Ông trời thường sắp xếp một số người rất đặc biệt, chẳng hạn như thầy tướng số, ngày nay còn được gọi là thầy mệnh lý, họ tiết lộ một số thiên cơ tầng thấp cho thế nhân, trên thì quý nhân chức sắc, dưới thì phàm phu tiểu tốt, từ đó mà khiến người ta kính sợ sự an bài xảo diệu của thiên địa.
Bất kể con người ngày nay có tin hay không, vận mệnh của một người thực ra đã được định đoạt ngay vào thời khắc người đó được sinh ra. Liệu vận mệnh của người đó có thể dự trắc trước được không? Câu trả lời là khẳng định. Kể từ thời Hoàng đế Phục Hy, bói toán và chiêm tinh học các thời đại đều tồn tại, trở thành bộ phận thần bí nhất của văn hóa Trung Hoa. Ông trời cũng an bài một số người đặc biệt, chẳng hạn như thầy tướng, ngày nay còn gọi là thầy mệnh lý, tiết lộ một số thiên cơ tầng thấp cho thế nhân, trên thì từ quý nhân chức sắc, dưới thì đến phàm phu tiểu tốt, để cho con người biết kính sợ thiên địa. Hôm nay chúng tôi sẽ kể về những chuyện thần kỳ của bốn vị thầy tướng trong lịch sử.
Thái Hòe có thể dự trắc thọ mệnh của hoàng đế
Thái Hòe, người Đức Hưng, tỉnh Giang Tây, là một thầy tướng số rất nổi tiếng thời nhà Nguyên, mọi người không ai biết ông học của thầy nào.
Vào thời nhà Nguyên, Nguyên Thái Tổ Hốt Tất Liệt sai người triệu Thái Hòe vào cung và hỏi: “Trẫm có thể sống được bao lâu?” Thái Hòe nói: “Thọ cập bát thập”, nghĩa là có thể sống đến tám mươi tuổi. Vào tháng 2 năm 1294, Hốt Tất Liệt băng hà, năm đó ông tám mươi tuổi.
Mục đích Hốt Tất Liệt triệu Thái Hòe đến là để ông giúp chọn ra một thái tử trong số các chư hoàng tôn. Nguyên lai chân kim thái tử Hiền Đức vì lo sợ khôn nguôi trước áp lực mà chết trẻ. Hốt Tất Liệt không còn cách nào khác đành lập một người khác lên ngôi, nội tâm ông đã chủ ý chân kim thái tử Thiết Mặc Nhĩ.
Về câu hỏi của Hốt Tất Liệt, Thái Hòe chỉ trả lời đơn giản: “Một ngày nào đó trong số họ có một vị sẽ trở thành Thái Bình thiên tử.” Người Thái Hoè chỉ chính là Thiết Mặc Nhĩ, sau này trở thành Viên Thành Tông, người đã khai sáng “Thời đại Văn trị” tốt đẹp nhất của nhà Nguyên.
Sau đó, Thái Hòe ẩn cư trong núi rừng, rồi vì bệnh mà chết.
Phùng Hạc Lộc, người có thể dự trắc sinh tử
Phùng Hạc Lộc, một thầy tướng nổi tiếng thời nhà Minh, quê ở huyện Câu Dung, tỉnh Giang Tô, những năm đầu đời ông không biết một chữ Hán nào. Sau này, khi đang tuổi thanh niên trai tráng, ông gặp được một dị nhân, truyền thụ cho ông thuật xem tướng. Điều này cho thấy Phùng Hạc Lộc cũng là một người sẵn có huệ căn. Từ đó, Phùng Hạc Lộc không chỉ tinh thông tướng thuật, mà còn thông hiểu nghĩa lý, dần dần càng ngày càng nổi danh.
Một ngày nọ, một người họ Trần thỉnh cầu Phùng Hạc Lộc đến gặp mình, Phùng Hạc Lộc đã phê cho anh ta bốn câu thơ:
宴罷瓊林志氣豪,Yến bãi Quỳnh Lâm chí khí hào,
洛陽新柳映宮袍。Lạc Dương tân khanh ánh cung bào.
文章事業俱堪羨,Văn chương sự nghiệp câu kham tiện,
不使霜飛上鬢毛. Bất sử sương phi thượng tấn mao.
“Yến Quỳnh Lâm” trong câu thơ đầu là bữa tiệc được tổ chức cho các tiến sĩ tân khoa sau kỳ thi cung điện, bắt đầu từ thời nhà Tống. Đương thời, Tống Thái Tổ quy định, sau kỳ thi cung điện, hoàng đế sẽ tuyên bố thứ hạng của các tiến sĩ đăng khoa, sau đó sẽ ban tiệc mừng. Do bữa tiệc được cử hành trong vườn thượng uyển Quỳnh Lâm, do đó được gọi là “Yến Quỳnh Lâm”.
Đại ý của bốn câu này là Trần sẽ trúng tiến sĩ, lúc đó tâm ý phấn chấn, khi mùa xuân đến sẽ làm quan. Văn chương và sự nghiệp của Trần đều rất có thành tựu, khiến người ta ái mộ, chỉ là thọ mệnh không dài.
Quả nhiên, đúng như Phùng Hạc Lộc dự trắc, Trần tuổi trẻ đã trúng tiến sĩ, bước vào sự nghiệp sĩ đồ, nhưng ông cũng qua đời khi tuổi còn trẻ.
Một lần khác, Phùng Hạc Lộc sau khi xem tướng diện cho một người đàn ông đến từ Hưng Hóa, bảo anh chàng nhất quyết không được ra khỏi cửa vào tháng Giêng, nếu không sẽ gặp tai họa lớn. Người đàn ông này mười phần tin tưởng, quả nhiên đóng cửa không ra ngoài. Tuy nhiên, vào ngày mồng 5 tháng Giêng hoàng lịch, anh chàng bị vợ cưỡng bức phải đi chúc tết cha mẹ vợ. Anh chàng rất không tình nguyện, nhưng không thể cưỡng lại, đành phải bước ra ngoài. Khi đi đến một cây cầu, anh chàng gặp một người đang biểu diễn múa lân, rất nhiều người tụ tập xung quanh để xem. Trong đám đông, anh chàng bị đẩy khỏi cầu, rơi xuống sông tử vong.
Phùng Hạc Lộc đã hơn ba mươi năm là khách quen của Lý Xuân Phương, tể tướng của nhà Minh. Vài tháng trước khi lâm chung, ông đã dự ngôn bản thân mình ngày này tháng này năm này sẽ qua đời. Đến đúng ngày đó, quả nhiên ứng nghiệm.
Trương Điền, người biết rõ mệnh số của con trai mình
Ngoài ra còn có một thầy tướng nổi tiếng tên là Trương Điền vào thời nhà Minh. Một hôm, khi ông đang nói chuyện với khách thì con trai người hàng xóm đến trả số tiền nợ. Nhưng điều kỳ lạ là Trương Điền không nhận, mà đưa tiền cho cậu ta và yêu cầu cậu ta nhanh chóng rời đi.
Vị khách đang ở đó rất bối rối, trong ngôn từ có chút trách móc Trương Điền. Trương Điền giải thích với vị khách, rằng mệnh của cậu bé nhà hàng xóm không đủ lâu, không thể vượt qua miếu Thái Úy. Quả nhiên, con trai người hàng xóm khi bước đến miếu Thái Úy, thì đột tử.
Ngày hôm sau, Trương Điền dậy sớm nhìn vào gương và tự nói với mình: “Nếu mình ở nhà, mình sẽ bị liên lụy và gặp tai họa này.” Vì vậy, ông lập tức đến chùa Cửu Lý để tránh họa. Điều thú vị là, khi ông tiến vào chùa và nhìn thấy tượng thần, ông lập tức bỏ đi và nói: “Họa của Thần chớ giáng vào tôi.” Không quá ba ngày, một trận hỏa hoạn xảy ra ở chùa Cửu Lý, toàn bộ chùa bị thiêu rụi. Nói chung, ngôi chùa bị hủy nhất định là có nguyên nhân, đây không phải là Thần Phật không bảo hựu, mà là trong chùa có thứ gì đó bất hảo tiến vào, hoặc là do dân chúng sở tại bất kính với Thần Phật.
Con trai của Trương Điền là một thương nhân, anh ta chuẩn bị qua sông đi bán hàng hóa. Trương Điền đặc ý chuẩn bị rượu thịt thịnh soạn để tiễn biệt con trai. Vợ Trương nhìn thấy thế vô cùng ngạc nhiên, liền hỏi chồng duyên do. Trương Điền nói: “Con trai đi lần này sẽ ngã xuống nước mà chết, chúng tôi có ân nghĩa cha con, vì thế muốn vĩnh biệt con.”
Vợ của Trương Điền lo lắng hỏi chồng: “Tại sao ông không ngăn cản con trai mình lại?” Trương Điền đáp: “Đây là mệnh số của con trai, không thể trốn thoát.” Vợ của Trương không nghe, ngăn cản con trai mình ra ngoài. Nhưng chỉ được vài ngày, con trai vẫn trượt chân ngã xuống nước mà chết, chính xác như Trương Điền đã nói, đây là mệnh số của anh ta.
Những chuyện kỳ diệu tương tự của Trương Điền có rất nhiều. Người ta nói rằng tướng thuật của ông đã được một đạo sĩ thời nhà Minh truyền cho, yêu cầu ông không được truyền lại cho người khác. Vì vậy, sau khi Trương Điền qua đời, tướng thuật của ông cũng bị thất truyền.
Ông lão họ Thái dự trắc vận mệnh của một danh tướng
Vào thời nhà Thanh, có một ông lão họ Thái ở Đức Thanh, tỉnh Chiết Giang (nay là Hồ Châu), là người tinh thông thuật số. Một ngày nọ, có một người đàn ông đến thăm, tên là Sử Quỳ, là tiến sĩ những năm Khang Hy, làm quan đến chức chiêm sự (một chức quan nội thị được thiết lập từ thời nhà Tần). Ông ấy cũng có nghiên cứu trong lĩnh vực thuật số. Lão Thái nói với ông, một người mà họ biết rõ vừa sinh được một đứa cháu trai, theo suy đoán, nó có phúc đức thâm hậu, là mệnh phú quý. Nhưng nếu trì hoãn thêm một thời thần (tương đương 2 giờ) thì sẽ thuộc về mệnh đại phú quý.
Sử Quỳ liền hỏi về thời thần nào, nghe xong sửng sốt nói: “Năm nay tôi mới sinh một đứa con trai, nó cũng là ra đời đúng vào thời thần đó.” Lão Thái lập tức chúc mừng, nói: “Con trai của ngài nhất định sẽ làm quan rất lớn.”
Quả nhiên, khi con trai của Sử Quỳ là Sử Di Trực trưởng thành, ông thi đỗ tiến sĩ ở tuổi 19, trước sau làm quan lại bộ thị lang, tổng đốc Phúc Kiến, tổng đốc lưỡng Giang, tuần phủ Thiểm Tây, sứ bộ thượng thư, quân cơ đại thần v.v. Trong sách sử nói ông “khí lượng hoành đại, phong độ phiêu nhiên”, là một vị danh tướng.
Bốn vị thầy tướng chỉ là một số ít đại biểu trong số những người có thể hiểu được thiên cơ trong lịch sử lâu đời, ở các triều đại trước đây, những người như vậy kỳ thực không phải hiếm thấy, họ hoặc làm quan trong triều đình, hoặc ẩn khỏi thế gian. Trong khi hoàn thành sứ mệnh của mình, họ cũng lưu lại một con đường để cho người đời sau có thể tìm hiểu về những thế giới chưa biết.
Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch