Trong dòng sông dài của lịch sử, rất nhiều dân tộc đều có lưu truyền lại những dự ngôn của riêng mình, những dự ngôn ấy đóng vai trò như là lời cảnh báo và cũng là lời gợi ý cho hậu nhân.

Rất nhiều dự ngôn nổi tiếng đều nhắc đến kiếp nạn rất lớn mà con người sẽ phải trải qua, cũng chính là ‘đại tai nạn’ của loài người trong các truyền thuyết. Các lời mô tả của các dự ngôn này đều rất giống nhau: Trong suốt ‘đại tai nạn’ kéo dài nhiều năm, thế giới sẽ hứng chịu đủ loại tai họa đưa con người đến bờ vực của sự diệt vong.

Trong ‘đại kiếp nạn’, ngoại trừ những tai nạn tự nhiên đáng sợ ra thì các lời tiên tri đều mô tả 3 loại biểu hiện của thảm họa: thứ nhất là chiến tranh, tức là chiến tranh thế giới lần thứ 3; thứ hai là lửa trời, tức là chiến tranh hạt nhân; sau cùng là đại dịch bệnh. Trong các biểu hiện của thảm họa thì đại dịch có mức độ hủy diệt đối với nhân loại cao nhất.

Từ các dự ngôn liên quan mà nói, mô tả chi tiết nhất về đại dịch có thể được tìm thấy trong các dự ngôn của Phật gia là ‘Ngũ Công Kinh’ và dự ngôn của Đạo gia là ‘Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh’ vốn vẫn còn được lưu truyền rộng khắp trong dân gian.

Điều đặc biệt đáng chú ý là những lời tiên tri này, trong khi mô tả những cảnh tượng thảm khốc của đại tai nạn, tất cả đều lưu lại một cách làm thế nào để vượt qua được thảm họa này. Nghĩa là trong đại tai nạn mang tính hủy diệt sự lựa chọn của thế nhân có thể làm thay đổi quỹ đạo của lịch sử.

Bài viết này chia làm 2 kỳ, sẽ phân tích và thảo luận về một số chủ đề liên quan đến đại dịch trong các lời dự ngôn:

1. Phạm vi thời gian và biểu hiện của “Đại dịch”

2. Tiết lộ phương thức tránh tai họa và dịch bệnh trong dự ngôn

3. Biến số của tai họa trong dự ngôn

Với tình hình dịch bệnh hiện nay ở Trung Quốc và trên toàn thế giới, những diễn biến được mô tả trong lời tiên tri có thể là nhạy cảm và khiến người ta khó tin hơn. Bài viết này được viết dựa trên cơ sở tôn trọng nguyên ý của dự ngôn, đưa ra lời giải thích hợp lý nhất mà bài viết này xem xét từ nghĩa đen của lời tiên tri. Còn những gì được nói là đúng hoặc sai đã có kiểm nghiệm lịch sử và đánh giá từ độc giả.

Phạm vi, thời gian phát sinh và biểu hiện của Đại ôn dịch

Tý Sửu chi niên giang biên khởi
Tử giả vạn vạn khiếm quan tài

(Dịch khởi bên sông năm Tý Sửu
Người chết vạn vạn thiếu quan tài)

Đây là mô tả về khởi đầu và biểu hiện của đại ôn dịch trong dự ngôn Phật gia ‘Ngũ Công Kinh’. Vậy năm Tý Sửu ứng với năm nào của lịch dương? Một số người có thể nghĩ: nói không chừng  “đại họa” bao gồm cả “đại dịch” sẽ xảy ra sau một ngàn năm. Muốn xác định thời gian xảy ra cụ thể của ‘đại dịch’, trước tiên chúng ta xác định phạm vi thời gian xảy ra ‘đại họa.

Trên thực tế, tất cả các dự ngôn lịch sử có liên quan của Trung Quốc đều dự đoán rằng triều đại cuối cùng trước khi Đại họa này xảy ra là chế độ ĐCSTQ. Hơn nữa, sự bại hoại của ĐCSTQ sẽ dẫn đến diệt vong của chính quyền này. Khi nó sụp đổ sẽ đi kèm với Đại họa giáng xuống thế gian.

Vào tháng 6 năm 2002, một “tàng tự thạch” (tảng đá mang chữ) có niên đại 270 triệu năm tuổi đã được phát hiện tại tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Tân Hoa Xã đưa tin về tảng này, trên nhìn rõ chữ “Trung Quốc Cộng sản Đảng vong” (ảnh: Epochtimes).

Tuy nhiên, mặc dù một số dự ngôn đã mô tả thời gian cụ thể khi Đại họa xảy ra, nhưng người xưa dùng lịch can chi truyền thống của Trung Quốc để tính toán, nên rất khó xác định chính xác thời gian đối ứng với lịch dương.

Trong các lời dự ngôn lịch sử của Trung Quốc, dự ngôn Phật gia “Ngũ Công Kinh” là một trong các dự ngôn có thể mô tả thời gian cụ thể xảy ra Đại họa tương ứng với lịch dương. Theo mô tả của dự ngôn này, thời gian cụ thể phát sinh Đại họa là vào thời ‘Hạ nguyên giáp tý luân hồi mạt kiếp’’. Thông qua tính toán chi tiết, ‘mạt kiếp hạ nguyên giáp tý’ là dùng để chỉ sáu mươi năm từ 1984 đến 2043. (Để biết quá trình tính toán chi tiết về ‘mạt kiếp hạ nguyên giáp tử’, quý độc giả vui lòng tham khảo loạt bài ‘Số mệnh Quốc Cộng hai đảng trong dự ngôn và Đại tai nạn’.

Vì trong lịch can chi truyền thống, một chu kỳ tuần hoàn 60 năm gọi là một giáp, nên 60 năm ‘mạt kiếp hạ nguyên giáp tý’ đối ứng với dương lịch chính là từ năm 1984 đến 2043, thế thì, theo các dự ngôn lịch sử Trung Quốc mô tả thời gian phát sinh Đại họa vào thời mạt kiếp, dùng lịch can chi có thể xác định được thời gian tương ứng với dương lịch.

Chẳng hạn như dự ngôn Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh của Đạo gia có mô tả chi tiết về vận mệnh thời mạt kiếp. Trong đó có viết sự kiện đầu tiên thời mạt kiếp là năm Nhâm Ngọ, Quý Mùi sẽ phát sinh một trận dịch bệnh đáng sợ. Mà năm Nhâm Ngọ và Quý Mùi ấy là tương ứng với năm 2002 và 2003 trong chu kỳ 60 năm 1984-2043 của ‘mạt kiếp hạ nguyên giáp tý’, do đó ôn dịch mà dự ngôn này đề cập đến chính là chỉ dịch SARS xảy ra vào năm 2002 và 2003. Thực tế là mô tả về ôn dịch của Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh hoàn toàn phù hợp với mô tả của y học hiện đại về triệu chứng bệnh SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng).

Ngoài ra, Đại tai nạn mà mọi người vẫn biết, chính là chỉ một thời gian đặc biệt trong ‘mạt kiếp hạ nguyên giáp tý’ sẽ phát sinh một thảm họa quy mô lớn thảm khốc nhất, tập trung nhất, dai dẳng nhất với các hiện tượng mà bài viết từng đề cập ở trên là chiến tranh, lửa trời và ôn dịch. Trong bài viết này chúng tôi gọi thời kỳ lịch sử đặc biệt này là thời kỳ Đại họa.

Theo các dự ngôn liên quan, thời kỳ Đại họa này thuộc giai đoạn ‘trước sau hơn 10 năm’ của giai đoạn 2018-2043 được viết trong Ngũ Công Kinh.

Thế thì theo như dự ngôn, khi nào sẽ bắt đầu phát sinh thời kỳ Đại dịch có tính hủy diệt thảm khốc nhất đối với nhân loại? Khi nào dịch bệnh sẽ lên cao trào và khi nào sẽ kết thúc?

Trong các dự ngôn lịch sử của Trung Quốc, có rất ít dự ngôn mô tả rõ ràng về sự khởi đầu của “Đại dịch”. Trong đó, Ngũ Công Kinh đã đưa ra mô tả cụ thể hơn về thời gian bắt đầu và địa điểm của “Đại dịch”: ‘Tý Sửu chi niên giang biên khởi’ (Dịch khởi bên sông năm Tý Sửu).

Thời kỳ Đại họa từ 2018 đến 2043 có 2 lần xuất hiện năm Tý Sửu: một là Canh Tý 2020 và Tân Sửu 2021, hai là Nhâm Tý 2032 và Quý Sửu 2033. 

Kết hợp với dịch “viêm phổi Vũ Hán” đang xảy ra dữ dội và trên quy mô lớn, chúng ta có được suy luận tự nhiên và khá hợp lý: Canh Tý 2020 và Nhâm Sửu 2021 chính là 2 năm bắt đầu Đại ôn dịch trong dự ngôn trên. Còn ‘bên sông’ chính là thành phố Vũ Hán nằm bên bờ sông Dương Tử. 

Mặc dù mọi người đang mong đợi rằng “Đại dịch” sẽ sớm vượt qua thời kỳ đỉnh điểm và nhanh chóng kết thúc, tuy nhiên, cũng có phiên bản của Ngũ Công Kinh nói rằng: hai năm Nhâm Tý 2032 và Quý Sửu 2033, vào tháng 8, 9, sáng bệnh tối chết, lại còn phải chịu nạn binh lửa, mười phần chết hết chín phần. Nói cách khác, hai năm Tý Sửu lần thứ hai tức năm Nhâm Tý 2032 và Quý Sửu 2033 sẽ có trận ôn dịch thậm chí còn thê thảm hơn. Rốt cuộc đó là chuyện gì?

Kỳ thực, Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh khi mô tả phạm vi thời gian phát sinh ôn dịch trong thời kỳ Đại tai nạn có mô tả rằng hai lần cao trào của ôn dịch hay là Đại dịch xảy vào hai năm “Giáp Thìn 2024 và Giáp Dần 2034, sẽ có 36 vạn con quỷ dịch bệnh đến giết kẻ ác, là do có rất nhiều kẻ độc ác”.

Trận Đại ôn dịch thứ nhất

Đãn khán Thìn niên trung thu nguyệt
Gia gia hộ hộ hữu thư trùng
Tý Sửu chi niên giang biên khởi 
Tử giả vạn vạn khiếm quan tài

Tạm dịch:

Hãy nhìn trung thu năm Thìn ấy
Bọ dòi có ở khắp mọi nhà
Dịch khởi bên sông năm Tý Sửu
Người chết vạn vạn thiếu quan tài

Đó là mô tả của Ngũ Công Kinh về trận Đại dịch trong Đại tai nạn. 

Căn cứ vào việc năm Canh Tý (năm 2020) hiện giờ đang phát sinh dịch viêm phổi Vũ Hán, kết hợp với Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh tả năm Giáp Thìn 2024 trận dịch bệnh thứ nhất lên đến đỉnh điểm, thì bài thơ trong Ngũ Công Kinh chính là chỉ trận đại dịch đầu tiên. (Vì ‘thiên cơ bất khả lộ’ nên các dự ngôn thường dùng lối nói ẩn dụ để mô tả tương lai. Chẳng hạn bài thơ trên sử dụng phép đảo kết cấu, do vậy rất khó xác định được trình tự thời gian phát sinh sự việc.)

Nói cách khác, thời gian bắt đầu trận Đại dịch thứ nhất là hai năm Canh Tý 2020 và Tân Sửu 2021, địa điểm bắt đầu là thành phố Vũ Hán nằm bên bờ sông. Trận dịch này dường như trải qua thêm hai năm khi mạnh khi yếu, tức là hai năm Nhâm Dần 2022 và Quý Mão 2023, đến tháng trung thu (tháng 8, 9 âm lịch) năm Giáp Thìn 2024 sẽ lên đến đỉnh điểm. 

Ảnh minh họa: Shutterstock.

Ngũ Công Kinh tả rằng: 

Dần Mão Thìn niên bát cửu nguyệt
Biến địa tử nhân bất kham ngôn
Mễ thục ngũ cốc vô nhân ngật 
Ti miên y đoạn vô nhân xuyên

Tạm dịch:

Tháng tám chín năm Dần Mão Thìn
Người chết khắp nơi không kể xiết
Ngũ cốc, lúa chín, không người ăn
Áo tơ, lụa gấm, không người mặc

Thời kỳ đỉnh điểm của ôn dịch Ngũ Công Kinh có mô tả: 

Thế thượng Dần Mão Thìn Tỵ niên
Thiên sai ma vương tại tiền
Lập bất đãi tử thời tương diên
Tảo thời đắc bệnh mộ thời vong

Tạm dịch:

Nhân thế năm Dần Mão Thìn Tỵ
Trời sai ma vương đến trước mặt
Người không chờ chết được kéo dài
Sáng sớm mắc bệnh chiều tối chết

Nghĩa là lúc ấy virus gây dịch bệnh dường như nhiều lần trải qua biến đổi, thậm chí có thể tạo ra một loại dịch bệnh mới, virus này ‘hung ác dị thường’, khiến người mắc bệnh ‘tảo thời đắc bệnh mộ thời vong’ (sáng sớm mắc bệnh chiều tối chết), ‘gia gia hộ hộ hữu thư trùng’ (bọ dòi có mặt ở nhà nhà), ‘biến địa tử nhân bất kham ngôn’ (người chết khắp nơi không kể xiết).

Nói cách khác, dịch viêm phổi Vũ Hán hiện nay tựa hồ chỉ là mở màn cho đỉnh điểm của ôn dịch xảy ra vào năm Giáp Thìn 2024. Ngay cả khi một ngày dịch viêm phổi Vũ Hán xuống mức thấp nhất, vẫn lo rằng mọi người vẫn là không thể thiếu cảnh giác đối với tình hình tiến triển của dịch bệnh.

Điều đáng nói là khi mô tả hiện tượng ôn dịch phát sinh ở niên đại hiện nay (Giáp Ngọ tuần niên, tức là từ 2014 đến 2023), Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh đã viết: ‘Bảy mươi vạn quạ đen bay khắp thiên hạ, người trông thấy tự nhiên mắc bệnh, không thể cứu trị được’. Hiện tượng này phù hợp với những gì đã xảy ra ở một số khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của tỉnh Hồ Bắc và khiến người ta kinh hãi.

Trận Đại dịch thứ hai

Thời gian bắt đầu trận Đại dịch thứ hai có thể là vào hai năm Nhâm Tý 2032 và Quý Sửu 2033 được mô tả trong Ngũ Công Kinh. Còn đỉnh điểm của trận ôn dịch này được Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh mô tả là vào năm Giáp Dần 2034.

Theo lời tiên tri, sự xuất hiện của trận Đại dịch thứ hai này rất khốc liệt và hầu như không có sự khác biệt giữa khởi đầu và đỉnh điểm: bắt đầu từ hai năm Nhâm Tý 2032 và Quý Sửu 2033 đến đỉnh điểm vào năm Giáp Dần 2034, Ngũ Công Kinh tả là ‘sáng bệnh tối chết’, ‘mười phần chết hết chín, còn Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh thi tả ‘chết mười phần cũng có thể lưu lại một phần’. Quả thật là thê thảm đến cùng cực!

Kỳ thực khi xem xét các dự ngôn lịch sử có liên quan chúng ta thấy rằng các nhà dự ngôn đã có thể nhìn ra an bài của lịch sử trong quá khứ. Đại tai nạn kéo dài nhiều năm, trong đó mức độ hủy diệt của Đại ôn dịch đối với nhân loại là ‘mười phần còn một’, vô cùng thê lương. Chẳng hạn Ngũ Công Kinh mô tả rằng ‘bất luận giàu nghèo, người dân thiên hạ mười phần bị diệt hết chín phần’. Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh viết là ‘chết mười phần cũng có thể lưu lại một phần’. Thiểm Tây Thái Bạch Sơn Lưu Bá Ôn bia ký tiên đoán ‘người nghèo một vạn lưu một ngàn, người giàu một vạn lưu hai ba’. Cách Am Di Lục dự rằng ‘sáng bệnh tối chết, mười hộ còn một’. Kinh Thánh, sách Khải Huyền cũng dự đoán rằng nhân loại vì chịu sự lừa dối của Satan mà tai họa ngập đầu, tử vong vô số; v.v…

Về biểu hiện của tình trạng dịch bệnh thời kỳ cao điểm,Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh miêu tả rằng: ‘Thân người sinh bệnh nhọt độc và lở loét, máu mủ be bét hôi thối’; Ngũ Công Kinh miêu tả rằng: ‘Mắt chảy máu, thân chảy mủ, bụng sinh dòi’, hơn nữa ‘Mọi nhà đều có dòi bọ’; ‘Mỹ nhân má hồng chảy máu chết’. Dường như lúc đó xuất hiện một loại vi khuẩn độc ‘dòi bọ’ thích máu thịt con người, sức sát thương của nó không gì sánh nổi.

Tổng hợp những phân tích trên, nhân loại ngày nay có thể đã bước vào thời kỳ “Đại họa” được nói đến trong các dự ngôn lịch sử, hơn nữa, thời kỳ này có thể kéo dài hơn chục năm, đến sau năm Giáp Dần (2034) mới dần dần hết.

Theo Vương Tịnh Tư, NTDTV
Thiên Hoa – An Bình biên dịch

Video: Trong thảm họa dịch bệnh, thế giới còn nhớ lời cảnh tỉnh của người Hồng Kông?

videoinfo__video3.dkn.tv||90cb739cc__