Bệnh trong Đông y không có cụm từ “Phát viêm”, nhưng cũng có từ gần tương đương “hỏa” hay “nhiệt”. Nếu thuộc nhiệt chứng thì thanh nhiệt, nếu thuộc hỏa chứng thì tả hỏa hoặc bổ âm. Đây chính là hòa hợp với lẽ tự nhiên trong phép tắc điều trị.
Đông y truyền thống cổ đại dựa theo phép tắc biện chứng “Tam nhân biện chứng”, “Biểu lý hư thực biện chứng”, “Dinh vệ khí huyết biện chứng”, “Kinh lạc tạng phủ biện chứng”… mà xem bệnh.
Bệnh hình thành có nhiều loại nguyên nhân
Bệnh do thiên khí (thời tiết khí trời) mà đến, gọi là “ngoại nhân”, có lục khí, lần lượt là “phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa”. Bệnh do tình chí cảm xúc mà đến, gọi là “nội nhân”, có thất tình, lần lượt là “hỉ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh”. Từ các loại nhân tố khác mà đến, gọi là “bất nội ngoại nhân”, ví như ẩm thực, lao động mệt mỏi, vật sắc nhọn làm bị thương…
“Phát viêm” Đông y có cách nhìn khác
Tuy Đông y không có bệnh danh gọi là “phát viêm”, nhưng có danh xưng ngang hàng tương tự, như “hỏa”, “nhiệt”. Nếu bệnh thuộc “hỏa khí” trong lục khí, thì gọi là “hỏa”, nếu hỏa này không được trị liệu chuẩn xác, hoặc tuy qua trị liệu chuẩn xác, lại không được chữa khỏi nhanh, khỏi dứt điểm thì khả năng đình trệ trong cơ thể kéo dài rất lâu không lui biến thành “hư bệnh”, người thời nay gọi là “bệnh mạn tính”.
Hỏa do khí hư, được gọi là “hư hỏa”; tương tự, hư hỏa với cái hiện nay gọi là “viêm mạn tính” có chút tương đương. Ví như trường vị (dạ dày ruột), hầu họng, thận… đều có khả năng có tồn tại hư hỏa.
Được mọi người nghe biết đến nhiều nhất, rõ ràng nhất như “vị hỏa” bị viêm loét lợi, loét môi miệng, đều gọi là “tâm hỏa” đắng miệng, tiểu tiện ngắn đỏ, đầu lưỡi loét… Loại bệnh này trong thời kỳ mới khởi phát, thì gọi là “hỏa”. Có những bệnh nhân thường xuyên phát bệnh hoặc chỉ cần thức đêm là bị tái phát, uống bao nhiêu kháng sinh, vitamin đi chăng nữa đều không cách nào chữa khỏi, đại đa số được gọi là “hư hỏa”.
Bỏ qua điều trị dùng kháng sinh tiêu viêm, Đông y có phương pháp hay khác
Từ góc độ bệnh lý mà nhìn nhận, đã gọi là “nhiệt”, thì lấy phép “thanh nhiệt” đối chứng trị liệu, gọi là “hỏa”, thì lấy phép “tả hỏa” đối chứng trị liệu. Tả “thực hỏa” và tả “hư hỏa” lại cũng không giống nhau. Bất kể thực hỏa hay hư hỏa , đều có thể sử dụng châm cứu, cũng đều có thể dùng thuốc sắc hoặc hoàn tán đối chứng trị liệu, hoàn toàn không phải loại phương pháp điều trị: thấy phát viêm thì chỉ dùng 1 loại là kháng sinh tiêu viêm đó.
Nếu sử dụng châm cứu, thì căn cứ đặc tính của kinh lạc và huyệt đạo khác nhau mà tả hỏa, dùng thuốc thì là phương pháp căn cứ thuốc dẫn kinh hoặc nhập kinh khởi tác dụng tả hỏa.
Ngũ tạng lục phủ, 12 kinh lạc đều có thể “phát hỏa”. 12 kinh lạc là “can, đởm, tâm, tiểu trường, tỳ, vị, phế, đại trường, thận, bàng quang, tâm bào, tâm tiêu”…
Châm cứu điều trị
Phương thức châm cứu điều trị căn cứ kinh lạc. Châm cứu thì kinh lạc dựa theo thuộc tính ngũ hành của Ngũ du huyệt “Tỉnh,Huỳnh ,Du , Kinh, Hợp” của mỗi kinh lạc. Căn cứ loại ngũ hành này thì có thể phân biệt bổ hư và tả hỏa; “Nạn kinh” có ghi chép nguyên tắc điều trị “hư thì bổ mẹ, thực thì tả con”.
Điều trị bằng thuốc
Điều trị dùng thuốc, cũng là căn cứ kinh lạc mà có các thuốc bổ hư và tả hỏa của kinh lạc khác nhau, lần lượt có phương tễ và các loại thuốc có tác dụng “dẫn kinh”, “bổ hư”, “tả hỏa” khác nhau. Ví như tả thực hỏa có: Dùng cho can đởm hỏa, có “Long đởm tả can thang”, “Đương quy long oái hoàn”… Dùng cho tâm hỏa có “Tả tâm thang”, “đạo xích tán”… Dùng cho tỳ vị hỏa có “Cam lộ ẩm”, “Hoàng kỳ thang”… Dùng cho thận hỏa có “Lục vị địa hoàng hoàn”, “Tri bách bát vị hoàn”…
Theo Epochtimes.com
Liên Hoa