Chỉ một yếu tố dưới đây cũng đủ gây suy tim, nhưng sự kết hợp các tác nhân càng làm tăng nguy cơ suy tim.
1. Tăng huyết áp
Khi huyết áp tăng lên,tim buộc phải làm việc nhiều hơn bình thường, lâu ngày dễ gây suy tim. Một số thuốc điều trị tăng huyết áp cũng có khả năng tăng nguy cơ suy tim.
2. Bệnh mạch vành
Hẹp mạch vành có thể hạn chế cung cấp máu giàu oxy cho cơ tim làm cơ tim suy yếu.
3. Đái tháo đường
Đái tháo đường tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp và bệnh mạch vành, từ đó dẫn đến suy tim. Một vài loại thuốc đái tháo đường được phát hiện làm tăng nguy cơ suy tim cho bệnh nhân.
4. Chứng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ làm giảm mức oxy trong máu và tăng nguy cơ loạn nhịp tim, cuối dùng là dẫn đến suy tim.
5. Khiếm khuyết tim bẩm sinh
Một số trường hợp suy tim do có bất thường cấu trúc tim lúc mới sinh. Người có bệnh van tim có nguy cơ suy tim cao hơn.
6. Nhiễm virus có thể phá hủy cơ tim
Một số virus có thể gây viêm cơ tim. Cơ tim bị tổn thương làm giảm hiệu quả bơm máu của tim. Tim không thể cung cấp đủ máu đi nuôi cơ thể và dẫn đến suy tim
7. Lạm dụng rượu bia
Uống quá nhiều rượu bia có thể làm cơ tim suy yếu và dẫn tới suy tim.
8.Hút thuốc lá
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ suy tim.
9. Béo phì
Người béo phì có nhiều khả năng suy tim hơn.
10. Nhịp tim không đều
Nếu nhịp tim không đều, đặc biệt khi chúng diễn ra thường xuyên và nhanh, có thể giảm sức mạnh cơ tim và gây suy tim.
Suy tim có thể là mạn tính hoặc cấp tính. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo bạn hãy đi khám sớm nếu có những dấu hiệu sau:
- Khó thở khi gắng sức hoặc khi nằm
- Mệt mỏi và yếu mệt
- Phù chân, mắt cá và bàn chân
- Nhịp tim nhanh hoặc không đều
- Giảm khả năng gắng sức
- Ho dai dẳng hoặc khò khè với đàm có lẫn những vệt máu
- Tiểu đêm
- Báng bụng
- Tăng cân đột ngột do giữ nước trong cơ thể
- Chán ăn hoặc buồn nôn
- Khó tập trung hoặc sự tỉnh táo suy giảm
- Khó thở nặng, đột ngột và ho đàm có bọt hồng
- Đau ngực nếu suy tim do đau tim
Minh Anh
Theo hellodoctors