Nếu có vấn đề xảy ra khi tai của bạn trông hơi khác lạ về hình dáng hoặc bị đau, ù, ngứa… đó có thể là dấu hiệu bệnh mà bạn không nên chủ quan.
Có mối liên quan về mặt thần kinh giữa một số điểm cụ thể trên tai và các cơ quan nội tạng, giúp chúng ta nhận biết được tình trạng sức khỏe hiện tại, thậm chí chẩn đoán bệnh tật trong tương lai. Dưới đây là 8 dấu hiệu trên tai giúp bạn phán đoán bệnh của mình:
1. Bệnh mạch vành
Dái tai và bệnh động mạch vành nghe có vẻ không liên quan nhưng chúng lại có sự gắn kết khá chặt chẽ. Năm 1973, Tiến sĩ Sanders T. Frank và đội ngũ các nhà nghiên cứu đã công bố trên Tạp chí Y học New England nghiên cứu cho rằng : “Một nếp gấp chéo trên dái tai (phần thịt ở tai) được gọi là Frank’s Sign – là một sự báo tích cực đối với bệnh động mạch vành”.
Trong một nghiên cứu trên 43 đàn ông và 20 phụ nữ, 90% những người tham gia có cả một nếp gấp dái tai (DELC) và có lông mọc ở trong tai là những người từng mắc bệnh suy tim. Thế nên, nếu phát hiện trên dái tai của mình xuất hiện một nếp gấp chéo đáng ngờ, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra
Hiện các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của hiện tượng này và cũng lưu ý rằng không phải 100% những ai có nó đều sẽ bị bệnh tim. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu này, tốt nhất nên chủ động đi khám tầm soát.
2. Thiếu vitamin và canxi
Thiếu vitamin đôi khi khó chẩn đoán vì gây một số triệu chứng không đặc hiệu. Nhưng chúng ta có thể chẩn đoán sơ bộ khi đôi tai trở nên màu nhợt nhạt thì đó có thể là dấu hiệu thông báo cơ thể bạn đang thiếu và cần bổ sung vitamin lẫn canxi.
3. Ù tai
Những biểu hiển ù tai có thể là dấu hiệu của trục trặc ở khớp thái dương hàm hoặc thương tích ở cổ hoặc đầu. Nếu bạn nghe thấy tiếng ù ù hay tiếng ong vo ve thì nên đi khám bác sĩ để tìm hiểu điều gì đang xảy ra.
4. Bệnh thận
Khi đôi tai bất ngờ đỏ lên mà không có bất kì lí do gì, chúng ta không nên xem thường bởi đó có thể là dấu hiệu cho thấy bất ổn của tuyến thượng thận, cơ quan chịu trách nhiệm tiết hóc môn adrenaline có tác dụng giúp cơ thể phản ứng lại tình huống căng thẳng nào đó, theo Medline Plus. Thiếu adrenaline cũng dẫn đến huyết áp cực thấp, sút cân, suy thận hoặc các căn bệnh khác.
Tai ửng đỏ có thể là dấu hiệu thiếu adrenaline. Ngoài ra, tai đỏ cũng có thể là một dấu hiệu của hội chứng Red Ear Syndrome. Theo một bài báo năm 2013 được xuất bản trong The Journal of Headache and Pain, tình trạng này được đặc trưng bởi một hoặc cả hai tai trở nên cực kỳ đỏ và nóng khi chạm vào trong vài giây. Rối loạn rất hiếm, với khoảng 100 trường hợp được xuất bản trong tài liệu y khoa.
5. Ngứa tai
Nhiễm nấm hoặc các kích ứng ở tai thường là nguyên nhân gây ra chứng này. Một lý do khác có thể là bệnh vẩy nến. Bệnh có thể xảy ra ở trong và ngoài tai, gây đau, nhất là nơi da mỏng và có thể dẫn đến sự tích tụ da chết gây nghe kém.
6. Rối loạn não
Chúng ta nên dành sự chú ý cao độ đến màu sắc đôi tai. Nếu tai ửng đỏ là dấu hiệu bệnh thận thì khi chuyển sang màu đỏ đậm, nó có thể cảnh báo về những căn bệnh khác nguy hiểm hơn như mất trí nhớ, đau đầu liên tục hoặc các vấn đề về não.
7. Tai thấp
Dấu hiệu này cho thấy nguy cơ của hội chứng Down và Turner mà nguyên nhân là do những bất thường ở nhiễm sắc thể. Những người mắc hội chứng Down sẽ có khác biệt về thể chất và các vấn đề về phát triển. Trong khi đó, hội chứng Turner lại gây ra vấn đề với hình dạng đầu và cổ cũng như độ tăng trưởng và dậy thì. Ngoài ra, tai nằm ở vị trí thấp còn là dấu hiệu của các hội chứng hiếm gặp khác như Shprintzen-Goldberg và Jacobsen..
8. Hình dạng tai bất thường
Ngay cả khi chỉ là một chút thịt thừa trên tai, nó đều có thể là một dấu hiệu cho thấy thận có vấn đề bởi vì ở trẻ em, thận và tai luôn phát triển song song. Trong trường hợp phát hiện những bất thường đó, các bác sĩ thường tiến hành siêu âm để kiểm tra, nhằm phát hiện kịp thời nếu trẻ mắc bệnh.
Cao Sơn
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.