Có bao giờ bạn cảm thấy tức giận hay cáu kỉnh sau một cơn đói? Hoặc chính lúc bạn đang đói? Có bằng chứng cho rằng giận dữ đồng hành cùng cơn đói là một hiện tượng có thật.

Lượng đường huyết thấp là nguyên nhân chính

Thời gian sau bữa ăn càng dài thì cái bụng của chúng ta càng rỗng, các chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động của các cơ quan trở nên dần dần cạn kiệt, mức đường huyết giảm xuống… cứ như vậy sẽ đặt cơ thể vào tình trạng “báo động”. Khi này, những việc đơn giản cũng trở nên khó khăn, có những người trở nên khó tập trung trong công việc, dễ mắc phải những sai lầm ngớ ngẩn mà bình thường không như vậy; cũng có những người trở nên cáu bẳn, xấu tính không còn bao dung với những người xung quanh nữa. Lượng đường huyết thấp kích thích sinh ra những các hooc-môn  liên quan đến căng thẳng như cortisol và adrenaline…

Cơn đói khiến chúng ta không bao dung với mọi người dung quanh (Ảnh: Gottela.com)

 

Các nghiên cứu làm sáng tỏ hiện tượng này

Theo nghiên cứu của Viện hàn lâm Khoa học vào năm 2014 trên các cặp vợ chồng, kết quả cho thấy những người có mức đường huyết thấp có những biểu hiện tức giận gay gắt hơn.

Khi biểu hiện nỗi tức giận với người khác bằng cách đâm kim vào búp bê thay thế, người có đường huyết thấp đâm mạnh, sâu hơn
Cũng tương tụ như thí nghiệm đâm kim, làm thí nghiệm dùng âm thanh ‘để tra tấn nhau’ cũng cho thấy những người có đường huyết thấp tạo ra những âm thanh khó chịu hơn với thời lượng dài hơn.

Nó thậm chí có thể ảnh hưởng đến quyết định tòa án

Một nghiên cứu được tiến hành bởi một giáo sư tại Đại học Columbia ở New York, Jonathan Levav, tìm thấy rằng các thẩm phán có nhiều khả năng thông qua một phán quyết thuận lợi hơn vào lúc bắt đầu của ngày hoặc ngay sau bữa trưa trưa khi kiểm tra hơn 1.000 yêu cầu tạm tha.

Một số nghiên cứu cho thấy khi ăn no, tòa án có vẻ sẽ dễ tính hơn khi đưa ra các phán quyết

Nhiều phát hiện gần đây tại Đại học Hagen ở Đức, giá sư tâm lý học Andreas Glockner nói: mô phỏng cho thấy rằng ảnh hưởng trực tiếp của việc ăn lên phán quyết thuận lợi được đánh giá quá mức ít nhất 23 %.

Đó là bởi vì thẩm phán sắp xếp các trường hợp đơn giản lên trước, những ca phức tạp hơn có thể lấn tràn vào giờ nghỉ trưa.

Cho dù đói thực sự có thể ảnh hướng đến quyết định của thẩm phán thì đây vẫn là điều gây tranh cái và cần phải suy nghĩ thêm.

Nhưng có một điều chắc chắn là: Thật không khôn ngoan chút nào khi đưa ra quyết định lúc dạ dày đang sôi ùng ục vì đói.

Theo indiatimes
Tân Hạ

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.