Quan niệm người xưa cho rằng: “Trên đầu ba thước có Thần Linh”. Phàm là mọi việc xảy ra đều có nguyên do, tất cả đều được xoay chuyển dưới sự an bài của Thượng Đế. Tuy nhiên có nhiều việc nếu chỉ nhìn bề mặt sẽ không thấy được kết quả sâu xa thu được, bề mặt thì thấy là cực kỳ xấu nhưng không biết là đã được an bài kết quả mỹ hảo, nếu không có niềm tin tuyệt đối vào Thần Linh sẽ khó nhận được an bài tốt đẹp.
Có bao giờ bạn nghĩ rằng khi mình giúp đỡ ai đó, bố thí tiền tài cho người ăn xin… lại mang đến hậu quả không tốt cho người ấy, khi bạn đối xử thậm tệ với người ta, lại khiến người ấy có được điều may mắn?
Ở Bắc Âu có một nhà thờ bên trong có tượng Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thánh giá với kích thước bằng một người thường. Vì cầu ước ở đây rất linh nghiệm nên mọi người đến đây cầu nguyện rất đông. Nhà thờ có một người gác cổng, ông thấy Chúa ngày ngày phải đáp ứng bao lời cầu xin của mọi người nên cảm thấy rất phiền lòng, ông muốn được chia sẻ “gánh nặng” này với Chúa. Một hôm, trong một lần cầu nguyện trước Chúa ông nói ra mong muốn này của mình.
Không ngờ, khi đó ông đã nghe thấy tiếng nói: “Được thôi, để ta xuống thay con làm gác cổng, con hãy lên đứng trên thánh giá này. Nhưng cho dù con nhìn thấy gì, nghe thấy gì con đều phải im lặng“. Người gác cổng thấy điều này quả là quá đơn giản.
Thế là Chúa đi xuống và cho người gác cổng lên thay thế vị trí của mình, ông phải dang rộng 2 cánh tay ra và đứng vào đúng cây thánh giá, không ai phát hiện ra sự thay đổi này, và người gác cổng giữ đúng lời hứa không nói năng gì chỉ chuyên tâm nghe lời cậu nguyện của dân chúng.
Những đoàn người đến đây không dứt, những lời cầu nguyện của họ có cái hợp lý, có cái bất hợp lý, hàng trăm hàng nghìn lời cầu xin kỳ lạ đều có ở đây. Nhưng cho dù như thế, người gác cổng vẫn cố kìm chế không nói một lời, ông nhất định phải giữ lời đã hứa.
Đến một ngày, có một thương gia giàu có đến đây, sau khi ông ta cầu nguyện xong đi ra ngoài bỏ quên túi tiền ở lại. Người gác cổng nhìn thấy rất muốn gọi ông ta quay lại nhưng không thể cất lời. Tiếp sau đó, một người đàn ông đói rách đến cầu nguyện, anh ta cầu mong Chúa giúp anh ta thoát khỏi cuộc sống khó khăn này.
Khi chuẩn bị ra ngoài, anh ta phát hiện túi người thương gia giàu có bỏ quên, mở ra anh thấy trong đó tất cả đều là tiền, vui mừng khôn xiết anh vô cùng biết ơn Chúa vì Chúa đã đáp ứng lời cầu nguyện của anh.
Người gác cổng rất muốn nói với người đàn ông nghèo đây không phải là tiền của anh, nhưng ông không thể thất hứa được. Sau đó có một thanh niên trẻ chuẩn bị đi xa đến cầu nguyện, anh cầu xin Chúa cho anh được bình an.
Khi chàng thanh niên chuẩn bị rời đi, bỗng thương gia giàu có quay lại và túm lấy áo của anh đòi anh trả túi tiền, anh thanh niên không hiểu sự tình là gì và hai người đã cãi nhau. Lúc này, người gác cổng trên thánh giá không thể kiềm chế được nữa và đã nói ra sự tình. Thương gia giàu có liền đi tìm người nghèo khó kia còn anh thanh niên vội vàng rời khỏi nơi này để kịp chuyến tàu đã định.
Chúa Giêsu thật xuất hiện, chỉ vào người gác cổng và nói: “Ngươi hãy xuống đi, ngươi không còn tư cách để ở đó nữa.” Người gác cổng trả lời: “Tôi đã nói ra sự thật, đó là vì công bằng, như vậy không đúng sao?“.
Chúa Giêsu nói: “Ngươi không hiểu rồi. Thương gia giàu có đó đâu có thiếu tiền, tiền của hắn chỉ để đi giải trí, nhưng với người nghèo kia thì có thể cứu sống cả gia đình hắn; đáng thương nhất là người thanh niên kia, nếu hắn cứ bị người thương gia giữ chân làm cho nhỡ chuyến tàu thì hắn đã giữ được tính mạng, hiện giờ chuyến tàu hắn cố lên đang bị chìm dưới đáy biển rồi“.
Câu chuyện này đã cho ta thấy một sự thật rằng: Một việc bề ngoài nhìn thấy là tốt nhưng thực sự chưa chắc đã tốt, một việc nhìn thấy là xấu nhưng chưa chắc đã là xấu. Thực sự giúp đỡ người khác không hẳn là cho người ta tiền bạc và vật chất.
Phật gia giảng thiện ác hữu báo, mọi sự trên đời thảy đều do duyên nợ. Mọi khó khăn khổ nạn đến đều không hề ngẫu nhiên, là do con người từng làm việc không tốt nên mới gặp phải. Chuyện ân oán đời người là do Thần Phật an bài để trả nợ cho nhau. Vậy nên đôi khi nhìn một việc tưởng giúp người nhưng thực ra không phải.
Vậy giúp đỡ người khác là thế nào? Xưa Thần Phật độ nhân đâu phải chỉ để cấp cho con người lương thực và ngũ cốc, mục đích thực sự là có thể dùng đạo lý mà khuyên răn con người làm điều tốt, khiến nhân tâm hướng thiện. Người luôn luôn giữ trong tâm những thiện niệm ấy mới là người tốt chân chính.
Vậy cũng nói lòng tốt cao thượng nhất, chính là luôn lấy giá trị Chân – Thiện – Nhẫn là tâm Pháp ước thúc bản thân mình, ai ai cũng có thể buông bỏ vị tư trở thành người vị tha, thân tâm thanh tịnh.
Quỳnh Chi