Từ ngàn xưa, khi nhắc tới hai từ “tu luyện’’ là người ta nghĩ ngay tới phương Đông huyền bí với muôn vàn phép thuật… Trên thực tế thì cũng từ hàng ngàn năm nay, phương Tây cũng sở hữu một tàng thư đồ sộ in dấu trong văn học, hội họa về nội hàm tu luyện trở về thiên giới và ghi lại vô số thần tích triển hiện giữa nhân gian. Đại Kỷ Nguyên giới thiệu tới độc giả loạt bài “Dấu ấn lịch sử trong hội họa” về chủ đề này…
Trong suốt những năm đầu truyền Đạo, để bước tới việc cứu độ chúng sinh trên diện rộng, Giê-su phải bước qua những cám dỗ và cạm bẫy ma quỷ do Sa tan tạo ra.
Trải qua 40 ngày, 40 đêm nhịn đói trên sa mạc, khi đối diện với những cơn đói khát cồn cào, Satan đã nói với Giê-su: Nếu Ông là con thượng đế, hãy dùng quyền năng để biến hòn đá thành bánh đi.
Giê su đáp lại: Người ta sống không phải vì đồ ăn mà là lời của Chúa nói.
Giê-su là một bậc thánh giả đã buông bỏ được hoàn toàn những ham muốn, dục vọng từ thân xác thịt, 40 ngày đêm đói khát, Ngài không một tà niệm, mà giờ Satan lại thách thức và dụ dỗ Ngài sử dụng quyền năng vào mục đích cung phụng cho ham muốn bản thân sao?
Giê-su đã ném viên đá đi và tiếp tục những bước chân của mình trên sa mạc khô nóng, cháy da cháy thịt. Không một giọt nước, không một miếng bánh.
Ăn uống là nhu cầu không thể thiếu với con người, nhưng với một đấng giác giả, hạ thế vì cứu độ con người thế gian, thì việc ăn uống hay cung phụng bản thân không phải là mục đích.
Trong tâm là sự nôn nóng làm sao để cứu nhân độ thế, đói rét, khổ sở không thể làm nao lòng Thánh giả.
Không dừng lại ở đó, Ác Quỷ cho Ngài thấy thế giới to lớn và đẹp lung linh, hắn nói: Tất cả quyền lực thế giới đều nằm trong tay tôi, chỉ cần ông cúi lạy thờ phượng tôi, tôi sẽ cho ông tất cả.
Đáp lại cám dỗ đó Giê su trả lời: Ngươi hãy thờ phượng Chúa là thượng đế,và chỉ phụng sự một mình Ngài.
Chúa đã đưa ra yêu cầu về việc một lòng tín phụng đấng tối cao, khước từ quyền lực hay địa vị thế gian. Ngài muốn để hậu nhân thấy rằng, con người tới thế gian không phải để hưởng phúc, để được nằm trong nhung gấm, nắm trong tay quyền hành, thế lực.
Những thứ đó chỉ là hư vô. Và đòi hỏi con người phải chuyên nhất vào đức tin nơi Chúa.
Lần thứ ba thử thách Giê-su là đưa ông tới nóc đền thờ của thành Jesusalem: Nếu ông là con thượng đế, thì nhãy nhẩy xuống đi, thượng đế sẽ sai thiên thần bảo trọng ông, tay thiên thần sẽ đỡ ông, ngay cả đá cũng không làm chầy chân ông.
Ngài trả lời: Ngươi đừng thử thách Chúa là thượng đế của ngươi.
Việc Chúa Giê-su bước qua cám dỗ của ma quỷ là bài học giáo huấn cho những môn đồ sau này đi theo Ngài
Ngay cả khi Chúa bị bắt, bị áp giải, tra tấn, thì có những môn đồ vẫn giữ nguyên vẹn đức tin mà hành đạo Ngài truyền, thì cũng có vị chối bỏ Chúa vì sợ hãi, vì hèn nhát.
Và khi bị đóng đinh lên cây thập giá với 2 tên cướp, với ý lăng mạ Giê-su, thì trong hai tên đó cũng có kẻ nói với Ngài: Hãy dùng quyền năng của Ngài mà cứu lấy mạng Ngài đi.
Nhưng một tên còn lại thán phục Chúa mà nói rằng: Tôi tin Ngài, và nếu được gặp Ngài trên thiên đường, xin ngài hãy cứu vớt tôi.
Chúa Giê-su trả lời tên cướp: Ta hứa với ông, ông sẽ được lên thiên đàng cùng ta.
Như vậy được trở về với thiên quốc của Chúa, cũng cần có những điều kiện rất khắt khe, không chỉ nằm ở đức tin và kiên định, mà còn có thể bước qua sợ hãi, bước qua sinh tử mà chứng thực được Pháp Chúa truyền, Đạo Chúa giảng hay không.
Không phải tín đồ hoặc người tu luyện nào cũng đều có thể nhìn thấy được sự vi diệu của Pháp, hay quyền năng chân thực vĩ đại của đấng cứu thế của mình. Chính vì không nhìn thấy đó mà khi gặp phải bức hại, đàn áp bất công thì liệu có thể kiên trì tín ngưỡng hay không?
Trong bức tranh “Sự hoài nghi của Thánh Thomas” (The Incredulity of Saint Thomas) của họa sĩ Caravaggio (1571-1610) ,Thánh Thomas không tin Chúa Jesus phục sinh. Chúa Jesus đã tìm đến ông, để ông kiểm tra vết thương, và còn trách ông “nhìn thấy thì mới tin”.
Trong bức tranh “Sự hi sinh của Isaac” (Isaac’s Sacrifice) của họa sĩ Caravaggio (1571-1610). Thượng Đế đã để con một của của Abraham là Isaac làm vật hiến tế. Tuy buồn, nhưng Abraham vẫn tin vào chỉ dẫn của Thượng Đế để làm điều đó. Vào thời khắc then chốt, Thượng Đế đã phái thiên sứ đến ngăn cản, nói: “Giờ ta đã biết ông kính sợ Thượng Đế.”
Để đạt tới cảnh giới của thiên đàng, thì con người phải buông bỏ hết thảy mọi thứ không chỉ là tiền bạc, địa vị, quyền lực,… mà phải buông bỏ cái tình thân quyến. Và tất nhiên Chúa không lấy đi mạng sống của gia đình của họ, mà chỉ là khảo nghiệm mà thôi.
Những tấm gương tử vì đạo của các môn đồ của Chúa, thể hiện niềm tin bất biến, trong gian khổ mà bước ra khỏi sự hèn nhát và sợ hãi bản thân
Thánh Stephen là vị Thánh tử vì đạo đầu tiên. Sau khi Chúa Jesus chịu nạn, Thánh Stephen đã công khai biện luận với giáo hội Do Thái, Ông đã dùng hết cả những trí tuệ mà được Chúa ban cấp, một lòng tin sắt đá Giê-su là một vị Chúa thực sự chân chính, ông đã bước ra để giảng giải về về Đạo mà Giê su giảng.
Điều này khiến giáo hội Do Thái nổi giận. Người Do Thái đã đưa Ngài ra ngoài thành, và dùng đá đập vào Ngài. Khi ấy Thánh Stephen nhìn thấy cổng trời khai mở và Chúa Jesus đứng bên cạnh Thượng Đế.
Cổng trời khai mở biểu hiện rằng Thánh Stephen đã đạt đến tiêu chuẩn của một bậc Thánh để đi lên Thiên quốc, vứt bỏ đi sợ hãi, dám đứng lên vì công lý, vì sự chân chính mà kể cả bỏ mạng sống của mình cũng không từ bỏ.
Vì thế Thần đã hiển hiện để khích lệ Ngài, nghênh đón Ngài. Trước khi bị ném đá đến chết, Thánh Stephen nói: “Chúa Jesus, xin Ngài tiếp nhận linh hồn của con! …xin đừng quy tội cho họ.” Không hận thù mà từ bi thương xót những kẻ ngu muội khi bị chính họ ném cho tới chết. Trong tu luyện ông đã chịu hết thảy cơ cực để hoàn trả hết những nợ nghiệp tội lỗi của bản thân mình. Đạt tâm thân thanh trong sạch mà về bên Chúa.
Bức tranh “Thánh Eramus tử vì đạo” (Martyrdom of St. Erasmus) của họa sĩ Nicolas Poussin (1594-1665)
Trong thời kỳ đế chế La Mã bức hại Cơ Đốc giáo, Thánh Eramus đã bị mổ bụng; ruột ngài bị kéo ra bởi ròng rọc. Poussin đã dùng màu sắc tươi sáng để làm dịu bớt bầu không khí khủng bố của màn tra tấn man rợ. Ngoài ra, ông còn vẽ phía trên bức tranh hai tiểu thiên sứ cầm tràng hoa và cành cọ nghênh tiếp Thánh Eramus lên Thiên quốc. Ở nhân gian, tuy biểu tượng là cái chết đáng sợ, nhưng trên Thiên giới, đây là sự phục sinh chân chính của sinh mệnh—tức “sự vĩnh hằng của sinh mệnh”.
Bức tranh “Thánh Matthew tử vì đạo” (The Martyrdom of Saint Matthew) của họa sĩ Caravaggio (1571-1610) Thiên sứ cầm cành cọ tượng trưng cho viên mãn đưa cho vị Thánh tử vì đạo
Bức tranh “Thánh Sebastian” (St. Sebastian) của họa sĩ Il Sodoma (1477-1549) . Thánh Sebastian chỉ vì khuyên nhủ Hoàng đế La Mã không được bức hại giáo đồ Cơ Đốc mà chịu khốc hình là bị bắn tên vào người. Bức họa miêu tả khi Thánh Sebastian chịu khổ nạn, ngài ngẩng đầu lên và nhìn thấy thiên sứ mang vương miện đội lên đầu Ngài.
Tất cả những bức họa trên đều thể hiện đầy đủ sự tương phản giữa Thiện và ác:
Người tu luyện thiện lương mà bình tĩnh, từ bi với những tội lỗi của con người. Họ tiêu biểu là những con người tu luyện chân chính, khổ đau, sinh tử không làm họ chùn bước. Còn kẻ bức hại kia dẫu có ác độc và đàn áp khốc liệt, thì những gì chúng gây chính là tội nghiệp cao dày vô tỉ, mà phải hoàn trả lại muôn đời muôn kiếp.
Lịch sử cũng như chiếc bánh xe quay vòng. Hàng ngàn năm đã qua đi tấn bi kịch ấy vẫn cứ xảy ra và lặp lại, có biết bao trang sử thấm đẫm những giọt máu đỏ tươi và được dệt lên bằng nước mắt khi kể về những vĩ nhân vì cứu độ con người mà bị chính con người bức hại, đàn áp dã man.
Sự thiện lương được đối đãi bằng đau đớn của những trò tàn độc. Tấm lòng cao quý vì đức tin, vì thể nguyện cứu độ chúng sinh bị đem ra làm trò phỉ báng. Tất thảy đều có giá của nó, vũ trụ là công bằng và kẻ ác sẽ gặp quả báo.
Tịnh Tâm