Thảm dệt có một lịch sử rất lâu đời, đã tồn tại từ khi con người cổ đại biết đến nghề dệt, tùy theo từng khu vực và chức năng mà nó có những bất đồng về hình thức. Có cái được sử dụng để rải trên mặt đất, có cái dùng để treo tường, chủ yếu đề chống lạnh cho đôi chân trần khi tiếp xúc với sàn nhà hay dùng vào các chức năng trang trí.

Cội nguồn của thảm châu Âu

Trong các tòa nhà bằng đá châu Âu cổ xưa, mặt đất cùng vách tường thường lạnh và cứng, sau khi phủ lên tấm thảm, nó đã trang trí cho bức tường đơn điệu và tăng không gian sống ấm áp, đầy màu sắc. Đặc biệt trong việc sản xuất những bức thảm treo tường, hay còn gọi là bích thảm, theo sự phát triển của thời đại, những hình vẽ càng trở nên xinh đẹp nhiều màu, những người thợ dệt thường tăng vật liệu xa xỉ khi thiết kế tấm thảm, ví như vàng, bạc hay lụa v.v.; khi đó những tấm thảm tinh mỹ trở thành một đồ vật chỉ dành riêng cho người giàu có và tầng lớp quý tộc sử dụng. Bởi bích thảm có tính linh hoạt cao, không vĩnh viễn cố định trên tường, dễ dàng cùng đi với chủ nhân tới nơi ở mới.

Thảm cũng đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực tôn giáo. Trong các nhà thờ và tu viện thời trung cổ, thảm trang trí thường được sử dụng để trang trí vào các lễ kỷ niệm quan trọng, đôi khi làm nền cho dàn hợp xướng, đôi khi lại là một bức màn đằng sau Tòa Thánh để làm nổi bật sự linh thiêng. Ngoài ra, thảm với các chủ đề của câu chuyện trong Kinh Thánh hoặc các thánh đồ cũng có thể đóng một vai trò trong việc giáo dục các tín hữu không biết đọc chữ.

Hoa văn trang trí trên thảm thường mang theo những thông điệp tuyên truyền, do đó hình vẽ là những nhân vật trong câu chuyện, hay như hoa và động vật với ý nghĩa biểu tượng quân vương quý tộc, có khi cũng là ký hiệu của những gia đình quyền quý. Các hình trên tấm thảm cũng đi đôi với sự phát triển của hội họa, vì vậy trong thời kỳ Phục hưng, thảm trang trí không chỉ phức tạp mà còn là một nghệ thuật tả thực ngang với hiệu quả của bức tranh sơn dầu. Có rất nhiều tác giả nghệ thuật trực tiếp tham gia thiết kế, một số thảm trang trí được sao chép theo những bức tranh nổi tiếng, giúp tăng giá trị nghệ thuật và địa vị của tấm thảm. Bích thảm không chỉ được ưa chuộng bởi các gia đình quyền quý, mà còn là một biểu tượng của quyền lực và tài chính

Bích thảm ra đời từ nhà máy dệt Gobelin

Bảo tàng Gobelin. (Ảnh: Tử Duệ, epochtimes)

Kỹ nghệ thảm treo tường châu Âu (Tapiserie) bắt đầu ở phương Bắc lạnh giá, đầu tiên phát triển mạnh ở khu vực Flemish, nơi ngành công nghiệp dệt may phát triển mạnh trong thời kỳ Phục hưng. Tại đây đã xuất hiện nhiều kiệt tác tuyệt vời, chẳng hạn như “David” được sản xuất tại Brussels vào năm 1525. Công nghệ này tại Pháp cũng có một lịch sử lâu đời, từ thời Trung Cổ, đã có một loạt các tấm rất lớn như “Khải Huyền Tapiserie” được đặt làm bởi Công tước Louis, hay những tác phẩm nổi bật như “Lady and Unicorn”.

Trong thời của vua Henry IV, nữ hoàng Mary là người có sở thích đặc biệt với nghệ thuật Flanders. Medici có đặc ân được mời đến làm thợ dệt thảm ở Flanders, đã thuê một nhà máy ở xưởng nhuộm Gobelin, chuyên để sản xuất thảm trang trí cho gia đình hoàng gia. Trong thời vua Louis XIV ở Pháp, chính sách mở rộng quy mô của kỹ nghệ dệt thảm đã đưa thảm treo tường trở thành sản phẩm thủ công quốc gia nổi tiếng của Pháp.

Câu chuyện về “Tenture de David et Bethsabée” là một loạt mười tấm thảm tuyệt đẹp được sản xuất tại Brussels vào năm 1525. Hiện đang nằm trong Bảo tàng Quốc gia thời Phục hưng ở Château d’Écouen, Pháp. (Ảnh: epochtimes)

Gobelin ban đầu là một họa sĩ (Jehan Gobelin) đến từ Reims. Ông đến Paris năm 1447 và thành lập một xưởng nhuộm trên bờ La Bièvre, một nhánh của sông Seine gần St. Marseille. Một số hàng dệt may thảm, đại lý vải và xưởng tẩy trắng đã được tập trung rất nhiều tại nơi này, cùng dùng chung một dòng suối nhỏ này. Gobelin được biết đến với phương pháp nhuộm bí truyền độc nhất cho ra màu đỏ tươi sáng rực rỡ. Nhà máy dệt thảm Gobelin nằm ở quận 13 của Paris ngày nay, chính là xưởng nhuộm mà Jean-Baptiste Colbert mua trong thời đại Henry IV, nay đã trở thành nhà máy sản xuất thủ công kết hợp trang trí nội thất.

Nhà vua đã chỉ định Charles, họa sĩ trưởng có tài năng nghệ thuật cùng kỹ năng quản lý. Charles Le Brun đã trở thành giám đốc chịu trách nhiệm thiết kế và giám sát sản xuất. Vì vậy, trong sân của nhà máy dệt ta thấy có bức tượng của ngài Le Brun.

Tượng đài tưởng niệm Le Brun (Ảnh: epochtimes)

Bên dưới mái hiên mặt tiền của dinh thự cũ của Le Brun, có một dãy móc dùng để treo thảm. Chúng nhắc nhở về thời điểm vua Louis XIV đích thân đến nhà máy dệt Gobbel để kiểm tra tấm thảm mới hoàn thành cho mình. Khi nhà vua đi qua, ông có thể nhìn thấy một hàng các tấm thảm treo lộng lẫy treo trên tường; trước khi vị vua rời đi, nhân viên phải thay đổi thành một dãy tấm thảm mới càng nhanh càng tốt, sao cho nhà vua sẽ đồng thời thấy được hai bộ sản phẩm hoàn thiện khác nhau trong một lần tới thăm.

“Vào ngày 15 tháng 10 năm 1667, Louis XIV đến thăm Nhà máy Dệt Craft Gobelin”, 1680 (VISITE DE LOUIS XIV À LA SX GOBELINS, LE 15 tháng 10 năm 1667). (Ảnh: epochtimes)
Bản phác thảo của tấm thảm của “The Louis XIV thị sát Nhà máy Gobelin Craft vào ngày 15 tháng 10 năm 1667”. (Ảnh: epochtimes)

Một tấm thảm được thiết kế bởi Le Brun: “Louis XIV thị sát Nhà máy Gobelin”, đã cung cấp cho chúng ta quang cảnh náo nhiệt và sống động tại thời điểm đó. Phía bên trái của bức thảm, là hai người tùy tùng của vua Louis XIV mặc lễ phục màu đỏ, đang lắng nghe ông Chancellor nói về tình hình kỹ nghệ của nhà máy; tại trung tâm là hình ảnh các công nhân bận bịu bưng những đồ nội thất và các thành phẩm của mình hướng về phía quốc vương: có khảm mô hình bảng màu, chân đá cẩm thạch chạm khắc trang trí công phu v.v. Bên phải có các nhân viên đang cuộn thảm vào trục và vài công nhân đang bận rộn phía sau sắp xếp các tấm thảm để giới thiệu những kết quả của công việc của họ.

Tấm thảm này là một trong mười bốn tấm thảm lớn trong “Những câu chuyện của quốc vương”, nhằm mục đích thúc đẩy các thành tựu quân sự, dân sự và ngoại giao của quân đội. Chuyến thăm của nhà vua đến nhà máy Gobelin làm nổi bật tầm nhìn và sự thức thời của nhà vua; ông tận dụng nghệ thuật như một vũ khí trong giao tiếp chính trị. Trong bối cảnh của chế độ quân chủ tập quyền, tương ứng với sự sáng tạo và thịnh vượng dưới triều của vua Louis XIV của nước Pháp, Gobelin đã trở thành một đại danh gắn với kỹ nghệ dệt thảm Pháp trong mắt của người châu Âu.

Lúc đó nhà máy Gobelins có gần 250 nghệ nhân, bao gồm thợ dệt, thợ thêu, thợ kim hoàn, công nhân xưởng đúc, công nhân in ấn và công nhân nhuộm. Trong 30 năm kể từ khi hoàng gia mua lại toàn bộ nhà máy dệt, đã sản xuất tổng cộng 775 tấm thảm trang trí, bao gồm cả tấm “Alexander Story” nổi tiếng.

Tấm thảm “Alexander Triumph đến Babylon”, bản thảo là bức tranh sơn dầu của Le Brun (Ảnh: epochtimes)

Do vấn đề tài chính nảy sinh từ việc xây dựng cung điện Versailles của Louis XIV, nhà máy Gobelin đã phải đóng cửa năm 1694, nhưng được mở cửa trở lại vào năm 1697; các sản phẩm vẫn chủ yếu cung cấp cho các gia đình hoàng gia. Dưới đây là một số sản phẩm danh tiếng do nhà máy Gobelin đã sản xuất ra.

Bảo tàng Gobelin trưng bày ba tấm thảm gắn với hình ảnh của dãy núi Pyrenees do Edmond Yarz thiết kế (1845-1920) (Ảnh: Chu Dung, epochtimes)
Thảm lớn được thu thập tại Notre Dame de Paris, hiện được cất tại bảo tàng Gobelin (Ảnh: epochtimes)
Đồ nội thất cho War Salon. Được thiết kế bởi Maurice Dufrène và Robert Bonfils, sản xuất bởi nhà máy Gobelin (Ảnh: epochtimes)
Đồ nội thất cho War Salon. Được thiết kế bởi Maurice Dufrène và Robert Bonfils, sản xuất bởi nhà máy Gobelin (Ảnh: epochtimes)

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch