“Săn Tây” là một thuật ngữ không còn xa lạ với học sinh, sinh viên Việt Nam, chỉ việc đi tìm một người bạn nước ngoài để luyện tập tiếng Anh giao tiếp. Đây là một trong những phương pháp học ngoại ngữ rất hiệu quả và không tốn kém. Bạn vừa có thể làm quen với ngữ điệu của người nước ngoài, nâng cao kĩ năng nghe – nói và cũng khiến bản thân mình tự tin hơn. Làm thế nào để việc “săn Tây” được hiệu quả nhất?
1. Chọn địa điểm phù hợp
Bạn cần chọn cho mình địa điểm mà bản thân có thể thường xuyên lui tới. Đó cũng là nơi có nhiều người nước ngoài và không quá ồn ào, tốt nhất là các bảo tàng, điểm di tích lịch sử, phố đi bộ, …nơi có không gian bởi bạn sẽ dễ dàng tiếp cận họ và được đón nhận hơn. Ở Hà Nội, bạn có thể tới Bờ Hồ, Hồ Tây, phố bia Tạ Hiện, đường Xuân Diệu,… Còn ở trong Sài Gòn, những nơi có rất nhiều du khách nước ngoài như đường Bùi Viện – Quận 1, công viên 23/9,…
2. Chuẩn bị trước nội dung
Nếu như bỏ qua bước này mà trình độ tiếng Anh của bạn không quá tốt, cuộc hội thoại của bạn sẽ rất khó duy trì.
Trước hết, bạn nghĩ về chủ đề muốn trò chuyện với họ rồi viết chúng ra giấy. Với mỗi câu hỏi bạn cũng nên chuẩn bị trước 2-3 câu phát triển để có thể khiến cho cuộc thoại kéo dài hơn. Đừng quên mang chúng theo để tránh trường hợp bạn quên nhé!
Phần lớn người nước ngoài khá văn minh lịch sự, họ thích tìm hiểu về văn hóa, lối sống, phong tục và con người. Nếu bạn muốn hướng chủ đề của cuộc nói chuyện vào điều này, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức văn hóa về khu vực mà bạn đang thực hành. Ví dụ: khi ở hồ Hoàn Kiếm bạn cần nắm được thông tin lịch sử và tập diễn đạt bằng tiếng Anh ở nhà trước. Nếu ở bảo tàng lịch sử, bạn cũng cần tìm một vài đặc điểm thú vị để giới thiệu.
Ngoài ra, bạn cũng có thể giới thiệu một vài khu ẩm thực nổi tiếng hay đặc trưng như các món ăn đường phố, quán cà phê, … hay giúp đỡ khi họ đang gặp khó khăn về giao thông, mua sắm,…
3. Ghi nhớ 3 quy tắc khi đi ‘săn Tây’
Đầu tiên, khi bạn tìm được ai đó, bạn nên nói rõ là xin phiền họ từ 5 – 10 phút và chia sẻ rõ mục đích của bạn: “Excuse me, can I practice my English with you for just 5 minutes?”, và khi hết khoảng thời gian bạn đề nghị, bạn dừng lại và nói: “Well, thanks for your time. I won’t bother you anymore.” Đây là cách thể hiện sự tôn trọng đối với người nước ngoài và khiến họ cảm thấy thoải mái.
Quy tắc thứ hai là không nên vây nhóm đông trước một người mà bạn đã tìm được để nói chuyện, bạn nên đi theo nhóm 2 – 3 người hoặc một mình. Đừng quên để ý đến sắc thái của họ để biết mình có đang làm phiền họ không nhé.
Thứ ba, bạn cần tự tin và kiên trì. Khi bạn đi “săn Tây”, không phải lúc nào bạn cũng gặp được những vị khách dễ tính. Có những người từ chối nói chuyện vì họ e ngại bạn tiếp cận họ với mục đích xấu, hay có những người không thích nói chuyện với người lạ … Nếu gặp những tình huống như vậy, bạn xin lỗi vì đã làm phiền họ và đi tìm người khác. Bạn đừng nản lòng trước những khó khăn như vậy.
Bạn cũng đừng lo lắng nếu nói sai, chỉ cần chút tiếng Anh giao tiếp cơ bản là họ có thể hiểu bạn đang muốn diễn đạt điều gì. Khi biết được mục đích của bạn là cải thiện kĩ năng giao tiếp, người nước ngoài sẽ nói chậm, rõ và không dùng những từ của địa phương. Vì vậy, hãy cứ tự nhiên, cởi mở và thân thiện, bạn sẽ thành công.
4. Một số mẫu câu giao tiếp rất ‘chất’ để săn Tây
– Today, I have free time and come here to help foreign tourists to discover HaNoi/Sai Gon… and understand more Vietnam. Can I talk with you? – Hôm nay, tôi đang rảnh và tới để giúp khách du lịch nước ngoài khám phá Hà Nội/ Sài Gòn… và hiểu hơn về Việt Nam. Tôi có thể nói chuyện với bạn không?
– I have knowledge about this place, do you have plan to discover here? – Could you share with me your plan? – Tôi am hiểu khu vực này, bạn đã có kế hoạch khám phá ở đây chưa? Bạn có thể chia sẻ với tôi kế hoạch của bạn không?
– Do you have any troubles here? Can I help you? – Bạn có khó khăn gì ở đây không? Tôi có thể giúp gì không?
– Have you tried the most famous dishes in Ha Noi/ Sai Gon..? – Bạn đã thử những món ăn nổi tiếng nhất Hà Nội/ Sài Gòn… chưa?
– Do you know story about this place? – Bạn có biết lịch sử của địa phương này không?
– How long have you been here? –Bạn ở đây được bao lâu rồi?
– Where are you staying now? Is hotel service ok? – Giờ bạn đang ở đâu?/ Dịch vụ khách sạn có ổn không?
– Do you know some special things in Ha Noi/Sai Gon…? – Bạn có biết những điều đặc biệt ở Hà Nội/Sài Gòn…không?
– Do you know what the good things and bad things are here? – Bạn có biết điều tốt và chưa tốt ở đây là gì không?
– Let me tell/ show you about… – Hãy để tôi nói/ chỉ cho bạn về… nhé.
– Could I be your tour guide today? It’s free. I just want to practice my English and share the joy with you. – Tôi có thể làm hướng dẫn viên cho bạn hôm nay không? Nó hoàn toàn miễn phí. Tôi chỉ muốn luyện tập tiếng Anh và chia sẻ niềm vui với bạn.
– Have you learned how to cross the street yet? – Bạn đã học cách sang đường chưa?
– Would you like any recommendations for food to try? – Bạn có cần gợi ý những món ăn nên thử không?
– What do you miss the most about home? – Điều gì khiến bạn nhớ nhất về quê hương?
– Do you want to go around Hanoi with me by motorbike? – Bạn có muốn đi thăm một vòng Hà Nội với tôi bằng xe máy không?
– Do you know Falun Dafa, a practice is quite popular over the world and in Vietnam? – Bạn có biết Pháp Luân Đại Pháp, môn tập khá phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam không?
– What was your first impression of Hanoi/ Vietnam/ Sai Gon? – Ấn tượng đầu tiên của bạn về Hà Nội/ Việt Nam/ Sài Gòn là gì?
– Would you like any help learning some Vietnamese words? – Bạn có cần giúp đỡ để nói một vài từ tiếng Việt nào không?
– Where will you go next after here? – Bạn sẽ đi đâu tiếp theo nơi này?
– It’s very nice to talk to you. – Tôi rất vui khi nói chuyện với bạn.
– Thank you so much. – Cám ơn bạn rất nhiều.
– Have a nice day. – Chúc bạn một ngày vui vẻ!
– I am very happy to meet you. – Mình rất vui khi được gặp bạn.
– Thank you so much for helping me to practice my English! – Cảm ơn bạn đã giúp tôi luyện tập Tiếng Anh nhé!
Chúc bạn thành công!
Thuần Thanh