Nhiếp ảnh marco luôn có sức mê hoặc bởi vì những người cầm máy liên tục làm mọi người ngạc nhiên với những tấm ảnh đặc tả những chi tiết nhỏ bé của thế giới khổng lồ của chúng ta. Nhớ được một số mẹo khi chụp có thể khiến bạn tiến gần tới chuyên nghiệp hơn.

Chụp ảnh macro thường bao gồm việc chọn một vật thể mà ta vẫn gặp hàng ngày và chụp nó ở một khoảng cách gần đến mức gây sửng sốt và thích thú cho người xem. Chụp ảnh macro có thể cực kỳ thú vị và có tác dụng làm sáng tỏ, vì bạn sẽ có những ngạc nhiên thú vị với vô số chi tiết nhỏ li ti mà máy ảnh của bạn ghi lại được. Các giọt nước trên cành cây hoặc bên tường nhà có thể trở nên lung linh siêu thực khi được hiện lên trong ảnh chụp macro.

(Ảnh: dmpop)

Tránh để máy bị rung

Khi bạn chụp macro, độ sâu trường ảnh của bạn sẽ cực kỳ nông, do đó, việc lấy nét cẩn thận là tối quan trọng để có được một bức ảnh chất lượng cao. Vậy điều gì là thủ phạm chính làm cho các chi tiết của chủ đề bị mờ trong chụp ảnh macro? Đó chính là máy ảnh bị rung lắc. Để tránh rung máy, bạn cần phải chụp ở tốc độ màn trập cao hơn, kèm sử dụng chân máy và / hoặc cáp nhả nút bấm chụp.

Hemzah Ahmed – Burnt

Ngoài ra, cần nhớ kỹ không bao giờ sử dụng chế độ ‘Tự động lấy nét’ (Auto Focus) khi chụp ảnh macro, vì máy tính có thể dễ dàng bị lừa. Vấn đề này không nghiêm trọng nếu máy của bạn có thẻ nhớ cực lớn, nhưng tội gì mà lãng phí thời gian vào việc đó? Bằng cách lấy nét thủ công cho ống kính của bạn, bạn có thể kiểm soát chính xác những chi tiết nhỏ của chủ đề – nhưng sẽ trở nên rất lớn trong bức ảnh và là trung tâm của sự chú ý.

(Ảnh: Aitor Escauriaza)

Bố cục Chụp ảnh macro

Với chụp ảnh macro, bạn nên dành thời gian để có được bố cục chính xác hoàn hảo, ít nhất là cho những gì bạn có thể hình dung. Vì vậy, đừng ngại di chuyển máy lên, xuống và xoay quanh chủ đề mà bạn muốn chụp (Chỉ khi bạn chụp một con ong nghệ hoặc một con chim ruồi, bạn mới bị hạn chế về thời gian). Vì vậy, trong mọi trường hợp hãy sử dụng giá đỡ ống kính để có được độ phơi sáng tốt nhất để phù hợp với bố cục hoàn hảo.

(Ảnh: nutmeg66)

Kể cả khi dùng giá đỡ, sẽ cần chụp ít nhất ba lần giống hệt nhau, nhưng đặt ở các mức phơi sáng khác nhau (trên, đúng và dưới) để có được độ chính xác về màu, độ sống động, bóng tối và chi tiết nổi bật, cùng độ sâu trường ảnh mà từ đó bạn có thể so sánh và cơ động chọn ra tấm hình phù hợp nhất.

Ốc sên ở Harijan. (Ảnh: Hamed Saber)

Danh sách kiểm tra

Dưới đây là một số điều ngắn gọn cần ghi nhớ, tạo thành một danh sách kiểm tra, để chụp ảnh macro được tốt:

1. Đơn giản hóa hình ảnh của bạn càng nhiều càng tốt.
2. Để cho chủ đề bạn chụp lấp càng đầy khung hình càng tốt.
3. Bù trừ cho sự lấy nét cao.
4. Thử nghiệm với nhiều góc độ khác nhau để tìm ra góc chụp thẩm mỹ nhất.
5. Chú ý đến hậu cảnh (không được nét) và loại bỏ bất cứ thứ gì gây nhiễu loạn.

Giọt nước mùa xuân. (Ảnh: Steve Wall)

Các bức ảnh macro cho bạn nhìn thấy các chi tiết về thế giới mà thường bị bỏ qua, bởi vì ngay cả chủ đề đơn giản nhất cũng có biểu hiện quan trọng và sâu sắc hơn, khi các chi tiết bề mặt của nó được khám phá ở độ phóng đại cao như thế. Hãy nhớ rằng, bằng cách nhìn gần hơn – mượn một cụm từ của cuốn ‘American Beauty’ – bạn sẽ thấy rằng bạn có thêm một loạt các chủ đề hoàn toàn mới để thực hành nhiếp ảnh.

(Ảnh: jjjohn)

Theo CHRISTOPHER B. DERRICK (thephotoargus.com)

Clip hay:

videoinfo__video3.dkn.tv||4e9cbeafb__