Đậu bắp hay còn gọi là mướp tây rất giàu thành phần kali, vitamin B, vitamin C, axit folic, canxi, ít calo và rất giàu chất xơ, giúp kiểm soát lượng đường máu ở những bệnh nhân bị tiểu đường, ngăn ngừa bệnh dạ dày, ung thư…

Đậu bắp rất giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Bạn nên bổ sung đậu bắp vào bữa ăn hàng ngày để ngăn ngừa bệnh tật.

Đậu bắp - Thực phẩm vàng chữa đau dạ dày, ngừa ung thư hiệu quả
Đậu bắp – Thực phẩm vàng chữa đau dạ dày, ngừa ung thư hiệu quả

Chữa ho hay viêm họng

Lấy lá và rễ cây đậu bắp thái nhỏ phơi khô. Ngày sắc 10-16g, lấy nước uống hoặc hãm uống thay trà hay súc miệng.

Đái tháo đường

Chuẩn bị đậu bắp 2 quả, lá sa kê non 1/2, đọt ổi 5 cái, đậu hũ non 1 miếng, muối vừa đủ. Đậu bắp cắt khúc, lá sa kê thái sợi, đọt ổi non rửa sạch, đậu hũ cắt miếng vừa ăn. Bắc nồi nước lên bếp đun to lửa đến sôi già, cho đậu hũ và đậu bắp vào, khoảng 2 phút sau cho lá sa kê và đọt ổi, nêm gia vị vừa miệng, ăn nóng với cơm.

Giúp hạ mỡ máu

Ăn đậu bắp thường xuyên góp phần kiểm soát lượng cholesterol xấu trong cơ thể, bởi trong trái đậu bắp có chứa các dưỡng chất thiết yếu có tác dụng làm giảm thiểu cholesterol trong máu.

Phòng và chữa táo bón và các bệnh về dạ dày

Đậu bắp rất nhiều chất xơ giúp phòng ngừa và điều trị bệnh táo bón, bệnh trĩ, đau dạ dày và cải thiện tiêu hóa rất hiệu quả. Bên cạnh đó, chất nhầy chứa trong đậu bắp còn có tác dụng nhuận tràng, giảm đau, giảm vết loét trong chứng viêm sưng.

Giúp tóc xanh, bóng mượt

Cắt đậu bắp thành những miếng nhỏ rồi đun sôi và để nguội. Sau đó, trộn nước đậu bắp với nước cốt chanh rồi thoa lên mái tóc như là hỗn hợp dầu gội đầu. Khoảng 20 phút sau thì gội đầu với nước sạch.

Ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi

Đậu bắp cũng chứa nhiều acid folic rất cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể. Đặc biệt, đối với những phụ nữ mang thai, acid folic rất quan trọng vì chất này giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi.

Cải thiện sinh lý cho quý ông

Một nghiên cứu gần đây cho hay, đậu bắp có chứa dạng glucide phức polysaccharide và thành phần dinh dưỡng khác, giúp tăng cường dòng máu chảy vào vùng sinh dục, gây cương cứng cho quý ông.

Trị viêm đường tiết niệu (biểu hiện tiểu tiện khó khăn): dùng quả đậu bắp non thái mỏng nấu ăn trong bữa cơm.

Giảm căng thẳng

Có những bằng chứng cho thấy chiết xuất từ hạt đậu bắp có chứa các chất chống oxy hóa, và có tác dụng giảm căng thẳng trên chuột. Kiểm soát căng thẳng cũng là một phần không thể thiếu trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.

Căng thẳng cường độ cao, trong thời gian dài có thể làm lượng đường huyết tăng vọt. Sức khỏe tinh thần nên là một phần quan trọng của bất kỳ kế hoạch điều trị tiểu đường nào, và sử dụng đậu bắp cùng với chiết xuất từ hạt đậu bắp cũng nên là một phần của kế hoạch đó.

Đậu bắp - Thực phẩm vàng chữa đau dạ dày, ngừa ung thư hiệu quả
Đậu bắp – Thực phẩm vàng chữa đau dạ dày, ngừa ung thư hiệu quả

Giảm cholesterol

Đậu bắp được chứng minh là có thể làm giảm lượng cholesterol ở chuột bị tiểu đường. Thực phẩm giàu chất xơ và chất chống oxy hóa thường được khuyến nghị nên sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường vì chúng có khả năng làm giảm cholesterol.

Chống ung thư

Nhờ tính chất giàu chất chống oxy hóa, đậu bắp có thể cung cấp các hỗ trợ rất cần thiết cho các tế bào trong cuộc chiến đấu khỏi các gốc tự do – yếu tố có thể dẫn đến ung thư.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Các chất xơ trong đậu bắp giúp “nuôi” vi khuẩn khỏe mạnh, rất cần thiết trong đường ruột của chúng ta, nhờ đó xây dựng khả năng miễn dịch của cơ thể chống lại virus và nhiễm trùng rất hiệu quả.

Giúp ổn định lượng đường trong máu

Hàm lượng chất xơ trong đậu bắp cũng chịu trách nhiệm về việc làm chậm tốc độ hấp thu đường trong đường tiêu hóa. Do vậy, loại thực phẩm này rất thân thiện với người bị bệnh tiểu đường.

Tốt cho sức khỏe của mắt

Chất dinh dưỡng của đậu bắp như vitamin C và A có tác dụng trong việc giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

Hỗ trợ xương chắc khỏe

Nhờ vitamin K và folate, đậu bắp cũng được coi là cứu tinh trong việc ngăn ngừa mất xương và chống đỡ bệnh loãng xương.

Lưu ý:

Do đậu bắp có tính mát, những ai hay bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy không nên dùng đậu bắp và khi chế biến, nên nấu chín ở nhiệt độ thấp, vừa phải nhằm bảo toàn nguồn dinh dưỡng.

Phương Nam