Khoảng một nửa số bệnh nhân nhập viện tại Việt Nam là những người mang vi khuẩn đường ruột đa kháng thuốc, kháng với Carbapenems – một nhóm kháng sinh phổ rộng. Đây là kết luận trong một nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển và Việt Nam do Đại học Linköping dẫn đầu.

Giáo sư Håkan Hanberger, Khoa Y học lâm sàng và thử nghiệm tại Đại học Linköping chia sẻ trên trang Liu.se rằng, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ vi khuẩn đường ruột đa kháng thuốc cao tại các bệnh viện Việt Nam. Bệnh nhân nằm viện càng lâu thì nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn đường ruột kháng Carbapenems càng cao.

Có một số lý do tại sao Enterobacteriaceae (CRE) kháng Carbapenem trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Chúng kháng với hầu hết các loại kháng sinh phổ rộng, điều đó có nghĩa là nhiễm trùng do những vi khuẩn này gây ra rất khó điều trị. Ngoài ra, CRE có thể truyền gen kháng kháng sinh cho các vi khuẩn khác, khiến chúng trở nên kháng với nhóm kháng sinh nhóm carbapenem.

Ảnh: MUSC Health

Vi khuẩn đường ruột lây lan dễ dàng, thông qua bắt tay và đồ nội thất được sử dụng trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Chúng gây ra nhiều loại nhiễm trùng, chủ yếu là nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng huyết và viêm phổi. Những vi khuẩn đường ruột đa kháng thuốc này đang lây lan nhanh chóng trên khắp thế giới. Do đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ưu tiên cao nhất cho các biện pháp kiểm soát sự lây lan của CRE và phát triển kháng sinh mới chống lại các vi khuẩn này.

Nghiên cứu được báo cáo trên Tạp chí Nhiễm trùng bao gồm hơn 2.200 bệnh nhân nhập viện tại 12 bệnh viện ở nhiều vùng khác nhau của Việt Nam. Họ đã lấy bệnh phẩm từ trực tràng của các bệnh nhân và điều tra về sự hiện diện của CRE. Nếu người mang mầm bệnh thì chính là một yếu tố rủi ro gây nhiễm trùng lâm sàng, tất nhiên, không phải tất cả người mang mầm bệnh đều mắc bệnh.

Các yếu tố rủi ro để trở thành người mang vi khuẩn đường ruột đa kháng thuốc là: Ở lại bệnh viện lâu hơn bị nhiễm trùng mắc phải trong suốt thời gian ở viện. Đáng chú ý tại bệnh viện Việt Nam, 1 trong 8 bệnh nhân (13%) là người mang mầm bệnh khi nhập viện, đã tăng lên 7 trong số 8 bệnh nhân (87%) chỉ sau 2 tuần nằm viện.

Trong một nghiên cứu phụ có 328 trẻ mới sinh trong một đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng tỷ lệ tử vong có liên quan đến việc mang mầm bệnh CRE và bị nhiễm trùng bệnh viện khi được đưa vào đơn vị này (tỷ lệ chênh lệch 5,5, p <0,01). Tỷ lệ tử vong tăng gấp 5 lần ở những trẻ bị nhiễm trùng và là trẻ mang vi khuẩn CRE.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng có một sự lây lan của vi khuẩn đường ruột đa kháng thuốc tại các bệnh viện Việt Nam với sự lây truyền nhanh chóng đến bệnh nhân nhập viện.

Sự lây lan rộng rãi của vi khuẩn đường ruột kháng carbapenem có nghĩa là phải thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để giảm lây truyền bệnh viện, bằng cách cải thiện vệ sinh tay, thực hiện tốt các bước vô trùng trong khi phẫu thuật và khi xử lý ống thông tĩnh mạch, cách ly bệnh nhân người đã bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn đường ruột đa kháng thuốc. Điều quan trọng là phải theo dõi hiệu quả khi bệnh nhân được xuất viện, để giảm sự lây lan của các vi khuẩn này trong cộng đồng dân cư.

“Nhưng ngay cả khi chúng ta làm mọi thứ đúng, sẽ mất một thời gian dài để lây nhiễm xuống mức độ thấp có thể chấp nhận được” – Giáo sư Håkan Hanberger –

Tại Thụy Điển, sự hiện diện của vi khuẩn kháng carbapenem cho đến nay là cực kỳ thấp. Thụy Điển là một trong những quốc gia trên thế giới có tình trạng vi khuẩn đường ruột kháng carbapenem hạn chế. Đó là một trong những quốc gia có thể trì hoãn sự lây lan lâu nhất.