Dù cho bạn có tin vào hiện tượng biến đổi khí hậu hay không, thì nó vẫn đang diễn ra. Dưới đây là một vài bức ảnh từ NASA trong đó cho thấy những thay đổi này thật sự trông như thế nào.
Sông băng Pedersen tan chảy ở Alaska
Trái: Bức ảnh năm 1917 của Louis H. Pedersen; Phải: Bức ảnh năm 2005 của Bruce F. Molnia.(Ảnh: The Glacier Photograph Collection cung cấp, National Snow and Ice Data Center/World Data Center for Glaciology)
Sông băng Puncak Jaya tan chảy ở Indonesia
Trái sang phải: Chụp bởi J.J. Dozy vào năm 1936, chụp bởi Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ trong chuyến thám hiểm sông băng Carstensz vào năm 1972; và chụp bởi một phi hành gia của NASA từ trên Trạm Không gian Quốc tế vào năm 2005. (Ảnh: NASA/JSC/USGS/ISS Crew Earth Observations experiment and the Image Science & Analysis Group)
Phạm vi sông băng co lại ở Alaska
Ảnh chụp bởi Đầu thu Viễn thám Thematic Mapper trên vệ tinh Landsat 5 và Bộ thu nhận ảnh mặt đất Operational Land Imager trên vệ tinh Landsat 8. (Ảnh: Đài Quan sát Trái đất của NASA, sử dụng dữ liệu từ Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ)
Sông băng vỡ vụn thành nhiều tảng băng nổi ở Greenland
Các bức ảnh chụp bởi thiết bị bộ cảm Moderate Resolution Imaging Spectroradiometer (MODIS) trên vệ tinh Aqua của NASA. (Ảnh: Đài Quan sát Trái đất của NASA)
Sông băng Northwestern tan chảy ở Alaska
rái: Bức ảnh chụp năm 1940 không rõ tác giả; Phải: Bức ảnh chụp năm 2005 bởi Bruce F. Molnia. (Ảnh: The Glacier Photograph Collection cung cấp, National Snow and Ice Data Center/World Data Center for Glaciology)
Sông băng Muir tan chảy ở Alaska
Trái: Bức ảnh chụp năm 1882 bởi G.D. Hazard; Phải: Bức ảnh chụp năm 2005 bởi Bruce F. Molnia. (Ảnh: The Glacier Photograph Collection cung cấp, National Snow and Ice Data Center/World Data Center for Glaciology)
Sông băng Muir tan chảy ở Alaska
Trái: Bức ảnh chụp năm 1941 bởi Ulysses William O. Field; Phải: Bức ảnh năm 2004 chụp bởi Bruce F. Molnia. (Ảnh: The Glacier Photograph Collection cung cấp, National Snow and Ice Data Center/World Data Center for Glaciology)
Sông băng Bear tan chảy ở Alaska
Trái: Bức ảnh chụp năm 1909 chụp bởi Ulysses Sherman Grant, Phải: Bức ảnh chụp năm 2005 bởi Bruce F. Molnia. (Ảnh: The Glacier Photograph Collection cung cấp, National Snow and Ice Data Center/World Data Center for Glaciology)
Chỏm băng trên đỉnh núi ở Iceland thu nhỏ lại
Các bức ảnh chụp bởi Đầu thu Viễn thám Thematic Mapper trên vệ tinh Landsat 5 và Bộ thu nhận ảnh mặt đất Operational Land Imager trên vệ tinh Landsat 8. (Ảnh: Đài Quan sát Trái đất của NASA, sử dụng dữ liệu từ Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ)
Hạn hán ở California, Mỹ
Các bức ảnh chụp bởi Đầu thu Viễn thám Enhanced Thematic Mapper Plus trên vệ tinh Landsat 7 và Bộ thu nhận ảnh mặt đất Operational Land Imager trên vệ tinh Landsat 8. (Ảnh: Triển lãm với chủ đề “Tình hình hạn hán ở California, Mỹ” của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, Bộ Nội vụ Hoa Kỳ/ USGS và NASA)
Dù bạn không quan tâm lắm đến “biến đổi khí hậu”, nhưng chắc hẳn bạn đều có thể nhận thấy sắp có một sự thay đổi khí hậu to lớn. Và chúng ta cũng cần làm gì đó để ngăn chặn điều này, hay ít nhất làm chậm nó lại. Theo cảnh báo, Việt Nam năm trong những nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu.
Troy Oakes, Vision Times
Quý Khải biên dịch
Xem thêm: