Nếu uống trà gừng theo hướng dẫn dưới đây, bà bầu có thể phòng ngừa và chữa cảm lạnh mà không cần dùng kháng sinh, tránh gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Theo các chuyên gia y khoa, gừng mang lại rất nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai, đặc biệt trong việc khắc phục tình trạng ốm nghén.

Theo kinh nghiệm dân gian, gừng được dùng trong thời gian đầu của thời kỳ mang thai nhằm giảm các triệu chứng buồn nôn, tiết nước bọt và chứng ngộ độc, giúp thai nhi khỏe mạnh.

Ba cách pha trà gừng đơn giản mà chồng có thể giúp vợ mỗi sáng trước khi đi làm: 

1. Trà gừng ấm: Nấu nước sôi tầm 2 cốc, sau đó bạn cho 4-6 lát gừng tươi đã rửa sạch vào đun chín, chắt lấy nước, rồi thêm 1-2 thìa đường trắng và thưởng thức.

2. Trà gừng chanh: Đổ nước vào nồi nhỏ rồi cho 4-6 lát gừng đã rửa sạch vào. Đun sôi trên lửa nhỏ tầm 10 phút.

Sau đó tắt bếp, nhắc nồi xuống đợi bớt nóng, rót nước trà gừng ra cốc, cho thêm nước cốt chanh (1/2 quả, bỏ hạt) và 1-2 muỗng thìa mật ong khuấy đều rồi thưởng thức.

3. Trà gừng mật ong: Gừng cạo vỏ rửa sạch, cắt 4-6 lát mỏng, cho vào nước đun chín. Sau đó bạn đổ nước gừng đã đun chín ra ly, đợi cho nước nguội bớt thì pha thêm 1-2 thìa mật ong vào và thưởng thức.

Lưu ý quan trọng khi bà bầu sử dụng nước trà gừng:

Phụ nữ trong nửa kỳ cuối mang thai: Theo kinh nghiện dân gian, trong nửa cuối của thai kỳ nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp, gây nguy hiểm cho thai phụ. Trong thời kỳ cho con bú cũng không nên ăn gừng vì nó có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây ra chứng mất ngủ ở trẻ em.

– Bà bầu nên uống trà gừng vào buổi sáng sớm ngủ dậy, tuyệt đối không uống trà gừng hay ăn gừng vào buổi tối.

– Giai đoạn bà bầu thường xuyên mất ngủ, bị táo bón, có vấn đề về dạ dày, túi mật, bệnh trĩ… thì không nên uống trà gừng.

– Bà bầu không nên lạm dụng trà gừng mà phải hợp lý và theo chỉ dẫn của bác sĩ. Uống quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

videoinfo__video3.dkn.tv||992717e50__

Từ Khóa: