Đau dạ dày là một trong những căn bệnh kinh niên về đường tiêu hóa mà hiện nay rất nhiều người mắc phải. Có rất nhiều phương pháp để chữa bệnh đau dạ dày như dùng thuốc Đông y, Tây y hoặc dùng các bài thuốc dân gian cũng rất hiệu quả.
Dưới đây là một số loại cây trị đau dạ dày khá hiệu quả.
1. Đậu rồng
Đậu rồng (hay đậu khế) là một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình người Việt. Tuy nhiên ít ai biết được tác dụng tuyệt vời từ hạt của nó trong việc điều trị bệnh dạ dày. Hạt đậu rồng có chứa 37% protit, 31% gluxit và hàm lượng chất xơ cao và lipid thấp giúp cải thiện hiệu quả làm việc của dạ dày
Cách sử dụng: Lấy hạt đậu rồng già, rang với muối cho vàng thơm (không để cháy). Vào mỗi buổi sáng khi bụng còn đói, người bệnh nhai khoảng 10-12 hạt, có thể nghiền nhỏ để dễ ăn hơn.
2. Nghệ
Nghệ là gia vị nhưng là vị thuốc quý. Vết thương bôi nghệ tươi vừa chống nhiễm khuẩn vừa mau lành lại không để sẹo xấu. Tinh chất nghệ (curcurmin) có tác dụng tăng tiết mật, hỗ trợ tiêu hóa nhưng lại không tăng tiết dịch vị dạ dày. Vì thế khi bị viêm loét dạ dày nhiều người hay dùng nghệ tươi hay tinh nghệ đều tốt cả. Để có hiệu quả tốt nhất nên dùng nghệ cùng với mật ong.
Cách sử dụng: Nghệ vàng rửa sạch, thái mỏng phơi khô, xao giòn, tán bột mịn trộn đều. Trộn với mật ong với với tỷ lệ vửa phải để tạo hỗn hợp sền sệt. Sau đó nặn thành các viên nhỏ bằng đầu đũa. Cất nơi khô ráo để dùng dần. Sau mỗi bữa ăn dùng từ 5-10 viên.
3. Chuối tiêu
Theo y học cổ truyền, bột chuối tiêu xanh có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày do làm giảm tiết dịch vị, kích thích sự tăng trưởng của màng nhầy lót bên trong dạ dày bằng cách tạo thêm những tế bào sản xuất chất nhầy, làm cho màng nhầy dày lên chống lại khả năng gây loét và hàn gắn các vết loét đã có. Nó có cách sử dụng giống như nghệ.
Cách sử dụng: Chuối tiêu xanh rửa sạch, bỏ vỏ, ngâm trong nước muối, sau đó lát mỏng đem phơi khô. Tán bộn mịn rồi trộn với mật ong để dùng.
4. Gừng
Gừng sống có vị cay, tính hơi ấm, có tác dụng chống lạnh, tiêu đờm, chặn nôn giúp tiêu hoá. Gừng nướng có vị cay ấm, chữa đau bụng lạnh dạ đi ngoài. Khi gừng kết hợp với chanh sẽ cho tác dụng trị đau dạ dày rất hiệu quả
Cách sử dụng: Dùng gừng tươi ép lấy nước cốt và nước cốt chanh tươi pha cùng 1 cốc nước sau đó thêm 1 thìa mật ong vào, quấy đều rồi uống. Uống đều đặn mỗi sáng dạ dày của bạn sẽ gần như không có biểu hiện đau nữa.
5. Cây tầm gửi cây xoan
Tầm gửi có nhiều loại như: tầm gửi cây gạo, tầm gửi cây chanh, tầm gửi cây xoan… Đây là loại cây sống nhờ trên thân của cây khác, hút tinh chất từ cây chủ. Từ đó nó có được những tính chất của cây chủ do vậy mỗi loại tầm gửi lại có các tác dụng khác nhau. Đông y coi đây là một loại thuốc rất quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc. Trong bệnh viêm loét dạ dày tầm gửi cây xoan có tác dụng tốt nhất.
Cách sử dụng: Tầm gửi chặt lấy cây, bỏ lá sâu, tạp chất, cắt ngắn, phơi khô trong bóng râm, có thể tẩm rượu, sao qua. Rồi sắc nước uống dần.
6. Hạt bưởi
Chữa viêm dạ dày với hạt bưởi là bài thuốc khá đơn giản và dễ áp dụng được truyền lại từ lâu. Bạn có thể áp dụng phương pháp chữa viêm dạ dày với hạt bưởi tại nhà để giúp cải thiện sức khỏe.
Cách sử dụng: Bạn cho hạt bưởi tươi rửa sạch đã rửa sạch vào ly thủy tinh. Cho vào khoảng 200ml nước sôi, đậy kín nắp và ủ nóng trong 2 – 3 giờ. Chất nhầy trong hạt bưởi sẽ được tiết ra tạo thành dung dịch sóng sánh. Bạn chắt bỏ phần hạt bưởi lấy nước. Sau bữa ăn khoảng 2 tiếng bạn có thể dùng hạt bưởi để cải thiện tình trạng sức khỏe. Bạn có thể sử dụng mỗi ngày một lần để giúp giảm cơn đau.
Một vài lưu ý khi bị đau dạ dày
- Hạn chế sử dụng thức ăn béo, các loại bơ sữa trong trong thời gian điều trị.
- Không sử dụng các loại thức ăn cay nóng, các thực phẩm ngọt.
- Nên bổ sung vào chế độ ăn uống nhiều rau, củ, quả để cung cấp vitamin cho cơ thể.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Chú ý nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện sức khỏe và tránh các ảnh hưởng không mong muốn cho sức khỏe.
Thu Hương
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.