Được tạo ra vào khoảng năm 1300, đây là tấm bản đồ lớn nhất còn sót lại từ thời trung cổ và mang đến những cái nhìn chân thực về thế giới thời cổ đại.

Nguồn gốc cổ xưa

Nằm gần biên giới xứ Wales trên sông Wye, Nhà thờ Hereford của Anh đã thu hút những người thờ phụng kể từ cuối Thế kỷ thứ 7. Cấu trúc ngày nay được xây dựng lại vào những năm 1100 và được coi là một trong những ví dụ điển hình nhất của Vương quốc Anh về kiến ​​trúc nhà thờ Norman.

Nhưng điều làm cho nơi thờ cúng này trở nên độc đáo là thực tế là nó được quản lý để giữ nhiều kho báu cổ xưa của nó trong suốt nhiều thế kỷ. Nhà thờ tự hào là thư viện xích lớn nhất còn tồn tại trên thế giới. Nó cũng có một trong những bản sao duy nhất còn sót lại của 1217 Magna Carta. Tuy nhiên, vật phẩm ấn tượng nhất của nó là Mappa Mundi: Một trong những bản đồ thời trung cổ lâu đời nhất, lớn nhất và gây tò mò nhất trên thế giới.

Tấm bản đồ được tìm thấy vào năm 1285 được gọi là Hereford Mappa Mundi. (Ảnh từ artsandfetters)

Mappa Mundi có nghĩa là “bản đồ” hay “dải thế giới” trong tiếng Latinh. Mappa Mundi là một tấm bản đồ cực kỳ chi tiết dài 1,59m rộng 1,34m, mô tả lịch sử, địa lý và sự hiểu biết tôn giáo về thế giới của các học giả châu Âu thế kỷ thứ 13. Bản đồ được cho là được hình thành vào khoảng năm 1300, có hơn 500 bản vẽ mực trên một tấm da bê, chứa đựng những thông tin có giá trị về thế giới Kito giáo thời kỳ cổ đại.

Bản đồ được liệt kê trên Bộ nhớ đăng ký của tổ chức Unesco và được miêu tả là một ví dụ hoàn chỉnh duy nhất của bản đồ thế giới thời trung cổ. Theo một cách khác, tấm bản đồ đóng vai trò như cuốn bách khoa toàn thư trực quan về thời kỳ này, với những bức vẽ được lấy cảm hứng từ Kinh Thánh qua thời Trung cổ. Ngoài việc minh họa các sự kiện đánh dấu lịch sử của loài người và 420 thành phố và đặc điểm địa lý, bản đồ cho thấy thực vật, động vật, chim và sinh vật lạ cùng con người đã giúp làm sáng tỏ những hoạt động của Kito hữu trong buổi bình minh của thời kỳ Phục hưng.

Một tấm bản đồ hay một tác phẩm nghệ thuật?

Thời trung cổ, có hàng trăm Mappa Mundi được minh họa, nhưng tấm duy nhất được trưng bày tại Hereford là tấm lớn nhất còn tồn tại. Thoạt nhìn, thế giới được miêu tả trong tấm Mappa Mundi trông có vẻ không được quen thuộc. Điều này bởi vì, mặc dù có nhiều tuyến đường hành hương và thương mại có thể được theo dõi, nhiều học giả cho rằng đây không chỉ là tấm bản đồ địa lý. Hình dạng biển và lục địa có sự sai khác so với những tấm bản đồ khác và được đánh dấu sai. Thay vào đó, tấm bản đồ này có ý nghĩa như bản tóm tắt kiến thức về thế giới từ góc độ tâm linh và trần tục. Các báo cáo gần đây cho rằng tác phẩm này thậm chí còn có thể chỉ cho con người biết được những manh mối về các địa điểm bị thất lạc trong Kinh Thánh như: Nơi an nghỉ của con tàu Noah và khu vườn Địa Đàng. 

Để phù hợp với cách thức những người theo đạo Kito nhìn về vũ trụ, Mappa Mundi đặt Jerusalem ở trung tâm của nó. Gồm 3 lục địa: châu Âu, châu Á và một phần của Bắc Phi – đại diện cho khu vực có người ở của thế giới được biết đến. Biển Đỏ được miêu tả bằng mực đỏ, đại dương màu xanh lục và những con sông có màu xanh. Châu Á và phía Đông – từ nơi Mặt trời mọc cũng là nơi các Kito hữu thời trung cổ tin rằng nơi Đức Chúa sẽ quay trở lại lần 2 được đặt lên trên đầu. Paris và thành Rome đều là 2 thành phố lớn nhất được miêu tả trên bản đồ, trong khi Hereford chỉ là một chấm nhỏ, không rõ rằng và gần như chìm lẫn vào tấm da bê.

Thần thoại và huyền thoại

Ngoài việc minh họa con người và địa điểm, tấm bản đồ cũng cho thấy những cảnh tượng siêu nhiên trong Thần thoại Hy Lạp và La Mã cổ đại, những câu chuyện trong Kinh thánh và một bộ sưu tập những truyền thuyết và câu chuyện phổ biến. Thiên đường trần gian của vườn Địa đàng là một hòn đảo hình tròn ở Cực Đông của thế giới, gần châu Á.

Bên trong tấm bản đồ có 8 câu chuyện truyền thuyết cổ điển được tái hiện.

Một ví dụ sống động là hình ảnh Lông cừu vàng mà hai nhà thám hiểm Jason và Argonauts tìm kiếm đã được nhìn thấy trên bờ biển Đen.

Bên cạnh đó còn có mê cung Cretan, nơi giam cầm quái vật Minotaur (nhân mã) huyền thoại được mô tả trên tấm da cừu.

Mê cung này được xem là một biểu tượng dễ nhận biết trong thời trung cổ, vì thông thường nó sẽ được tạo ra trên sàn lát của những thánh đường.

Hầu hết những con đường quanh co tạo nên mê cung hoạt động như chuyến hành hương tâm linh cho các tín hữu.

Ngoài những câu chuyện thần thoại cổ điển, còn có các cột đá của Hercule đại diện cho phần rìa phía tây của thế giới, nơi có sự xuất hiện của con người.

Vị trí đó được đánh dấu trên bản đồ Mappa Mundi tại eo biển Gibraltar.

Ngay cả lều trại của Đại Đế Alexander cũng được minh họa trên bản đồ.

Nó gợi cho chúng ta nhớ đến các truyền thuyết về những cuộc chiến và sự thành công vang dội của vị vua anh hùng, những câu chuyện đã từng được phổ biến cùng với các học giả vào thời điểm đó.

Tại ngôi lều của Đại Đế Alexander được mô tả với rất nhiều ngôi lều cao và một bức tường vững chãi chạy dọc theo khu trại. Nhiều người cho rằng bức tường này đã được xây dựng để đẩy lùi quân thù và cầm tù “các thế lực tà ác muốn hủy hoại con trai của Cain”.

Ngoài ra còn có một khu vực được cho là nơi diễn ra những “cuộc đua Scythian”. Nhưng dường như những hiểu biết về địa điểm này vẫn còn hạn chế.

Tuy nhiên nó vẫn được trang trí bằng những hình ảnh ấn tượng và hoang dã.

Ông Rosemary Firman, một người nghiên cứu lịch sử thư viện tin rằng bản đồ này được những người hành hương đến thăm Đền thờ Thánh Thomas Cantilupe phát hiện. Vì nhiều người hành hương trong Thế kỷ 13 và 14 không thể đọc được, bản đồ có thể chỉ được xem như một tác phẩm nghệ thuật đối với những người ít biết về Thần thoại cổ và cũng lại là một cuốn bách khoa toàn thư dành cho những người có học thức cao.

Câu chuyện kinh thánh

Chúa Giêsu cũng được tìm thấy trên tấm bản đồ da dê với hình ảnh nổi bật. Nó thể hiện ý nghĩa tượng trưng cao và tầm quan trọng không thể thay thế của người trong Đức tin Kitô giáo.

Men theo lối đi bên phải người ta sẽ đi từ địa ngục đến thiên đàng và bên trái là những kẻ bị nguyền rủa. Những người này bị xiềng xích và lôi kéo xuống địa ngục. Đây là nơi có hình ảnh đại diện của bầu diều chim với hàm răng sắc nhọn và đôi mắt lườm nham hiểm.

Tại đây còn có 15 câu chuyện kinh thánh được minh họa. Điển hình như khu vườn Eden bao gồm hình ảnh của A dam, một con rắn và Eva được tìm thấy ở vị trí gần đầu trang. Khi này vườn Eden bị một ngọn lửa bao quanh. Nó biểu thị giới hạn dành cho nhân loại.

Gần đó một chiếc thuyền chở đầy những sinh vật và một người đàn ông râu quai nón tượng trưng cho câu chuyện của Con thuyền của Noah.

Không chỉ thế tòa nhà lớn nhất trên bản đồ là thành phố 5 tầng của Babylon. Nó được tái hiện với kích thước và những chi tiết phức tạp. Hình ảnh này cho thấy sự kiêu ngạo và ngoan cường của những người xây dựng tháp cao để thách thức thượng đế.

Ngoài ra, bên trong truyền thuyết về Kinh Thánh còn cho thấy sự trừng phạt của Đức Chúa Trời cuối cùng đã khiến cho nhân loại phải giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Phổ biến trên tấm bản đồ là một con đường cong khá dài. Con đường này uốn lượn và cắt xuyên qua một con đường trên biển đỏ. Nó được vẽ bằng mực đỏ để mô tả tuyến đường du lịch của người Do Thái trong câu chuyện của Exodus.

Không gian và thời gian

Kupfer lập luận rằng có 2 viễn cảnh thế giới được miêu tả trên tấm bản đồ đó là: Một quan điểm cho thấy tầm nhìn nhân văn và trần tục, quan điểm khác đưa đến một viễn cảnh tâm linh thiêng liêng.

Trong nhiều thế kỷ, các học giả cho rằng những nhà thư pháp học bản đồ đã dán nhãn không chính xác cho các lục địa châu Á và châu Âu, nhưng Kupfer tin rằng đây là một phát minh nghệ thuật vô chủ ý và một trong những ví dụ về hình ảnh được nhân đôi trong bản đồ. Theo Kupfer, tầm nhìn của loài người về thế giới được mô tả một cách chính xác, trong khi tầm nhìn của Thiên Chúa được nhân đôi lên và phản ngược lại.

Một lý thuyết khác, theo Firman, những thành phố, con người và động vật được tìm thấy trong một vòng tròn phản ánh những ràng buộc của cuộc sống nơi trần thế, trong khi đó những cảnh tượng miêu tả về Thiên đường, Kinh Thánh lại được đặt bên ngoài vòng tròn. Ví dụ như tờ Phán xét cuối cùng của Chúa biểu thị sự vô tận.

Nguồn gốc bí ẩn

Ngày nay, câu hỏi về tác giả của tấm bản đồ vẫn còn là một ẩn số. Nhưng nhiều người đồng ý rằng nó được tạo ra bởi một nhóm nhỏ chứ không phải chỉ do một người vẽ nên. Vì chữ viết trong bản đồ là nhất quán, nhiều người cho rằng tấm bản đồ do một người ghi chép lại, và có 2 đến 3 họa sỹ vẽ những bức hình minh họa. Và câu chuyện tấm bản đồ Mappa Mundi xuất hiện tại Nhà thờ Hereford cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn. 

Điều bất thường trong một tấm bản đồ thời trung cổ dần lộ ra khi tham chiếu đến người vẽ bản đồ, Richard. Lúc này một đoạn văn bản đã  được ghi nhận ở góc dưới cùng bên phải.

Đoạn văn này được dịch ra như sau:

Hãy để tất cả những người có trong lịch sử này,

Được nghe được đọc hoặc được nhìn thấy nó

Hãy cầu nguyện với chúa Giêsu trong sự thiêng liêng của Ngài

Hãy xót thương cho Richard của Haldingham và Lafford,

Người đã tạo lập và xây dựng nên nó

Để người được thiên đàng ban cho niềm vui

Sau đó, tấm bản đồ đã được giấu kín trong thời kỳ bất ổn chính trị với những cuộc chiến tranh kéo dài. Nó đã mòn mỏi chờ đợi bên dưới sàn nhà và bị lãng quên tại các địa điểm bí mật. Tấm bản đồ chỉ đường Phục Sinh vào năm 1855 khi nó được làm sạch và  tu bổ lại tại bảo tàng Anh. Theo các nhà khảo cổ, bản đồ Hereford Mappa Mundi đã tồn tại 700 năm. Nó đã bảo tồn và minh họa cho niềm tin, sự hiểu biết và truyền thống của châu Âu thời Trung Cổ.

Nhà sử học Sarah Arowsmith nói rằng, Mappa Mundi sẽ gây cảm hứng cho khách du lịch muốn tìm hiểu về thời Trung cổ. Bản đồ hiện vẫn đang được cất giữ trong một chiếc tủ kính và chỉ trưng bày cho công chúng vào những sự kiện đặc biệt.

Nhà thờ Hereford, Reverend Canon Chris Pullin khẳng định rằng Mappa Mundi sẽ là tác phẩm đầu tiên mô tả toàn bộ thế giới mà người Trung cổ nhận thức được. Và trong một thời đại đầy rẫy những biểu tượng và lễ nghi, từ trang phục cho đến những nghi lễ tôn giáo – tấm bản đồ có thể sẽ giúp nhiều người tìm thấy ý nghĩa và hy vọng trong cuộc sống của họ.

Hồng Tâm

videoinfo__video3.dkn.tv||bdba71c33__