… Thông thường các triệu chứng không nghiêm trọng, qua khoảng 20 – 40 ngày, đa phần có thể tự tiêu mất.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, người mẹ có thể cảm giác thấy bầu ngực sưng to. Sau tháng thứ 3, khí hư nhiều hơn, nhũ hoa (núm vú) màu sắc đậm hơn. Sau 4 – 5 tháng, thai phụ có thể tự cảm thấy thai máy, thai nhi dần to ra, bụng dưới dần dần phồng to. Sau tháng thứ 6, thai nhi to dần, trở trệ khí cơ, thủy đạo không lợi, thường sẽ xuất hiện phù thũng mức độ nhẹ. Mang thai thời kỳ cuối, do thai nhi quay đầu chèn ép bàng quang và trực tràng, có thể thấy hiện tượng tiểu tiện nhiều lần, đại tiện táo. Vậy để có thể vượt qua được những khó khăn trong giai đoạn này, phụ nữ có thai cần lưu ý một số vấn đề dưới đây.
Ngôn hành đoan chính
Thai phụ tâm phải đoan chính, ngồi ngay ngắn, tâm thanh tĩnh, hư không, tâm thần hợp nhất. Ngồi không nghiêng lệch, đứng không nghiêng dựa. Mắt không nhìn tà vật, tai không nghe tà ác, miệng không nói tà ngôn, tâm không sinh tà niệm… Không nằm nghiêng vẹo, không bắt chéo chân. Nên theo lễ nghi, hành vi nhã nhặn để tu tâm dưỡng tính.
Điều dưỡng ẩm thực
Thai phụ sau khi thụ thai, nên điều chỉnh ẩm thực, dinh dưỡng thanh đạm, tránh thiên hàn nhiệt, đồng thời căn cứ các thời kỳ khác nhau của thai mà cung cấp dinh dưỡng và dưỡng thai theo các giai đoạn khác nhau. “Thai nhi, tháng nhất phát triển thai, tháng hai phát triển cao, tháng 3 phát triển bào, tháng tư hình thể thành, tháng năm có thể động, tháng sáu gân cốt lập, tháng bảy lông tóc sinh, tháng tám tạng phủ đủ, tháng chín cốc khí nhập vị (dạ dày), tháng mười chư thần đủ, đủ tháng tức sinh vậy”.
Ăn nhiều chua ắt thương Can, ăn nhiều đắng ắt thương Tâm, ăn nhiều ngọt tắc thương Tỳ, ăn nhiều cay ắt thương Phế, ăn nhiều mặn ắt thương Thận. Do đó thai phụ cần ăn uống cân bằng, bớt ăn chua cay, chiên rán, béo ngọt, sống lạnh.
Điều tiết tình chí
Thai phụ nên bảo trì tâm tình thư sướng, cảm xúc ổn định; tránh căng thẳng, dễ ảnh hưởng thai nhi phát triển. Phụ nữ mang thai nên sống trong hoàn cảnh thoải mái, sạch sẽ, thanh tĩnh, để bảo trì tâm lý thoải mái, khí cơ điều hòa.
Sinh hoạt điều độ
Trong phương diện cuộc sống sinh hoạt, thai phụ nên thuận ứng biến hóa của khí hậu 4 mùa, tùy theo thời tự mà ôn hàn thích hợp; tránh tổn hại do hoàn cảnh, thời tiết tạo thành. Đề xướng tĩnh dưỡng, tránh lao lực. Nhìn lâu thương huyết, nằm lâu thương khí, ngồi lâu thương cơ nhục, đứng lâu thương cốt, hành lâu thương cân. Thận trọng sinh hoạt ngủ nghỉ, vận động thích hợp, để kích thích thai nhi phát triển và mức độ linh hoạt của em bé sau này, giảm nhẹ khó khăn và đau đớn trong khi sinh nở cho thai phụ.
Ngoài ra, mang bầu thời kỳ đầu và sau 7 tháng, nên kiêng chuyện phòng the, để tránh tổn thương Xung Nhâm, bào mạch, mà dẫn tới thai động bất an hoặc sẩy thai, sinh non hoặc bệnh tà xâm nhập vào bên trong. Thai phụ làm việc và nghỉ ngơi thích hợp, vận động tới lui, làm khí huyết điều hòa, bách mạch lưu thông, có lợi cho thai nhi sinh trưởng phát triển, và quá trình sinh nở của thai phụ. Không leo cao, không xuống sâu, không vượt hiểm, không mang nặng.
Cẩn trọng dùng thuốc
Phàm là những thuốc tả hạ mạnh, hoạt lợi, khứ ứ, phá huyết, háo khí và tất cả các thuốc có độc, đều nên thận trọng hoặc cấm dùng. Khi mắc bệnh trong thời kỳ mang thai mà bắt buộc phải dùng thuốc, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Phân kỳ các mốc quan trọng bảo vệ sức khỏe bà bầu như sau:
1. Thời kỳ sớm dưỡng thai khí
Trong thời kỳ này, thai chưa định hình, không nên tự uống thuốc, quan trọng là điều tâm. Thai phụ cần làm được: mắt không nhìn ác sắc, tai không nghe dâm thanh, miệng không thổ ngạo ngôn, tâm không sinh tà niệm, tâm không sợ hãi… điều dưỡng thân tâm. Phương diện ẩm thực cần chú ý no đói hợp lý, thực phẩm cần thanh đạm, ăn chín uống sôi, cần thanh nhiệt tư bổ mà không ôn bổ, nếu không dẫn tới thai nhiệt, thai động, dễ sảy thai.
2. Thời kỳ giữa trợ thai khí
Bầu bí thời kỳ giữa, thai nhi trưởng thành nhanh chóng, cần điều dưỡng thân tâm để trợ thai khí. Thai phụ cần động tác nhẹ nhàng, tâm bình khí hòa, quá lao lực có thể khí suy, quá nhàn hạ có thể khí trệ. Thường xuyên phơi nắng sớm mai, bớt bị cảm thụ hàn, bớt mặc y phục quá mỏng, quá ngắn. Phương diện ẩm thực cần chú ý mỹ vị (vị ngon) và đa dạng hóa, dinh dưỡng phong phú, nhưng không được quá no, cần ăn nhiều rau quả để có lợi cho thông tiện (nhuận tràng). Lúc này âm huyết thường bất túc, dễ sinh nội nhiệt, nên dưỡng âm bổ huyết, hậu kỳ có lợi cho sinh nở.
3. Thời kỳ sau lợi sinh sản
Đa số thai phụ có khả năng tỳ khí hư, không thể chế thủy xuất hiện thủy thũng (phù), cho đến âm hư huyết nhiệt, thai nhiệt bất an, xuất hiện sinh non. Lúc này, thai phụ y phục cần rộng rãi, không được tắm bồn, cần đi bộ vận động nhẹ nhàng, tâm tĩnh, không được phẫn nộ tức giận.
Những chú ý trong tình huống bất thường
Nôn nghén
Thời kỳ đầu mang thai, mẹ bầu xuất hiện váng đầu, mệt mỏi, ăn không ngon miệng, thích ăn chua hoặc sợ dầu mỡ béo ngấy, buồn nôn, sáng sớm dậy nôn… một loạt các phản ứng, thuộc về phạm trù phản ứng ốm nghén thời kỳ sớm. Có thể thông qua vài phương pháp bảo vệ sức khỏe thai phụ dưới đây để đạt được mục đích giảm nhẹ hoặc hoãn giải. Trong trường hợp nghiêm trọng nên đến bệnh viện để được tư vấn.
- Ngậm một lát gừng tươi, Ô mai, Trần bì… hoãn giải hoặc giảm nhẹ nôn nghén. Có thể dùng Liên Tô ẩm (Mộc qua dại, phèn trắng, Trần bì, Sodium bicarbonate), có tác dụng lý khí điều trung, hòa vị chỉ thống. Sắc uống liên tục, uống thuốc Đông y mà nôn thì có thể đun nóng xông hơi vào mũi để cầm nôn.
- Trong cuộc sống khi điều phối ẩm thực, cần thanh đạm, dễ tiêu hóa, kiêng vị ngọt béo cho tới đồ ăn cay. Khuyến khích ăn chia làm nhiều bữa, có thể thực dưỡng thích đáng.
- Trà Mạch đông, Dương sâm: Lấy Mạch đông, Tây dương sâm, hãm nước thay trà uống.
- Nước mía gừng: Nước mía 1 cốc, cho thêm nước ép gừng tươi 1 thìa canh, trộn đều hâm nóng, uống khi còn ấm.
- Lấy vỏ cam 20g, hoặc vỏ bưởi 9g, rửa sạch cho vào nồi đất, đun nước, bỏ bã lấy nước, thay trà uống.
- Phật thủ, Tô ngạnh mỗi loại 15g, gạo tẻ 30g – 60g, đường trắng lượng thích hợp. Trước tiên đem Phật thủ, Tô ngạnh lần lượt rửa sạch, sắc lấy nước, bỏ bã, nấu cùng gạo tẻ thành cháo, cho lượng thích hợp đường trắng vào, mỗi ngày 1 thang.
Mang thai huyết hư
Đông y cho rằng sau khi mang bầu huyết tụ phía dưới để dưỡng thai, cho nên thai phụ “huyết cảm bất túc, khí dễ thiên thịnh”. Lâm sàng thường thấy sắc diện vàng nhạt, hoặc nhợt. Tăng cường dinh dưỡng vào những thời điểm thích đáng, chú ý nghỉ ngơi, cũng có thể thực dưỡng. Người huyết hư nghiêm trọng nên kịp thời đi bệnh viện chẩn trị.
Dưới đây là hai loại cháo bổ huyết cho bà bầu khi mang thai:
Cháo A giao: A giao 10g, gạo nếp 50g, đường đỏ lượng thích hợp. Đem gạo nếp nấu thành cháo, đợi khi cháo gần chín, cho A giao đã nghiền vỡ vào, vừa nấu vừa khuấy đều, nấu sôi tắt bếp lại nấu thêm 1 – 2 lần, cho vào đường đỏ là dùng được. Mỗi ngày chia 2 lần ăn, 3 – 5 ngày/một liệu trình. Liên tục sử dụng có thể có cảm giác đầy tức ngực, cần gián đoạn cách nhật sử dụng, người tỳ vị hư nhược không nên dùng nhiều.
Cháo Sơn dược, Sơn thù: Sơn thù 60g, Sơn dược 30g, gạo tẻ 100g, đường trắng lượng thích hợp. Đem 2 vị đầu sắc nước bỏ bã, cho vào gạo tẻ, đường trắng, nấu thành cháo. Mỗi ngày chia làm 2 lần, sáng tối hâm nóng ăn.
Mang thai bị táo bón
Thời kỳ mang thai, phụ nữ dễ xuất hiện táo bón, lâu dần dẫn tới trĩ hoặc làm cho trĩ vốn đang có nặng thêm. Táo bón chưa được cải thiện thì khi đi ngoài làm cho áp lực thành bụng của thai phụ tăng cao, dễ dẫn tới thai động bất an. Triệu chứng này trong thời kỳ mang thai lấy dự phòng làm chủ yếu, bao gồm các nội dung dưới đây:
- Thai phụ bình thường nên ăn nhiều các loại rau chứa hàm lượng chất xơ phong phú, có thể ăn chuối tiêu, mật ong… là các thực phẩm xúc tiến bài tiện.
- Duy trì vận động thích hợp, tập thói quen tốt là đi ngoài đúng giờ.
Thai động bất an
Thời kỳ mang bầu, thai phụ nếu xuất hiện bụng dưới không thoải mái hoặc đau âm ỉ, kèm theo mỏi lưng, hoặc âm đạo ra máu lượng ít, khả năng là dấu hiệu của thai động bất an, nên sớm tới bệnh viện để kịp thời khám và điều trị.
Theo baijiahao.baidu.com
Liên Hoa