Ngủ trưa rất tốt đối với mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ, nhưng ngủ trưa cưỡng bức lại đem đến những tác dụng phụ cho trẻ mà nhiều cha mẹ không ngờ. Ép trẻ ngủ trưa nhiều đồng nghĩa với việc gây ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm của con. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển, béo phì và gặp phải những vấn đề về tâm lý.
Báo Sở hữu trí tuệ cho biết, theo các kết quả nghiên cứu, ngủ trưa chỉ thực sự cần thiết đối với trẻ dưới 2 tuổi. Sau độ tuổi này, việc ngủ trưa nhiều có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé nhà bạn vào ban đêm. Bên cạnh đó, nó cũng tác động đến hành vi, nhận thức lẫn sức khỏe thể chất vì khi ngủ trưa nhiều nếu bị đánh thức hay buộc phải thức dậy, trẻ sẽ cảm thấy nhức đầu, mệt mỏi, đờ đẫn… do các cơ quan trong cơ thể chưa sẵn sàng làm việc lại. Đây đều là những điều không tốt một chút nào đối với sự phát triển của trẻ nhỏ.
Trẻ ngủ trưa bao lâu là đủ?
Trẻ độ tuổi sơ sinh có thể ngủ gật 20 phút, 1 tiếng tỉnh táo, sau đó ngủ tiếp 3 tiếng và cứ thế tiếp tục vòng tuần hoàn. 3 tháng tuổi, lịch thức ngủ của trẻ sẽ rõ ràng hơn, trẻ sẽ ngủ ngày từ 2 đến 4 lần, mỗi lần kéo dài từ 30 phút đến 2 tiếng.
Khoảng 1 tuổi, trẻ có nhu cầu ngủ ngắn 2 giấc vào buổi sáng và sau giờ trưa. Đến 16-18 tháng tuổi, em bé sẽ chuyển đổi sang lịch trình chỉ có một giấc ngủ trưa trong ngày. Cơ bản là vậy nhưng cũng có một số trẻ cần ngủ nhiều hoặc ít hơn trẻ khác. Thông thường, giấc ngủ ngày ở trẻ tập đi là từ 1 đến 3 tiếng mỗi ngày. Cũng giống như giai đoạn sơ sinh, bé sẽ tự thức dậy nếu đã ngủ đủ, trừ khi li bì quá 3 tiếng thì người lớn phải đánh thức bé.
Ở độ tuổi lớn hơn, trẻ trước tuổi đi học không cần một giấc ngủ trưa kéo dài quá 2 tiếng đồng hồ, nên đánh thức trẻ sau 20-30 phút. Vì trẻ từ 3 đến 5 tuổi có nhu cầu ngủ từ 10 đến 13 giờ mỗi đêm, nên nếu buổi trưa trẻ ngủ quá nhiều sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ ban đêm của trẻ.
Hậu quả của việc cưỡng bức trẻ ngủ trưa
Theo Khám Phá, cô Tian (Triều Dương, Bắc Kinh, Trung Quốc) luôn thúc ép đứa con 7 tuổi của mình phải ngủ trưa mỗi ngày, nhưng cũng như nhiều đứa trẻ khác, bé rất ghét ngủ trưa nên ở trường mẫu giáo, cô giáo hay phàn nàn nhiều.
Khi bước vào độ tuổi tiểu học, cô Tian đã bắt buộc đứa con của mình phải nằm ngoan ngoãn trên giường để ngủ 30 phút mỗi ngày. “Tôi đã kiên trì thói quen này cho con suốt 2 năm qua và đứa trẻ vẫn luôn chống đối như vậy. Dần dần, tôi phát hiện những điều bất thường ở con trai của mình” , cô Tian cho biết.
Theo đó, con trai cô Tian học rất tốt, thậm chí còn có khoảng thời gian đứng đầu danh sách lớp nhưng bây giờ thì thành tích kém đi hẳn. Tian đã đưa con trai đến bệnh viện để kiểm tra, các bác sĩ cho biết đứa trẻ gặp phải tình trạng “ngủ trưa cưỡng bức”.
Giấc ngủ trưa thực sự rất bổ ích, nhưng đối với một số đứa trẻ không thích ngủ trưa thì việc ép ngủ trưa sẽ dẫn đến tình trạng trẻ ngủ muộn vào ban đêm, giảm độ sâu của giấc ngủ. Không nên khiên cưỡng bắt ép thay đổi đồng hồ sinh học của trẻ. Vị bác sĩ nói: “Bắt buộc đứa trẻ ngủ trưa trong 2 năm đã khiến đứa trẻ mất đi 5cm chiều cao” .
Sau khi nhận được câu trả lời của bác sĩ, cô Tian cũng rất bối rối. Thông thường, giấc ngủ ngắn vào buổi trưa sẽ thúc đẩy sự phát triển của trẻ trong khi đấy với con trai cô Tian thì ngược lại.
Có sự khác biệt gì giữa một đứa trẻ không bao giờ ngủ trưa và một đứa trẻ thường ngủ trưa?
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã điều tra hơn 100 học sinh tiểu học (bao gồm cả những đứa bé ngủ trưa và những bé không ngủ trưa), và so sánh sức khỏe, trí thông minh ở cả hai đối tượng một cách cụ thể. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt đáng kể, điều này đủ để thấy rõ rằng giấc ngủ ngắn không quá quan trọng như chúng ta nghĩ.
Do đó, đối với những trẻ không thích ngủ trưa, cha mẹ có thể hiểu:
1. Trẻ tràn đầy năng lượng và không ngủ trưa hay buồn ngủ
Mục đích của việc ngủ trưa là để cho chúng có một giây phút thư giãn và nghỉ ngơi, nhưng một số trẻ em có bộ não tốt hơn và tràn đầy năng lượng. Rõ ràng, đối với loại trẻ em này, thời gian nghỉ trưa là không cần thiết, giống như bạn không đói và vẫn phải ăn nhưng nếu làm với mật độ dày có thể gây ra tác dụng ngược.
Do đó, nếu cha mẹ phát hiện ra rằng đứa trẻ có một cuộc xung đột dữ dội trong giấc ngủ ngắn và sự tỉnh táo lâu dài không ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày của chúng thì không cần thiết phải ép trẻ ngủ trưa.
2. Trẻ không muốn ngủ vào ban đêm sau khi ngủ trưa
Mọi người luôn nói “bao nhiêu giờ ngủ mỗi ngày”, điều đó tạo cho chúng ta một suy nghĩ chỉ cần ngủ bất kể giờ nào trong ngày cũng được tính là đủ. Nghiên cứu của Viện Y tế và Chất lượng Điều trị Quốc gia Anh (NICE) cho thấy:
Cơ thể con người có một bộ đồng hồ sinh học ý nghĩa mà chúng ta đã phát triển theo thói quen và môi trường bên ngoài. Nói một cách đơn giản, ngủ vào ban ngày và ngủ vào ban đêm, mặc dù chúng có thể giúp cơ thể trẻ nghỉ ngơi ở một mức độ nhất định, nhưng hiệu quả không hoàn toàn giống nhau.
Nó giống như hormone tăng trưởng. Nó chỉ tiết ra một lượng lớn trong trạng thái ngủ sâu vào ban đêm và ngủ vào ban ngày. Do đó, nếu trẻ không chịu ngủ vào ban đêm sau khi ngủ trưa, tốt hơn hết là không ngủ trưa và ngủ đủ giấc vào buổi tối.
Video xem thêm: Quy tắc ‘4 ấm 1 lanh’ giúp trẻ khoẻ mạnh