Nạn tảo hôn ở Li-băng vẫn còn phổ biến. Gần đây trên một con phố ở Li-băng xuất hiện một cặp vợ chồng “đặc biệt” đang chụp ảnh cưới. Cô dâu là một cô gái 12 tuổi, trong khi chú rể bên cạnh trông như ông của cô.

Cô bé mặc váy cưới màu trắng, trông cô có vẻ không biết gì hết. Mặc dù cô bé có thể không biết rằng tình yêu là gì, nhưng tại Li-băng thì cô đã đến độ tuổi kết hôn.

tảo hôn 1

Đáng tiếc điều luật này lại là sự thật, tại Li-băng, các cô gái chỉ cần qua 9 tuổi là đã có thể  được đem đi gả cho người ta.

Hiện tượng “kết hôn với trẻ em” hay còn gọi là tảo hôn ngày càng phổ biến ở đất nước này, đặc biệt là những cô bé phải sống trong các trại tị nạn, chúng sẽ bị buộc phải kết hôn, cha mẹ chúng cho rằng nó sẽ mở ra một con đường tốt hơn.

Nhiếp ảnh gia đưa họ qua các con phố đẹp để chụp ảnh cưới, sự chênh lệch tuổi tác của cặp đôi “vợ chồng” này ngay lập tức thu hút sự chú ý của người qua đường.

Tảo hôn 3

Một số đã dừng lại và hỏi: Cô bé là vợ của ông? Sau khi nhận được một câu trả lời người xem đã nói: Xin chúc mừng!

Buổi chụp ảnh cưới tiếp tục, đa phần hầu hết mọi người cảm thấy quen thuộc với việc này.

Cho đến chập tối, một chàng thanh niên từ xa đi đến. Anh bước đến chỗ của nhiếp ảnh gia, hỏi với một giọng gay gắt:

Anh thực sự vui khi được đứng ở đây để chụp ảnh cưới cho họ?

Chú rể nghe vậy, cơn giận nổi lên và nói:

Liên quan gì đến anh! Cô bé hiện giờ là vợ tôi, bố mẹ cô ấy đã đồng ý.

Chàng thanh niên trong bộ quần áo màu xanh tiếp tục nói:

Ông trông giống như ông nội của cô bé ông có biết không!

Chú rể trả lời: “Đó không phải là chuyện của cậu.

Tảo hôn 4

Một nhóm người dần dần vây quanh họ, nhiều người đổ lỗi cho chú rể và nhiều người chỉ trích cách cư xử của bố mẹ cô bé.

Ông như vậy là không đúng, cô bé vẫn còn quá bé.

Bố mẹ của cô bé rõ ràng đã phạm tội.

Có người hỏi cô dâu nhỏ.

Cháu bé, cha mẹ của cháu ở đâu? Mẹ của cháu đâu?

Một số người hy vọng rằng bằng cách hướng cho cô bé biết sự việc này không tốt, sau đó nếu cô bé nhận thức được sẽ lấy cớ để ngăn chặn nạn tảo hôn sắp xảy ra.

Bé gái xinh đẹp, cháu thực sự muốn lấy ông ấy?

Nhưng cô bé chỉ trả lời bằng sự im lặng.

Bất kể là ai đưa ra những câu hỏi nghi ngờ như vậy, chú rể tóc trắng đều phản ứng một câu trả lời là:

Điều này không có gì sai trái, đó cũng không phải việc của các anh. Luật pháp đã cho tôi quyền lợi này, bố mẹ cô bé cũng đã cho phép. Bây giờ cô bé đã là vợ tôi.

Câu nói này đã thật sự khiến một bà mẹ trẻ chạy bộ gần đó tức giận.

Việc này chắc chắn liên quan tới tôi! Cô bé còn rất nhỏ! Sau khi đi qua đây tôi nhìn thấy cô bé mặc váy cưới, điều này đã thật sự khiến tôi sững sờ!

Pháp luật cho phép? Tôi không quan tâm đến luật pháp quy định gì! Bây giờ tôi cần đưa cô bé đi, nó giống như con gái của tôi, làm sao tôi có thể để cô bé ở đây như vậy!

Tảo hôn 2

Nhưng may mắn thay, đám cưới này đã không thực sự xảy ra.

Đây chỉ là do tổ chức từ thiện KAFA đạo diễn và quay phim, cô dâu và chú rể đều đang đóng vai chính trong bộ phim này.

Mục đích của đoạn phim để giúp thu hút nhiều người hơn quan tâm đến nạn tảo hôn và các vấn đề của cô dâu vị thành niên tại Li-băng, họ hy vọng rằng người dân địa phương sẽ không còn hờ hững hay đồng tình cho những hiện tượng này. Đồng thời họ cũng kêu gọi chính phủ phải sửa đổi những lỗ hổng, sai trái của pháp luật về quyền con người.

“Luật pháp của chúng ta không thể chấp nhận được. Các luật lệ cũ không nên còn ràng buộc đối với chúng ta, nếu nó không hoàn hảo, thì nó phải được sửa đổi.

Mặc dù cô bé 12 tuổi này không thực sự phải kết hôn để trở thành vợ của một ai đó, nhưng trong thực tế có rất nhiều bé gái Li-băng đang phải đối mặt với nạn tảo hôn như vậy.

Tổ chức này cho biết, cho dù luật pháp quy định vẫn cần các giá trị con người, không thể đem tương lai của trẻ đặt trong những cuộc hôn nhân như thế này, chúng cần phải có quyền của riêng mình để quyết định số phận của chính chúng.

Theo Buzzhand
My My biên dịch

Xem thêm: