Trước thềm năm mới, từ “vĩ nha’ năm trước bắt đầu qua năm mới, chính là “đả nha tế” (ăn tế răng) trong một năm – lúc được hân thưởng những bữa ăn thịnh soạn. Truy ngược về cội nguồn, từ “đả nha tế” cũng xuất phát từ mùa này.

Khi có dịp tụ tập hoặc ăn mừng, chúng ta thường có một nhóm người cùng nhau ăn uống, nói là “đả nha tế”. Quả thực, ăn uống không thể tách rời “răng”, vậy “đả nha tế” phải chăng là liên tưởng từ răng? Hay thật sự là nó chỉ là một sự trùng hợp?

Nguồn gốc của thuật ngữ “Đả nha tế”

Cách nói “đả nha tế” đã có từ lâu đời và có liên quan đến “Tác nha”, nhưng từ “Tác nha” nguyên gốc là “Tác nhạ”. “Tác nhạ” nghĩa là gì? Đó là nghi thức bái tế Thần Thổ địa.

Ở vùng duyên hải phía đông nam của Trung Quốc đại lục và Đài Loan có phong tục “tác nha”, các doanh nghiệp thường “tác nha” vào ngày mùng 2 và 16 âm lịch hàng tháng, trong năm còn có đại tế “đầu nha” và “vĩ nha” là thịnh soạn nhất.

Vậy tại sao nó lại có thương hiệu là “Tác nha”? “Thông Chí tỉnh Đài Loan” có giải thích về “tác nha”: “Thổ địa công cũng là Thần tài được các thương nhân sùng bái. Các thương nhân thường vào ngày tiếp theo của ngày trăng non hàng tháng, sửa soạn lễ cúng tế Thần Thổ địa, được gọi là ‘tác nhạ (hoặc nha)’, hoặc gọi là nhạ phúc, nghĩa là nghênh đón phúc vận.” Còn nói: “Lễ nhạ vào ngày 2 tháng 2 được gọi là lễ ‘Đầu nhạ’; lễ nhạ vào tháng Chạp 16 được gọi là ‘Vĩ nhạ’”.

Thổ địa công là Phúc Đức Chính Thần được các thương nhân sùng bái, vì vậy lễ “Tác nhạ” là để nghênh phúc vận. Vì sao nói vậy? Nhạ “迓” có nghĩa là nghênh tiếp, “Nhĩ Nhã‧Thích Cổ” viết: “Nhạ, nghênh dã”. “Tác nhạ” có ý tứ là “nghênh đón Phúc Đức Chính Thần”, bao hàm ý nghĩa nghênh phúc nghênh tài. “Tác nha” là cách gọi phổ biến trong nhân dân.

“Nha tế” và “Đả Nha tế” của các thương gia

Ngày 2 tháng 2 âm lịch hàng năm là ngày đản sinh của Phúc Đức Chính Thần, vào ngày này, cửa hàng chuẩn bị các món ngon cúng đầu năm để đón vận may gọi là “Đầu nha”, lễ cúng vào ngày 16/12 âm lịch là cúng tế cuối năm, gọi là “Vĩ nha”. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ tổ chức nghênh đón Phúc Đức Chính Thần mỗi tháng hai lần. Nó được gọi là “Nha tế”, diễn ra vào ngày mồng hai và ngày mười sáu âm lịch hàng tháng.

Thương gia chuẩn bị những món ăn thịnh soạn và cử hành lễ “Nha tế” để cúng phúc vận tài Thần, cầu mong sinh ý hưng long, tài nguyên thịnh vượng. Sau lễ “Nha tế”, thịt cúng được mời nha thương (đại lý buôn bán) và chia cho người làm công cùng ăn, tục gọi là “Đả nha tế”. Do đó, “Đả nha tế” liền trở thành một từ đồng nghĩa với việc kỷ niệm một sự kiện vui vẻ hoặc ăn một bữa ăn thịnh soạn.

Chương thứ mười tám của cuốn sách “Nho Lâm Ngoại Sử” thời nhà Thanh có một mô tả phản ánh các chuẩn mực xã hội thời bấy giờ: Văn sĩ Khuông sống trong hiệu sách lầu Văn Hãn, chủ cửa hàng có cảm tình, đã duyệt sách và lên kế hoạch in ấn, xuất bản càng nhanh càng tốt. Khi nói về điều kiện thù lao, nói rằng: “Thường mỗi ngày đều chỉ là bữa cơm rau nhỏ, ngày mồng hai, 16 hàng tháng, cùng cửa hàng ăn ‘thịt tế răng…” Có thể thấy rằng “thịt tế răng” của “Tác nha” là sự bổ sung phong phú hơn cho các bữa ăn thông thường. Bằng cách này, được ăn “thịt tế răng” cũng là một phước lành từ Thần Thổ địa!

Cổ nhân tạ ơn Thần Thổ địa ban phúc

Có rất nhiều truyền thuyết về Thần Thổ địa, Thổ địa công vốn là vị phúc thần bảo hộ thổ địa, bảo vệ sự bình an cho chúng sinh. Từ xa xưa, các triều đại nối tiếp nhau đã có truyền thống vô cùng lâu đời về việc cúng tế Thần “Hậu Thổ” và cúng tế “Xã Thần” tại địa phương. Thiên thần Hậu Thổ có ở khắp nơi, vô sở bất tại, người làm việc mà không đòi hỏi, phúc đức đều ở trong đó!

Từ thời thượng cổ, thiên tử cuối năm phải dẫn trăm quan đi tế thần “Hậu Thổ”, trong dân gian các nơi đều tế bái Xã Thần, thành tâm cảm tạ Thần ban cho quốc bang ninh tĩnh, bách tính bình an. Đó chính là thành ý và lòng biết ơn kiền thành từ nội tâm, chứ không phải xuất phát từ mục đích hữu cầu. “Phong Tục Thông Nghĩa –  Tự điển” triều Hán có nói: “Xã giả thổ địa chi chủ, thổ địa quảng bác, bất khả biến kính, dĩ vi xã nhi tự chi, báo công dã.” – Ý tứ là Xã là chủ nhân của thổ địa, cảm tạ Thần Thổ địa của đại địa rộng lớn, không được có lậu, không được thất kính, thế mới có thể tế thần Xã’ – đến tế bái trước bàn thờ Thần Thổ địa, là để báo cáo mùa màng thu hoạch trong năm, cảm tạ phúc lành. 

Tác giả: Dung Nãi Gia, Epoch Times, Hương Thảo biên dịch