Người xưa tin rằng âm nhạc thanh lịch nuôi dưỡng những tâm hồn cao thượng, tạo ra sự cân bằng hòa hợp khí huyết, do đó có tác dụng chữa bệnh trên cơ thể.
Ở Trung Quốc cổ đại, một trong những mục đích đầu tiên của âm nhạc là để chữa bệnh. Những nốt nhạc trong thang ngũ cung của Trung Hoa liên quan đến ngũ hành và các cơ quan nội tạng trong thân thể.
Người xưa tin rằng âm nhạc thanh lịch nuôi dưỡng những tâm hồn cao thượng và tạo ra sự cân bằng hòa hợp về khí huyết, do đó có tác dụng chữa bệnh trên cơ thể.
Thời nay, âm nhạc hiện đại chỉ mới được áp dụng khoảng 65 năm qua. Tuy nhiên, kể từ đó nó đã được chứng minh là một phương thức hiệu quả. Nhất là với chứng rối loạn chức năng thần kinh như bệnh Alzheimer, mất trí nhớ, Parkinson, đột quỵ, và bệnh tự kỷ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng liệu pháp âm nhạc có thể dẫn đến những đột phá giúp bệnh nhận nhanh chóng phục hồi mà những phương pháp điều trị khác không thể làm được.
Huyền thoại của dòng nhạc Iconic Reggae, Bob Marley, đã nói một cách đơn giản và hùng hồn: “Một điều tốt đẹp của âm nhạc là khi nó ‘đánh’ bạn, bạn sẽ không thấy đau.” Có một trải nghiệm vô hình nhưng đầy thuyết phục xảy ra khi chúng ta nghe nhạc, đặc biệt khi đó là loại âm nhạc chúng ta yêu thích. Nó có thể gây xúc cảm mạnh mẽ và làm chúng ta đi vào trạng thái thay đổi về ý thức, ảnh hưởng ngay lập tức đến tâm trạng của chúng ta.
Cứ miễn là chúng ta có đôi tai để nghe– các nhịp điệu và giai điệu thiên nhiên khiến chúng ta bị lôi cuốn. Người xưa đã đập trống và thổi didgeridoo để kết nối với âm thanh với tinh thần con người. Các pháp sư qua các thời đại đã dựa vào âm thanh như một công cụ quan trọng trong việc chữa lành bệnh tật từ thể chất đến tinh thần.
Trong các buổi lễ bùa ngải Nam Mỹ sử dụng các loại thực vật được ủ gây ảo giác mạnh mẽ, cây nho ayahausca, âm nhạc được cho là con tàu hướng dẫn người du hành băng qua khu rừng nhiệt đới rậm rạp, và đó chính là thuốc, giữ cho họ tập trung và có khả năng chữa bệnh tuyệt vời.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Sussex và Học viện Max Planck ở Leipzig, Đức đã phát hiện ra rằng nghe ít hơn một giờ nhạc dance có thể giúp tăng đáng kể các kháng thể của hệ thống miễn dịch. Tương tự như vậy, các hormon căng thẳng, thứ có thể gây giảm chức năng miễn dịch, sẽ giảm xuống khi nghe nhạc nhẹ.
Một nghiên cứu được công bố trên Journal of Advanced Nursing đã chứng minh rằng âm nhạc có thể kiềm chế cơn đau, cả đau cấp tính và mãn tính. Nghiên cứu đã cho thấy rằng âm nhạc giúp giảm khoảng 21% những cơn đau liên quan tới viêm xương khớp, vấn đề về đĩa đệm và viêm thấp khớp.
Hiệp hội Cao huyết áp Hoa Kỳ phát hiện ra rằng chỉ cần nghe 30 phút âm nhạc thư giãn đã thực sự có thể làm giảm huyết áp ở bị cao huyết áp. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người nghe nhiều âm nhạc luôn có nhịp tim và hơi thở thấp hơn khi họ nghe nhạc chậm hơn, và nhịp tim hay hô hấp cao và nhanh hơn khi nhịp độ tăng lên. Các nhà nghiên cứu cũng đã nhận thấy rằng những tác động này không liên quan đến sở thích nghe nhạc của những người tham gia nghiên cứu.
Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy sự kết nối sâu sắc giữa âm nhạc và khả năng nâng cao học tập ở trẻ nhỏ. Một nghiên cứu năm 2006 được công bố trên tạp chí Nature Neuroscience đã cho thấy trẻ em được đào tạo để chơi nhạc đã cải thiện trí nhớ trong các kỹ năng như toán học, đọc viết, xử lý thị giác không gian và mức độ IQ tổng thể nâng cao.
Và tất nhiên, âm nhạc cũng có thể đưa chúng ta thoát khỏi tâm trạng đau khổ. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Neuroscience đã cho thấy dopamine (giúp chúng ta thấy thoải mái) được tạo ra trong não khi nghe nhạc trong những giây phút vô cùng dễ chịu. Khi họ đặc biệt thích bản nhạc nào đó, dopamine gia tăng 9% và trầm cảm giảm 25%.
Tú Linh
Xem thêm:
- Vì sao âm nhạc cổ truyền Trung Hoa tương hợp với trời, tương hòa với đất và tương thông với con người?
- Chữa bệnh bằng âm nhạc Trung Hoa truyền thống
- Câu chuyện cuộc đời: Chị đậu nành nay đã biết lấy khổ làm vui
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.