Con cái lại là tấm gương phản chiếu hình ảnh của cha mẹ, cách dạy bảo của cha mẹ thể hiện rất rõ trong từng hành vi ứng xử của trẻ nhỏ. Từ đó thấy rằng, không ngừng trau dồi đạo đức, lối sống là việc làm vô cùng cần thiết không chỉ với trẻ nhỏ mà còn đối với cả bậc cha mẹ và người lớn trong gia đình.

Cách thức dạy dỗ của cha mẹ sẽ quyết định tương lai của con trẻ. Một đứa trẻ được dạy bảo tốt có thể trưởng thành ở bất cứ nơi đâu, và dù ở đâu cũng nhận được sự tôn trọng của mọi người. Ngược lại, nếu trẻ không được cha mẹ quan tâm chỉ bảo thì rất khó để hòa nhập với môi trường xã hội và mọi người xung quanh.

Một gia đình nề nếp là nền tảng nuôi dạy nên những đứa trẻ có phẩm chất tốt, có giáo dục

Nuôi dạy trẻ nhỏ là trách nhiệm thuộc về gia đình, do đó cần cha mẹ và những người lớn trong gia đình có sự quan tâm và hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ nhỏ. Từ đó, giúp con cái mình có nền tảng vững chắc về sức khỏe, trí tuệ và nhân cách sống.

Việc nuôi dạy cần được bắt đầu ngay từ khi trẻ trong độ tuổi từ 1 – 5. Cách thức sinh hoạt, giao tiếp của những người lớn trong gia đình đều có ảnh hưởng tới hành vi của trẻ. Đặc biệt là mẹ, vì mẹ là người gần gũi với con nhiều nhất nên sức ảnh hưởng của mẹ đến con cũng là lớn nhất, quan trọng nhất.

Bi kịch của một thanh niên từng là ‘niềm tự hào của gia đình’, ‘tấm gương của trẻ nhỏ’

Câu chuyện về Đông là một mẫu điển hình chúng ta cần tham khảo trong việc nuôi dạy con cái.

Từ nhỏ Đông đã là cậu bé thông minh, học giỏi. Trong mắt người thân và bạn bè, cậu là niềm tự hào tự hào của cả nhà, và là tấm gương cho những đứa trẻ khác.

Từ những năm đầu đi học, Đông thường đạt điểm thi cao nhất nhì trong lớp. Với thành tích học tập xuất sắc, Đông luôn đạt tiêu chuẩn học tại các trường chất lượng cao, ngay cả khi vào đại học, cậu cũng thi đỗ vào trường đại học danh tiếng nhất.

Nhưng cũng từ năm ngoái đến nay đã thất nghiệp 3 lần, Đông đã 3 lần phỏng vấn xin việc vào các công ty nhưng chưa lần nào được nhận chính thức. Mỗi khi kết thúc thời gian thử việc đều nhận được đánh giá của bộ phận chuyên môn: “Không phù hợp với công việc”.

Từ sau Tết tới nay, Đông không còn muốn đi tìm việc và hiện đã ở nhà hơn 3 tháng. Mỗi sáng thức dậy đều ôm lấy điện thoại cho đến tận nửa đêm.

Từ khi còn nhỏ, mẹ Đông chỉ luôn coi trọng thành tích học tập của con mà xem nhẹ việc dạy dỗ những giá trị đạo đức căn bản cho Đông. Với thành tích học tập xuất sắc như của Đông mà lại không có nơi nào nhận, mẹ Đông đứng ngồi không yên. Mẹ cậu đã nhờ các mối quan hệ quen biết, kết nối được với một trong số những người quản lý của Đông để hỏi thăm tình hình. Khi nghe được lời nhận xét, mẹ cậu ngỡ ngàng, không thể thốt nên lời:

“Năng lực làm việc là một chuyện. Cậu ấy không phải đến công ty để làm việc. Giao việc cho cậu ta, nếu không muốn làm, cậu ta liền không làm, mà nếu có làm cũng không báo cáo kết quả, tiến độ công việc không cập nhật. Hôm trước nhắc nhở thì hôm sau liền không đến làm việc. Trong cuộc họp còn mâu thuẫn, xung đột với cả cấp quản lý, cư xử với đồng nghiệp cũng không tốt,… Tôi thật không thể giữ cậu ấy ở lại”.

Những lời nhận xét, than phiền của người quản lý đã khiến mẹ Đông giật mình tỉnh ngộ và thừa nhận đúng là Đông có tính cá nhân từ nhỏ nhưng không thể ngờ rằng vấn đề lại nghiêm trọng đến mức này,  cậu con trai – niềm tự hào của cả gia đình lại có những hành vi cư xử như vậy.

Đông không thể bỗng nhiên một lúc mà trở nên như vậy được. Đó là cả quá trình hình giáo dục từ nhỏ đến lớn. Khi còn nhỏ, Đông luôn tự cho mình là trung tâm, không biết tôn trọng người khác, ích kỷ, nóng tính, suy nghĩ tiêu cực. Những điều này gia đình đã bỏ quên không chỉ bảo. Con người Đông hoàn toàn được che phủ bởi các lớp thành tích học tập.

Xung quanh chúng ta, vẫn còn rất nhiều cha mẹ luôn chỉ chú trọng vào thành tích học tập của con, mong muốn con tập trung học hành cho tốt, và tốt hơn nữa, trong khi đó lại xem nhẹ việc dạy bảo các giá trị nhân cách cơ bản cho con. Điều này chính là đã hạ thấp tiêu chuẩn giáo dục.

(Ảnh minh họa: wxwenku.com)

Có giáo dục là như thế nào, giáo dục ra sao?

Những năm gần đây, bậc cha mẹ có sự quan tâm và chia sẻ với nhau nhiều hơn về việc giáo dục con cái. Vậy rốt cuộc có giáo dục là như thế nào?

Rất nhiều người tán thành, đồng ý cho rằng: “Có giáo dục là khi bạn ở giữa một nhóm người mà hành vi, lời nói của bạn phù hợp với hoàn cảnh đó, khiến người khác thoải mái, vui vẻ và cảm thấy được tôn trọng”.

Đừng vì con còn nhỏ mà nuông chiều, không dạy bảo chúng. Giáo dục từ gia đình cần thực hiện sớm nhất có thể.

Tôi còn nhớ câu chuyện trên chuyến xe đi lễ Thanh Minh đầu năm, một bé gái rất hiếu động đi cùng bố mẹ và đùa giỡn với bố mẹ trên xe, mỗi lần chiến thắng lại cười khanh khách và chẳng có dấu hiệu mệt mỏi ngừng chơi.

Người đàn ông ngồi hàng ghế trên muốn nghỉ ngơi nhưng mỗi lần thiu thiu ngủ thì lại bị những tiếng cười nói làm tỉnh giấc. Nhiều lần như vậy khiến anh ta không khỏi khó chịu, liền quay xuống nói với bố mẹ đứa bé: “Anh chị bảo cháu bé nhỏ tiếng một chút được không? Đây đâu phải ở nhà đâu!”.

Bé gái nghe thấy vậy liền lặng yên ngồi trong lòng bố mẹ. Những hành khách xung quanh đều vui mừng với lời nhắc nhở của người đàn ông ghế trên.

Chẳng ngờ, bé gái bỗng òa khóc. Tiếng khóc của cô con gái đã khiến bố đứa bé tỏ thái độ với người đàn ông, liền nói: “Trẻ con chơi một chút thì có sao, người lớn như vậy mà còn chấp nhặt với trẻ con”.

Vì đứa trẻ vẫn còn đang khóc nên mọi người xung quanh không ai can thiệp. Trên xe chỉ còn tiếng khóc thút thít của cô bé.

Hiện nay vẫn còn một số cha mẹ thường nói “Nó còn bé đã biết gì đâu” khiến đứa trẻ có lý do chính đáng để phạm lỗi. Và đây cũng là tấm lá chắn che đậy cho sự thiếu kiến thức nuôi dạy con của những bậc cha mẹ này.

Nếu cha mẹ không chỉ bảo cho con cái những khuôn phép lịch sự, sau này trưởng thành khôn lớn, ra ngoài xã hội vẫn cứ hành xử như khi ở nhà, như khi còn bé thơ. Chắc chắn cộng đồng sẽ không chấp nhận và khoan dung như cha mẹ.

Con cái lại là tấm gương phản chiếu hình ảnh của cha mẹ, cách dạy bảo của cha mẹ thể hiện rất rõ trong từng hành vi ứng xử của trẻ nhỏ. Từ đó thấy rằng, không ngừng trau dồi đạo đức, lối sống là việc làm vô cùng cần thiết không chỉ với trẻ nhỏ mà còn đối với cả bậc cha mẹ và người lớn trong gia đình. Nhiều người rất không chú ý trong việc dạy dỗ trẻ nhỏ, họ cho rằng trẻ nhỏ chưa nhận thức được hành động đúng hay sai của người lớn và thường nói một cách bao biện, ví như:

– Khi nào anh chị có con, anh chị sẽ hiểu …

– Anh chị là người lớn, chấp nhặt với nó làm gì!

– Trẻ con đứa nào chẳng nghịch, để chúng nó chơi cũng có ảnh hưởng gì đến anh chị đâu!

Vấn đề còn ở chỗ, khi mọi người đều nhận thấy thói xấu của đứa trẻ, nhận thấy sai lầm trong cách giáo dục của cha mẹ đứa trẻ thì cha mẹ chúng vẫn cho đó là bình thường. Họ cho rằng, đối với trẻ nhỏ, những thói xấu đó “tuy có nhưng chấp nhận được”, “Trẻ em chưa biết phép tắc cũng không sao, lớn lên sẽ tự biết”. Với tấm chắn bảo vệ của cha mẹ như vậy, việc dạy dỗ các bé sẽ còn nhiều gian nan.

(Ảnh minh họa: flickr.com)

Suy cho cùng, những lời nói và hành vi ứng xử hàng ngày của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến cách nhìn nhận của trẻ nhỏ, tạo nên tính cách sau này của chúng. Vậy nên mọi người thường nói:

  • Có giáo dục là sự giữ gìn ý tứ trước mặt người khác và là sự thận trọng cẩn thận khi ở một mình không có ai.
  • Mỗi một chi tiết nhỏ đều là một lần nhào nặn thành có giáo dục.

Từng chi tiết nhỏ sẽ xác định sự thành công hay thất bại và giáo dục cũng tương tự như vậy, từng chi tiết trong việc dạy dỗ đều phải được chú trọng.

Trẻ em luôn ghi nhớ và bắt chước làm theo một cách nhanh chóng những điều chúng nghe được, thấy được từ việc làm của người lớn. Vậy nên, đối với trẻ nhỏ thì luôn dạy dỗ theo quy trình “tiên học lễ, hậu học văn”, và cần duy trì lâu dài, bền bỉ.

Cha mẹ là ngọn đèn dẫn đường chỉ lối cho từng bước con đi. Tương lai của con là công sức dạy dỗ của cha mẹ. Cha mẹ thông minh đều hiểu rằng cần tu dưỡng chính mình thành những tấm gương sáng cho con trẻ noi theo.

Để con cái có được sự phát triển tốt nhất, cha mẹ cần đặt tâm sửa đổi những lời nói, hành vi chưa phù hợp để ngày càng hoàn thiện mình hơn. Qua đó, trẻ sẽ nhanh chóng tiếp thu, bắt chước những hành vi, lời nói chuẩn mực từ cha mẹ. Qua thời gian không ngừng mài dũa, tương tác qua lại giữa cha mẹ và con cái, sẽ hình thành nên những phẩm chất nền tảng vững vàng cho con. Đây chính là quá trình xây dựng môi trường giáo dục tại gia đình cho trẻ.

Năng lực sẽ xác định một người bay được cao bao nhiêu. Phẩm hạnh sẽ xác định một người bay được bao xa.

Cha mẹ hãy giúp con nhận thức được rằng cha mẹ sẽ không ở bên chúng mãi mãi, con phải tự lực trên đôi chân của chính mình, không thể mãi dựa vào cha mẹ. Khi đã trưởng thành, cần nhìn nhận sự việc một cách nghiêm túc, có trách nhiệm với bản thân và biết tôn trọng mọi người xung quanh.

Tâm Kính
Theo Aboluowang

videoinfo__video2.dkn.tv||31af39fcd__