Trần Đông Nguyên là họa sĩ người Đài Loan, ông là người đưa tranh màu nước lên một đẳng cấp mới, đồng thời cũng mở ra những khả năng mới cho màu nước. “Tôi chỉ muốn đưa cuộc sống vào giấc mơ của nghệ thuật. Một mô tả tuyệt vời về các đối tượng mà tôi đã vẽ, khiến các tác phẩm có thể lay động lòng người!”, họa sĩ chia sẻ.

Chân đạp xuống ruộng đất màu mỡ, tay bưng nắm đất, cảm nhận được sự nuôi dưỡng như người mẹ, giây phút ấy bỗng như tan chảy, phá vỡ những tảng băng đá đóng quá lâu trong tâm trí. Thiên nhiên với ông không còn lạnh lùng và tàn nhẫn nữa, với sự cống hiến và tình yêu thương, nơi hoang vu cũng trở nên tràn đầy sức sống.

Sự xinh đẹp mà sầu bi ẩn trong rừng núi Thái Bình

Thông thường mà nói, môi trường và hoàn cảnh đối với một người có hàm dưỡng về mỹ học sẽ tạo một ảnh hưởng cực lớn. Rất nhiều nghệ thuật gia bất chấp vất vả, khó khăn, mệt mỏi để khám phá một phong cảnh tuyệt đẹp như ngọn núi Thái Bình. Trong đó có Trần Đông Nguyên – một giáo viên từ nhỏ đã sinh ra tại vùng núi, vì thế mà phong cảnh nơi này luôn có sức hấp dẫn mạnh mẽ với ông. Cảnh tượng gió thổi mây dần buông, như lớp lụa mỏng nhẹ mê ly linh động, đẹp đến mơ hồ mà lại rất chân thực. Thắng cảnh nhân gian vô hình chung đã hun đúc nên quan niệm trong sáng tạo nghệ thuật, là một món quà độc đáo được thượng đế ban tặng. Tuy nhiên, song song với sự trải nghiệm cái đẹp, thường là khởi đầu của một thử thách cam go.

Trần Đông Nguyên sinh ra tại vùng núi Đại Nguyên, từ nhỏ thể chất đã yếu ớt, ông được yêu cầu phải ở nội trú tại trường do sức khỏe không cho phép di chuyển trên chặng đường xa xôi. Trong thời điểm mà vật chất thiếu thốn, lại phải luôn chống đỡ với cái rét căm căm của vùng núi cao, một mình không chỗ nương tựa, cắn răng nuốt lệ, sự rắn rỏi ngày qua ngày tạo nên cho ông một tính cách độc lập, vô hình chung đã mở ra một cách cửa nghệ thuật cho Trần Đông Nguyên.

Tác phẩm “Thúc ngựa tung chim ưng” – 2010 (Ảnh: epochtimes)

Cảm thụ mùi hương của bùn đất

Qua phỏng vấn Đông Nguyên, thấy rằng ông có rất ít ký ức về vùng đất thuở nhỏ ông sống, ít có những khoảnh khắc vui vẻ, chủ yếu gắn với những chuỗi ngày xám xịt chịu đựng mọi gian khổ. Vì thế mà khi mới học lên cấp 2, ông đã đi xuống núi để nghiên cứu, bắt đầu tiếp xúc với những hệ sinh thái nông thôn trên đồng bằng Lan Dương, từ lúc đó ông mới thực sự được mở mang tầm mắt.

Chân đạp xuống ruộng đất màu mỡ, tay bưng nắm đất, cảm nhận được sự nuôi dưỡng như người mẹ, giây phút ấy bỗng như tan chảy, phá vỡ những tảng băng đá đóng quá lâu trong tâm trí. Thiên nhiên với ông không còn lạnh lùng và tàn nhẫn nữa, với sự cống hiến và tình yêu thương, nơi hoang vu cũng trở nên tràn đầy sức sống. Thanh Khê nước chảy, Điền Canh cỏ dốc đã trở thành nơi sinh sống định cư và chăn nuôi trâu, bò, gà. Hương thơm của bùn đất, như một cuộn phim lưu lại thời gian… Im hơi lặng tiếng nhưng cũng dâng trào mãnh liệt. Khi bạn muốn nhớ tới một thời điểm nào đó trong cuộc sống, sự dịu dàng hoài cổ tự nhiên sẽ tuôn trào. Do đó, Đông Nguyên không cần cưỡng cầu, bởi cuộc sống đã mang lại một chủ đề sáng tạo vô tận, như trong các tác phẩm: “Bóng cây giương cánh”, “Thực”, “Khuyển”  mà ông thể hiện.

Tác phẩm “Bóng cây giương cánh” – 1981 (Ảnh: epochtimes)
Tác phẩm “Thực” – 1977 (Ảnh: epochtimes)
Tác phẩm “Khuyển” – 1978 (Ảnh: epochtimes)

Bàn tay nhỏ khỏa lên con sóng lớn

Năm 1975, Cục Mỹ thuật Quốc gia Đại học Quốc gia Đài Loan mở triển lãm trưng bày bức tranh màu nước đầu tiên được giải thưởng – “Đồ tết”: chủ đề tươi sáng cùng kết cấu tập trung, rất bắt mắt người xem. Bức tranh như tùy ý chất đống các loại đồ Tết, lộn xộn trong chiếc giỏ cũ nhưng lại vô cùng thú vị, khiến mọi người chợt nghĩ lại về một thời kỳ thuần nông nghiệp; sự sang trọng như thế đơn giản là chỉ có vào dịp đầu năm mới, đó cũng là mong ước của nhiều người nghèo trong suốt cuộc đời của họ. Bức tranh là một tình cảm được gửi gắm từ Đông Nguyên tới những người còn đang thiếu thốn.

Nhiều văn nhân nghệ sĩ bao gồm cả thầy của Đông Nguyên cũng không ngờ rằng, một tác phẩm màu nước lại có thể vén lên một xu hướng hoài cổ trong nghệ thuật tả thực, cũng là mở ra những khả năng mới cho màu nước.  

Tác phẩm “Đồ tết” – 1975 (Ảnh: epochtimes)

Hòa hợp tương hỗ giữa người vẽ và cảnh vật

Rất nhiều người khi nhắc đến ba từ Trần Đông Nguyên sẽ liên tưởng ngay tới sáng tác “Trâu nước” của ông. Đây cũng là điểm nhấn nổi bật nhất của triển lãm màu nước cá nhân ông sau khi tốt nghiệp Đại học Quốc gia Đài Loan. Tính khí nhu hòa dễ bảo của con trâu, cả đời gắn liền với chủ nhân, luôn luôn chăm chỉ cần cù. Bút vẽ màu nước của Đông Nguyên như được biến thành một bài thơ hấp dẫn.

Ví như trong tác phẩm “Xe bò”: đôi mắt trung thành của chú trâu thay cho lời nói giữa con người và động vật, nhưng lại có vẻ nhẹ buồn xúc động: vì không thể nào thoát khỏi dây cương trói buộc cả đời. Cơ thể trâu săn chắc màu xám tối bên cạnh chiếc xe trâu cũ kỹ, tạo nên sự gắn bó của hai số phận không thể tách rời nhau. Màu sắc tổng thể là sắc trầm có lực, đơn giản, tao nhã mà chắc nịch. Với độ chính xác hoàn hảo của chủ đề và kỹ thuật tô màu, trong lịch sử 100 năm tranh màu nước, nó vẫn minh chứng được sức mạnh kiên cường không hề bị rung chuyển!

Tác phẩm “Xe bò” – 1977 (Ảnh: epochtimes)

Xem các tác phẩm “Nghỉ ngơi” và “Tưới nước”, chúng ta có thể cảm nhận rõ được giai đoạn cao điểm của sự sáng tạo của Đông Nguyên. Xét về kỹ thuật thực hiện, nó trưởng thành và ổn định hơn, màu nước được xếp lớp rõ ràng và tự nhiên dưới bàn tay điệu nghệ của Đông Nguyên. Trong cách bố trí màu sắc, cũng được nâng cấp chuyên nghiệp hơn, với sự tao nhã và thoải mái đi thẳng vào lòng người. Dường như lớp sương mù của thời thơ ấu đã được loại bỏ, thay vào đó là sự hoài thương đối với người dân địa phương, kèm theo sự ấm áp và niềm vui. Từng bước, từng bước, bức tranh vẽ đẹp của ông đã đi vào trái tim. Không bị ràng buộc bởi thực tế thô thiển, ông nói: “Tôi chỉ muốn đưa cuộc sống vào giấc mơ của nghệ thuật. Một mô tả tuyệt vời về các đối tượng mà tôi đã vẽ, khiến các tác phẩm có thể lay động lòng người!”

Tác phẩm “Nghỉ ngơi” – 1984 (Ảnh: xuexuecolor)
Tác phẩm “Tươi nước” – 1984 (Ảnh: epochtimes)

Sương mù che lấp hồ Thúy Phong

Tạo hóa luôn tạo cho con người cảm giác khó nắm bắt và không cách nào thích ứng. Giống như núi Thái Bình xinh đẹp cùng hồ Thúy Phong, từ xa nhìn lại là một cảnh tượng mây mờ lượn quanh, khó mà có cơ hội ngắm nhìn toàn cảnh, khiến cho người ta không khỏi tiếc nuối! Khi Trần Đông Nguyên mới bắt đầu nổi tiếng với các bức tranh màu nước của mình, mẹ của ông lại bị mắc một căn bệnh hiểm nghèo, phải sống chung với căn bệnh quái ác trong suốt mấy năm và sau đó đã ra đi. Chi phí y tế và tổ chức đám tang đổ dồn lên đôi vai ông, làm ông phải cố gắng vật lộn kiếm tiền từ những tác phẩm của mình.

Khi có một áp lực lớn như vậy lên việc sáng tác, mặc dù có năng lực và khả năng thiên phú, song khi sáng tạo nghệ thuật, với động cơ không còn thuần khiết, cảm xúc của ông dần dần mất đi, những tác phẩm không còn là sự thăng hoa như lúc ban đầu nữa. Chỉ còn là khả năng lặp lại như quán tính của lao động chân tay và thân thể, mà đã đánh mất đi mất linh hồn của tác phẩm.

Đối với một người chuyên sáng tác dựa theo linh tính và cảm xúc như ông, sự bất lực và đau khổ trong trái tim đã vùi lấp sức tưởng tượng. Phong cách sáng tạo ở giai đoạn này của ông do đó chỉ là nhắm vào chủ điểm chính, không còn bối cảnh rõ ràng. Chúng ta có thể tham khảo các tác phẩm “Hoa Âm”, “Móng dê dưới tàng cây”, “Tình sâu” để thấy đặc điểm này.

Tác phẩm “Hoa Âm” – 1989 (Ảnh: epochtimes)
Tác phẩm “Tình sâu” – 1990 (Ảnh: epochtimes)
Tác phẩm “Móng dê dưới tàng cây” – 1990 (Ảnh: epochtimes)
Tác phẩm “Yên tĩnh” – 1995 (Ảnh: epochtimes)

Một lần nữa cảm thấy mùi hương của đất

Sau đó, Trần Đông Nguyên đã vượt qua được thời kỳ khó khăn này và quay trở lại, vạch ra một kế hoạch chi tiết và rõ ràng theo tiếng nói từ trái tim. Ông bắt đầu đặt chân đến những vùng núi hoang vắng, núi hiểm nước xiết, hay những đỉnh núi cao, hít thở mùi hương của từng vùng đất, cảm nhận nhịp đập của khí quyển, ở trong tuyệt cảnh gian khó, ông tạo cho mình một cơ hội để trải nghiệm những vẻ đẹp nguyên sơ, và tìm ra nơi tốt nhất có thể làm dịu tâm hồn. Đây là một thử thách phi thường trong cuộc sống bình thường của ông: điều chỉnh lại sự mất cân bằng trong tiềm thức, cố gắng thừa nhận sự nhỏ bé của bản thân bằng cách đắm mình vào thiên nhiên, lễ trời kính đất.

Tác phẩm “Núi minh nước tĩnh” – 1993 (Ảnh: epochtimes)
Tác phẩm “1993 vùng núi nham thạch đỏ” – 1993 (Ảnh: epochtimes)

Mặc dù ông từng đã có lần kiệt sức trong cuộc đời, nhưng bước chân của ông đã quyết tâm mạnh mẽ phi thường trở lại. Đây là một cảm giác mới với năng lượng cùng động lực cho cuộc sống và sự sáng tạo hoàn chỉnh. Con đường của ông bắt đầu lại từ đây… Chúng ta có thể qua các tác phẩm trong loạt sáng tạo này – “Núi minh nước tĩnh” và “1993 vùng núi nham thạch đỏ” – mà thấy được hồn đất mẹ đã thật sự thăng hoa trong trái tim của họa sĩ Trần Đồng Nguyên.

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch

Clip hay: Câu chuyện 9 đôi giày của ông Vương

videoinfo__video3.dkn.tv||db57215da__