Trong quá trình trưởng thành, những đứa trẻ sẽ gặp phải các vấn đề khác nhau, có lúc chúng rất dễ bị tổn thương, có lúc lại rất dễ nhầm lẫn. Mẹ chính là người chỉ dẫn cho con, chỉ cho con phương hướng chính xác. Có câu nói rất hay: “Tố chất của mẹ quyết định con có thành công hay không, tính cách của mẹ quyết định con có xuất sắc hay không?”

Câu chuyện thứ nhất:

Không muốn sáng nào con trai cũng lười biếng, nhõng nhẽo không chịu đến trường mầm non, bà mẹ trẻ tên Nuttanitcha Chotsirimeteekul ở Thái Lan đã quyết định dạy cho con một bài học quý giá qua công việc rất đơn giản.

Người mẹ đã cho làm “nhiệm vụ” cao cả trước khi quyết định có đi học hay không

Để thực hiện ý định này, chị Nuttanitcha và chồng đã nghỉ làm một ngày để cùng con trai 5 tuổi xuống phố. Ăn mặc tươm tấp, gọn gàng như mọi ngày nhưng lần này cậu bé không phải được cha mẹ dẫn đi chơi mà làm “nhiệm vụ” cao cả. Đó là dọn sạch rác tại tất cả nẻo đường mình đi qua.

Cậu bé phải dọn sạch rác tại tất cả nẻo đường mình đi qua.

Với một chiếc túi đựng rác to, cậu bé 5 tuổi đi khắp các con phố tìm kiếm những chai nhựa, chai thủy tinh hoặc phế liệu có thể bán được. Người mẹ cho con mình đi bộ 2,2 km, gom được 2 kg phế liệu có thể bán và thu lại được 2 bath (tương đương gần 2.000 đồng tiền Việt).

Cậu bé học được cách giao tiếp với người lạ trong “bài học nhặt rác”

Sau khi đã mệt, mồ hôi đầm đìa, cậu bé hỏi: “Chúng ta đón xe bus về được không mẹ?”. Thế nhưng, vé xe bus có giá 10 bath trong khi cậu bé chỉ mới kiếm được 2 bath. Lúc này, chị Nuttanitcha đã gợi ý con hãy đi nhặt ve chai tiếp để kiếm đủ tiền đi bus, và cậu bé lập tức đồng ý.

Người mẹ cho con mình đi bộ 2,2 km, gom được 2 kg phế liệu có thể bán và thu lại được 2 bath

Nóng bức, mệt rã rời mà chưa được về nhà, cậu bé nài nỉ mẹ mua cho một cây kem giải khát, chị Nuttanitcha đành hỏi: “Con có đủ tiền không? Một cây kem giá 5 bath đấy”. Nhìn số tiền lẻ trên tay, cậu bé có vẻ hơi thất vọng… Cuối cùng chàng trai nhỏ đành ngậm ngùi trả lời: “Không ạ, con không muốn ăn kem nữa”.

“Phải cho con biết rằng kiếm tiền rất vất vả. Dạy các bé trải nghiệm cuộc sống thì mới hiểu được rằng làm học sinh hạnh phúc đến thế nào!”

Mí mắt cậu bé như sắp sụp xuống, rõ ràng là đã rất mệt, tóc ướt nhẹp, mặt cũng đen nhẻm. Cuối cùng khi mặt đã đổ đầy mồ hôi, cậu bé không chịu được nữa đành nói với mẹ: “Con mệt quá, nóng quá, con muốn về nhà!”

Có thể nhiều người cho rằng đây là phương pháp dạy con quá nghiêm khắc. Nhưng dù bạn nhìn nhận thế nào, chúng ta cũng không thể phủ nhận sự hiệu quả của nó, bởi khi ‘bài học nhặt rác’ kết thúc, chị Nuttanitcha hỏi con trai: “Con muốn đi làm hay là đi học?”, cậu bé đã lớn tiếng tuyên bố: “Con muốn đi học ạ!”.

Hơn hết, sau trải nghiệm này, cậu bé đã biết quý trọng sức lao động và trân trọng hạnh phúc mình đang có hơn, giống như một người đã bình luận: “Phải cho con biết rằng kiếm tiền rất vất vả. Dạy các bé trải nghiệm cuộc sống thì mới hiểu được rằng làm học sinh hạnh phúc đến thế nào!”…

(Ảnh: Facebook Nuttanitcha Chotsirimeteekul)

Câu chuyện thứ 2:

“Mẹ uống hết sữa chua của con, con có ấm ức không?”

“Có ạ.” – Cậu con trai gạt nước mắt.

“Con rút hết giấy vệ sinh trong nhà hàng. Quản lý ở đó biết chuyện sẽ trừ lương cô dọn vệ sinh. Cô ấy có ấm ức không?”

“Có ạ.” – Cậu bé không dám nhìn mẹ, má đã đỏ bừng.

Lúc này mẹ cậu bé lấy một chai sữa chua ra và nói: “Mẹ không nên uống hết sữa chua khi chưa hỏi ý kiến con. Mẹ xin lỗi con và mua đền con một chai mới. Nhưng nỗi ấm ức của cô dọn vệ sinh thì phải làm thế nào?

“Mẹ, con cũng không biết nên làm thế nào?” Cậu con trai cúi xuống, tay vân vê vạt áo.

“Con thử suy nghĩ xem”

Bé nghiêm túc ngẫm nghĩ rất lâu. “Mẹ, con nghĩ ra rồi. Con sẽ đem túi kẹo mà con thích nhất tặng cho họ được không?”

“Tố chất của người mẹ quyết định đứa con có thành công hay không”. (Ảnh minh họa: giadinhviet)

Ánh mắt của người mẹ có chút do dự, cô cho rằng đây không phải là một cách hợp lý nhưng vẫn làm theo ý cậu bé. Cô đưa con trở về nhà và lấy túi kẹo mà cậu bé thích nhất đến trước cửa nhà hàng.

Vậy thì mẹ đợi con ở bên ngoài. Nếu kẹo không được, mẹ có thể đền tiền giúp con. Cố lên nhé.”

Yêu thương con nhưng không có nghĩa là nuông chiều. (Ảnh minh họa: gazeta.ua)

Cậu con trai gật đầu và tiến vào bên trong. Vì khi đó là giờ ăn tối nên trong nhà hàng có rất nhiều người, nhân viên phục vụ cũng rất bận. Tiếng của cậu bé bị những âm thanh hỗn tạp trong nhà hàng át đi, chẳng ai nhận gói kẹo trên tay mình, cậu cuống quá khóc òa lên.

Người mẹ đó chỉ đứng ngoài cửa lặng lẽ nhìn, cũng không có ý định vào giúp. Cô cho rằng, lỗi do con tự gây ra, con sẽ phải chịu trách nhiệm đến cùng. Thấy cậu bé khóc, quản lý nhà hàng đi đến hỏi với giọng rất thân thiện: “Cháu bé, cháu sao thế?”

“Chú ơi, vừa rồi cháu đã rút hết giấy vệ sinh trong toilet của nhà hàng bỏ vào ba lô.” Cậu mở chiếc ba lô nhỏ đựng đến hơn một nửa là giấy vệ sinh ra. Anh ấy hết sức ngạc nhiên nhưng lại không biết xử lý thế nào.

“Giờ cháu biết sai rồi. Xin chú đừng trách cô dọn vệ sinh. Cháu đã mang túi kẹo cháu thích nhất để xin lỗi các cô chú được không ạ? Mẹ cháu nói có thể đền tiền ạ…”

Nhìn thấy người phụ nữ đứng ngoài cửa, anh đã hiểu ra mọi việc. Anh ngồi thấp xuống và nói: “Được rồi. Cô chú chấp nhận lời xin lỗi và đồng ý tha thứ cho cháu. Có điều lần sau không được lấy nhiều giấy vệ sinh thế nữa nhé.”

Người mẹ tuyệt vời sẽ dạy con tự chịu trách nhiệm trước sai lầm của mình. (Ảnh minh họa: pinterset)

Bé trai như thoát được gánh nặng, liền cảm ơn người quản lý đó rồi cười toe toét chạy ra với mẹ: “Mẹ ơi, con sẽ trả tiền kẹo ạ…”

Khi con mắc sai lầm, cách giáo dục của không ít gia đình chỉ là trách mắng trẻ, bắt bé lần sau không được tái phạm nhưng lại bỏ qua chuyện bắt con tự chịu trách nhiệm trước sai lầm của mình. Thế nhưng, người mẹ ở câu chuyện trên đã giúp con ý thức được lỗi lầm và khuyến khích con tự quyết định cách sửa chữa, sau đó giao trách nhiệm sửa chữa đó cho cậu bé.

Bằng cách này, con không chỉ sửa được tật xấu, còn biết chịu trách nhiệm và học được cách tiếp xúc với người lạ. Rõ ràng, chúng ta không thể phủ nhận rằng đây quả là một cách giáo dục tuyệt vời!

Hiểu Minh