Một chiếc sừng của loài khủng long ba sừng có tuổi đời 33,500 năm mới được phát hiện ở Dawson, Montana. Phát hiện này đã làm dấy lên tranh cãi vì nó động chạm tới nhận thức lâu nay cho rằng khủng long đã bị diệt chủng cách đây 65 triệu năm. Vậy phát hiện này có ý nghĩa gì? 

Khủng long ba sừng thuộc họ khủng long ăn cỏ, được cho xuất hiện lần đầu tiên vào cuối kỷ Phấn trắng, cách đây khoảng 68 triệu năm, và được cho là bị diệt chủng vào cuối kỷ Phấn trắng-Palaogene, cách đây 66 triệu năm.

Tuy nhiên, các nhà khoa học trong nhóm Paleochronolgy chuyên nghiên cứu về “những hiện tượng dị thường trong khoa học” cho rằng khủng long chưa bị diệt chủng cách đây vài triệu năm, và có nhiều bằng chứng rõ rằng cho thấy chúng vẫn tồn tại cho tới cách đây 23 ngàn năm.

Bản phục dựng một con khủng long ba sừng (Wikimedia Commons)

Tại sao các nhà cổ sinh vật phớt lờ phương pháp đo đồng vị phóng xạ carbon 14 trên khủng long?
Cho tới gần đây, phương pháp phân tích đồng vị phóng xạ các bon 14 chưa bao giờ được sử dụng để phân tích xương khủng long, vì phân tích này chỉ có độ tin cậy đối với vật thể có tuổi đời trong khoảng 55 nghìn năm.

Các nhà khoa học chưa bao giờ cân nhắc tới việc làm phân tích này cho xương khủng long vì họ tin rằng khủng long đã biến mất 65 triệu năm trước.

Nhưng đây là chiếc sừng trước trán của loài khủng long ba sừng được phát hiện vào tháng 5 năm 2012 đang được lưu giữ tại Bảo tàng Khủng Long và Hóa thạch Glendive.

Từ năm 2005, bảo tàng này đã hợp tác với nhóm nghiên cứu Paleochronology (một nhóm gồm các chuyên gia tư vấn về địa chất, cổ sinh vật, hóa học, công nghệ và giáo dục), gửi một mẫu sừng đến Hugh Miller, trưởng nhóm Paleochronology, để làm kiểm nghiệm bằng phương pháp đồng vị phóng xạ carbon 14.
Miller đã gửi mẫu tới trường đại học Georgia, Trung tâm ứng dụng nghiên cứu đồng vị. Mẫu đã được phân chia tại phòng thí nghiệm thành hai phần: phần collagen có tuổi đời 33,570 năm, sai số 120 năm, và phần độ cứng các bon bioapatite cho thấy có tuổi đời 41,010 năm, sai số 220 năm.
Ông Miller nói mấy năm gần đây các nhà cổ sinh vật không những phớt lờ phương pháp đo đồng vị phóng xạ trên xương khủng long mà thậm chí còn từ chối làm.

Theo ông Miller một nhà khoa học chân chính phải có trí tò mò muốn biết về tuổi của các xương hóa thạch quan trọng.

Những kết quả thực tế thật vô cùng đáng ngạc nhiên
Kết quả phân tích sừng của khủng long ba sừng không phải là duy nhất. Theo ông Miller, rất nhiều phân tích đồng vị phóng xạ các bon 14 được thực hiện trên xương khủng long. Kết quả thu được vô cùng ngạc nhiên, là tuổi xương chỉ vài ngàn năm chứ không phải vài triệu năm như mọi người nghĩ.


Tôi lập nên nhóm Paleochronology vào năm 2003 với mong muốn sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ để đo tuổi xương khủng long và gỗ hóa thạch. Chúng tôi đã sử dụng phương pháp này để giải mã rất nhiều bí ẩn của mẫu hóa thạch khủng long trên khắp thế giới. Các xương khủng long được phân tích bằng phương pháp đồng vị phóng xạ thực chất có tuổi đời chỉ từ 22 000 đến 33000 năm sau công nguyên” Ông Miller cho biết thêm.

Rất nhiều nhà nghiên cứu độc lập tranh cãi gay gắt về việc có bằng chứng cho thấy thực ra nhân loại và khủng long từng đồng tại.

Hàng trăm tác phẩm nghệ thuật và cổ vật cho thấy có sự hiện diện của khủng long trước khi được khoa học hiện đại dùng công nghệ phục dựng chúng dựa trên các hóa thạch.

Xem thêm: Đá Ica miêu tả con người thời khủng long, phá vỡ thuyết tiến hóa: lịch sử loài người phải viết lại?

Sừng khủng long ba sừng: phát hiện mô mềm
Một phát hiện khác thậm chí còn hấp dẫn hơn nữa chính là phát hiện ra các mô mềm trong hóa thạch khủng long.

Trong một bài báo ở tờ Khoa học số ra tháng 3 năm 2005, nhà cổ sinh vật học Mary Schweitzer và đội của mình thông báo họ đã phát hiện mô mềm bên trong xương ống chân của loài khủng long ăn thịt là Khủng long bạo chúa tyrannosaur tại Hell Creek Montana.

Mô mềm này sau khi qua khám nghiệm cho thấy, protein của mô mềm phân rã chưa quá 1 triệu năm, trong điều kiện bảo quản khá tốt với các cấu trúc còn nguyên vẹn như mô, mạch máu và xương tủy.

Gần đây hơn, Mark Armitage và Kevin Anderson đã cho công bố kết quả phân tích tế bào vi mô của sừng một con khủng long ba sừng trên một tạp chí độc lập có tên Acta Histochemica, và tuyên bố chất sừng này không thể tồn tại nếu loài khủng long thực sự bị tuyệt chủng hoàn toàn vào 66 triệu năm trước đó.
Trên cơ sở này, ông mở ra một cuộc thảo luận với các đồng nghiệp và sinh viên của mình về ý nghĩa kết luận này.

Đó là sự thực khủng long vẫn còn tồn tại gần đây chứ không phải như khoa học truyền thống đã công bố. Động thái này nhanh chóng bị trường đại học California cản trở.

Những kết quả đồng thuận lớn về tuổi của mẫu vật 


Nhóm Paleochronology khẳng định, các nghiên cứu của họ hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào quan điểm tôn giáo hay tín ngưỡng, đồng thời kêu gọi cộng đồng khoa học áp dụng phương pháp thử đồng vị Cacbon-14 lên các mẫu hóa thạch xương khủng long được tìm thấy nhằm làm sáng tỏ vấn đề.
Ông Miller nói “mỗi mẫu được làm xét nghiệm đồng vị phóng xạ 14 đều nhận được sự đồng thuận lớn về tuổi mẫu dựa trên lượng collagen và bioaptite trong xương. Như vậy khả năng đa phần nếu không nói là tất cả các mẫu xương trong các viện bảo tàng và trường đại học đều có chung một kết quả như vậy. Do đó, chúng tôi đề nghị nên nhân rộng kiểm nghiệm đồng vị phóng xạ 14 với các bộ sưu tập bởi kết quả sẽ mang ý nghĩa rất to lớn.

Công chúng lẽ ra nên được thông báo về sự phát hiện ra các mô mềm


Tuy nhiên nỗ lực đầu tiên đã bị từ chối. Một số nỗ lực công bố kết quả thử nghiệm bằng phương pháp đo đồng vị phóng xạ các bon 14 đã bị ngăn chặn. Các nhà khoa học đang phải chịu áp lực gì và phải sợ hãi điều chi?

Các số liệu thô không kèm diễn giải cũng bị ngăn không cho trình bày tại các hội thảo khoa học về cổ sinh vật học ví như hội thảo năm 2009 tại Bắc Mỹ, hội thảo Liên đoàn địa vật lý Mỹ năm 2012, và hội thảo Hội địa chất Mỹ năm 2011 và 2012, cũng như bị từ chối đăng trên nhiều tạp chí khoa học.
Trung tâm nghiên cứu ứng dụng đồng vị tại đại học Georgia đã tiến hành một thử nghiệm đồng vị phóng xạ các bon 14 “mù”, tức là không biết mẫu vật là gì.

Và họ đã từ chối tiếp tục khi biết đây là xương khủng long.

Thậm chí Jack Horner một nhà cổ sinh vật học, phụ trách bảo tàng Núi Rocky đại học Montana, người phát hiện phần còn lại của khủng long tyrannosaurus đã từ chối khoản trợ cấp 23.000 USD để thực hiện thử nghiệm Cacbon-14 lên bộ hài cốt.
Ông Miller cho rằng công chúng nên được thông báo cho biết về sự phát hiện ra các mô mềm, cũng như nên tiến hành phương pháp phân tích đồng vị phóng xạ lên xương khủng long và các mẫu hóa thạch khủng long tìm được.

Kết quả chắc chắn sẽ khiến niềm tin về sự tồn tại của khủng long bấy lâu nay trở nên lỗi thời. Khoa học nên dựa trên việc chia sẻ bằng cớ, số liệu, và hãy đi theo con đường mà nó nên đi.

Lê Anh – Hà Phương Linh (biên dịch từ Epoch Times France)

Xem thêm: