Quả hồng dinh dưỡng phong phú, nhưng chúng nên được ăn đúng cách, cần chú ý đến một số thực phẩm tương khắc với hồng.
Quả hồng có chứa nhiều axit tannic, tốt nhất không nên ăn với các thực phẩm giàu canxi, giàu protein như cua, cá, tảo bẹ, v.v., nếu không sẽ tạo ra các chất không tan ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể. Nhiều trường hợp đến bệnh viện cấp cứu được chẩn đoán là tắc ruột sau ăn hồng. Vậy chúng ta cần ăn hồng như thế nào là đúng cách?
1. Không nên ăn cùng với thực phẩm chứa protein cao như cua, cá và tôm
Y học cổ truyền cho rằng, cua và hồng đều là thực phẩm tính hàn lạnh, vì vậy chúng không thể ăn cùng nhau. Theo quan điểm của y học hiện đại, cua, cá và tôm có hàm lượng protein cao dễ dàng đông cứng kết tủa dưới tác dụng của axit tannic, thứ gọi là Stomachic calculus – sỏi dạ dày. Trong trường hợp này, người bệnh dễ bị các triệu chứng như đau bụng, nôn hoặc tiêu chảy.
2. Hồng không thể ăn với khoai lang, rau cải bó xôi
Khoai lang là thực phẩm chứa nhiều tinh bột, ăn nhiều axit dạ dày sẽ được sản xuất ra nhiều hơn, trong khi hồng có chứa nhiều tannin và pectin. Axit dạ dày và tannin, pectin khi gặp nhau, sự kết tủa sẽ xảy ra, tạo thành khối cứng khó hòa tan – sỏi dạ dày.
3. Hồng không nên ăn với giấm
Tốt nhất không nên ăn giấm trước và sau khi ăn hồng, nếu không thì keo nhựa hồng có trong hồng và axit axetic sẽ phản ứng hình thành khối đọng lại trong dạ dày người.
4. Hồng và rượu
Rượu có vị ngọt cay hơi đắng, tính đại nhiệt có độc, trong khi hồng thì hàn, vì vậy hai loại thực phẩm không thể ăn cùng một lúc. Có người thích dùng làm món lai rai nhắm rượu, mà rượu vào dạ dày kích thích sự bài tiết của ruột, các tannin trong hồng sẽ hình thành sỏi sau khi gặp axit dạ dày.
Theo baike.pcbaby.com