“Khi biết có thai Trang vui lắm, nó cười suốt và rất hạnh phúc khi được làm mẹ. Nhưng khi cái thai lớn dần thì cũng là lúc con gái tôi bắt đầu mất dần mọi ý thức, không thể đi lại, chỉ còn nằm một chỗ như người tàn tật”, bà Lan òa khóc nức nở khi nói về con gái.

PV báo Dân Trí  đã có buổi đến thăm nhà cô Trần Lê Thị Huyền Trang (sinh năm 1990) – giáo viên Tiếng Anh trường THCS Ea Tul (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk), cảnh tượng khiến những người chứng kiến không khỏi xúc động. Bà Lê Thị Lan (mẹ cô Trang) vội đặt chén cháo đang xúc cho cô giáo trẻ trên chiếc ghế tự chế xuống để trò chuyện với PV.

videoinfo__video3.dkn.tv||05a13e5d2__

Cô giáo Trang phải nằm liệt giường, thần trí không còn minh mẫn bởi căn bệnh teo não (nguồn: Dân Trí).

Gạt nước mắt bà Lan kể, Trang là cô con gái út của gia đình, ngay từ bé Trang đã là một cô gái thông minh, nhanh nhẹn và ham học. Năm 2012, Trang tốt nghiệp trường ĐH Ngoại ngữ – ĐH Đà Nẵng và quay về địa phương để công tác giảng dạy.

Khi công việc dần ổn định, vào tháng 7/2018, Trang kết hôn với chàng trai cũng là giáo viên tại huyện. Để tiện cho con gái và chồng trong việc đi dạy, vợ chồng bà Lan quyết định cho vợ chồng con gái ở ngay tại nhà mình.

Từ một cô giáo trẻ đầy nhiệt huyết, cô Trang không còn nhận thức được mọi thứ xung quanh (ảnh: Dân Trí).

Tuy nhiên, chỉ sau 2 tháng kể từ ngày cưới, Trang bắt đầu có những dấu hiệu lạ như: tay chân cử động chậm, miệng nói không được lưu loát, trí nhớ giảm sút… Nghe con gái tâm sự, bà Lan khuyên con nên đi xuống Tp.HCM khám cho biết bệnh rồi uống thuốc cho mau lành còn đi dạy.

Bác sĩ kết luận Trang bị bệnh rối loạn chuyển hóa não (còn gọi là teo não), buộc phải mổ gấp. Đồng thời, bác sĩ cho biết thêm Trang đang mang thai được 1 tháng.

Con trai cô giáo Trang được sinh ra khi mẹ đang mắc bệnh nặng (ảnh: Dân Trí).

Đến ngày sinh, Trang được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh (TP. Buôn Ma Thuột) chỉ định là ca mổ đặc biệt nhất trong bệnh viện từ trước tới nay.

“Khi đứa bé ra đời, nhìn cháu mà tôi quặn thắt ruột gan thương vô cùng, mẹ nó cũng không biết được cảm giác hạnh phúc ngày chào đón đứa con ra đời. Mỗi khi cháu đói tôi đưa nó lại bú mẹ, xong lại ẵm ru bé ngủ, do cơ thể Trang tiều tụy nên tôi chỉ cho con bú mẹ một tháng rồi dứt hẳn”, bà Lan ngậm ngùi chia sẻ.

Bà Lan khóc nấc vì thương con gái bệnh tật và thương cháu còn nhỏ nhưng mẹ lại không thể chăm sóc (ảnh: Dân Trí).

Thương con, bà Lan động viên trong nước mắt: “Trang của mẹ mạnh mẽ lắm phải không con, con cố gắng ăn vào cho khỏe nghe chưa… con của mẹ sẽ không bỏ cuộc đâu. Trang ơi! Tỉnh lại mà lên lớp đi con, học sinh của con đang chờ con đó”.

Nghe những lời từ đáy lòng bà Lan thốt ra, cô giáo Trang dường như cảm nhận được những gì mẹ đang nói, cô bỗng gồng cứng người lên, tay chân quắp lại, miệng ú ớ lớn tiếng rồi nước mắt chực ứa ra.

Mỗi ngày trôi qua, bà Lan vừa chăm cháu vừa chăm con, gia đình bà sống nhờ vào hàng quán tạp hóa nhỏ nay càng chật vật, vất vả cho vợ chồng bà vì quá nhiều nỗi lo toan. Riêng chồng Trang hàng ngày cũng phải di chuyển hơn 30 cây số đi dạy học, do công tác ở xa nên việc chăm sóc cho vợ con gặp không ít khó khăn.

“Cuộc đời tôi bây giờ chỉ mong Trang nó khỏe lại được phần nào hay phần nấy, dù bác sĩ đã nói bệnh này không có thuốc chữa nữa nhưng tôi chưa bao giờ hết hy vọng. Tôi mong sao có người biết được căn bệnh này chữa như thế nào và có loại thuốc nam nào điều trị được thì chỉ để giúp cho con tôi với”, bà Lan khẩn khoản.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 3552: Cô Trần Lê Thị Huyền Trang

Địa chỉ nhà: Số 10 đường Trần Phú, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.

Điện thoại: 0983834290 (bà Lê Thị Lan, mẹ cô Trang).

2. Báo điện tử Dân Trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: [email protected]

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VietComBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0451000476889

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.

Ngày 10/11, trên báo VietNamNet cũng đăng tải một hoàn cảnh hết sức éo le tương tự

Tháng 11 năm 2017, tin dữ ập đến với gia đình chị Liên, con gái đầu lòng của chị bị ung thư tủy. Cả gia đình chẳng thể ngờ tới, bởi bé còn quá nhỏ, gia đình cũng không có tiền sử về căn bệnh ung thư.

Trúc Lam (10 tuổi) – con gái chị Liên đã từng trải qua đợt hóa trị nhưng duy trì được 11 tháng thì lại tái phát. Đến nay, con vào điều trị ở Bệnh viện Ung bướu Tp.HCM đã được 4 tháng.

Đứa trẻ run rẩy khóc gọi mẹ (ảnh: VietNamNet).

“Con chích bạch cầu tới tím bầm hết tay, nên mỗi khi sắp đến thời gian chích thuốc là con sợ nên khóc suốt. Cũng vì bị bệnh nên con càng có nhiều nỗi sợ hơn. Khi thấy ngực trái đau, con hỏi: ‘Có phải con bị đau tim không?’. Khi thấy chân có thêm vết bầm, con lại hỏi ‘Có phải con lại bị tụt tiểu cầu rồi không?'”, chị Liên cho hay.

Trước đây, khi còn duy trì bệnh, cứ một tuần Trúc Lam ở viện thì bé sẽ được về nhà 3 tuần. Nhưng kể từ khi tái phát, con lên viện 10 ngày thì chỉ được về nhà 3 ngày. Hai tay con đã tím bầm vì lấy ven, chích thuốc. Trong suốt 2 năm, ngày nào con cũng phải chịu cảnh lấy ven, đâm kim. Đến nay, bác sĩ không thể lấy ven ở tay nữa nên đã chuyển xuống lấy ven ở chân. Mỗi lúc nhìn thấy con đau đớn, chị Liên chỉ ước mình có thể chịu đựng nỗi đau ấy thay con gái nhỏ.

Chị Liên cho biết, bác sĩ tiên lượng Trúc Lam có tới 50% cơ hội. “Mà dù chỉ một tia hi vọng thì tôi cũng sẽ cố gắng tới cùng”, người mẹ trẻ ngậm ngùi.

Gia cảnh éo le của chị Liên

Chị Trần Ngọc Liên sinh năm 1984 tại Tp.HCM. Cha mẹ chị có 2 người con gái. Mẹ chị bị bệnh tâm thần đã 20 năm, thường xuyên đập phá đồ đạc trong nhà. Mới đây, bà bị tai biến nên luôn cần người chăm nom. Gia cảnh khó khăn, cả 2 chị em chỉ được học đến lớp 7, lớp 8 là phải bỏ giữa chừng.

Kể cả khi lấy chồng, sinh con, chị Liên vẫn ở cùng cha mẹ đẻ. Cả gia đình 4 thế hệ, từ thời bà nội của chị Liên, đều sinh sống trong căn chung cư chỉ hơn 30m2.

Vợ chồng chị ly thân, mình chị Liên nuôi 2 con nhỏ ăn học. Ngày ngày, chị phụ giúp cha công việc dán giấy vàng mã, rồi đi làm giúp việc, kiếm tiền nuôi con. Những lúc rảnh rỗi chị làm việc nhà, chăm sóc bà nội già yếu và người mẹ bệnh tật.

Chị Liên luôn kề cạnh con gái trong suốt 2 năm qua (ảnh: VietNamNet).

Kể từ khi con gái phát bệnh, phần lớn thời gian chị Liên ở cạnh con, mọi việc trông chờ hết vào em gái sinh năm 1999 của chị. Từ công việc nhà, làm phụ cha, chăm lo cho bà nội, cho mẹ và cho đứa con út của chị Liên đang học lớp 2 đều một tay em chị lo liệu.

Cũng từ khi con gái phát bệnh, chồng chị chẳng làm ra tiền nên không thể đỡ đần gì. Chỉ khi con gái yếu quá, thỉnh thoảng, anh mới phụ chăm sóc con.

Không có nhà cửa, không có đất canh tác, chị Liên chỉ đành trông chờ vào sự giúp đỡ của chính quyền, cộng đồng. Hết rồi, chị đi vay tiền chính sách xã hội, vay anh em, bạn bè. Thậm chí, để cứu con, chị Liên phải vay thêm lãi nặng.

Với tình thương con vô bờ của một người mẹ, chị Liên rất mong sẽ nhận được những tấm lòng hảo tâm giúp mẹ con chị vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 

1. Gửi trực tiếp: Chị Trần Ngọc Liên, 183C L4 c/c Phạm Hữu Trí, Phường 15, Quận 5, TPHCM. Số điện thoại: 0906892984. 

2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.366 

Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET 

Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – 198 Trần Quang Khải, Hà Nội.

Video xem thêm: Hành trình người cha chữa bệnh suy giảm tiểu cầu vô căn cho con gái

videoinfo__video3.dkn.tv||5bb2f448d__